Văn hoá tôn trọng NGƯỜI LỚN TUỔI có nên quá khắt khe?
Mình không có ý chỉ trích hay bác bỏ phẩm chất đạo đức này, nhưng mình nghĩ có nhiều người áp đặt rằng trong BẤT CỨ HOÀN CẢNH, TÌNH HUỐNG nào cũng phải tôn trọng người lớn tuổi. Đúng, phải tôn trọng họ, nhưng có nhiều người, mặc dù nhiều tuổi rồi nhưng cư xử của họ rất lỗ mãng, thậm chí là mắng mỏ và chỉ trích, chì chiết mình rất thậm tệ. Mình cảm thấy họ cho mình quyền được đối xử như thế với người trẻ ấy. Mình không có ý "vơ đũa cả nắm" là ai lớn tuổi cũng có thái độ như thế mà chỉ là một vài trường hợp mình gặp trong đời thôi. Nhưng đối với những người như thế, chúng ta có nên dành cho họ sự tôn trọng và nhún nhường?
xã hội
,văn hóa
Mình nghĩ ai cũng cần được tôn trọng, không chỉ người già, bạn cũng cần được tôn trọng. Và tôn trọng không có nghĩa là "phải chịu đựng" và "nhún nhường". Mình nghĩ nói 1 vài câu câu lịch sự để người đó dừng lại, thôi trì triết bạn không có gì là xúc phạm và thiếu tôn trọng người đó cả.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Linhhalav
Dung Bui Phuonh
Ng Thao Nhi
Việc tôn trọng người lớn tuổi là một quy tắc ứng xử ăn sâu bén rễ trong mọi nền văn hóa của thế giới vì tuổi tác thường được quan niệm là đi kèm với trí thông minh và kinh nghiệm. Mình nghĩ trong mọi trường hợp dù họ là người đúng hay sai thì mình cũng không nên đối xử với họ một cách thô lỗ. Bạn bè bằng tuổi cũng cần sự tôn trọng chứ nói gì đến người lớn tuổi. Nếu họ có những lời chỉ trích, chửi bới, điều đầu tiên hãy lắng nghe đã xem bản thân có đang làm sai hay không. Nếu thấy sai, hãy tự nhận lỗi. Còn nếu thấy bản thân không làm gì sai thì hãy đến gần người ta và nói chuyện thẳng thắn, quan trọng là thái độ tôn trọng.
DOIMAT
Luôn cần/phải tôn trọng người lớn tuổi bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm, nơi chốn nào.
Nhưng tôn trọng chứ k phải là quỵ lụy, khép nép, hạ mình, kính lễ, dạ thưa bề trên.
Với người lớn tuổi có cốt cách, nghĩa khí, đức cao vọng trọng, nhân hậu và tư duy, kiến cao cao. K phải bàn, 1 chữ kính và suy tiếp
Còn ngược lại, miễn, tôn trọng là sẽ nhường, k xúc phạm, k gây gổ, k a dua, k vỗ mặt. Nếu quá, muốn lí lẽ sẽ lí lẽ, muốn manh động sẽ manh động, muốn luật pháp có luật pháp... Chúng ta theo đúng và lẽ phải, sợ gì ai!
Ryan
Câu hỏi của bạn thực tế cũng không hoàn toàn hợp lý. Mình thích một câu nói nổi tiếng trên mạng xã hội của TQ là "Không phải người già trở nên xấu, mà người xấu già đi." Có rất nhiều người già, khi còn trẻ họ cũng không phải người tốt lành gì, về già họ vẫn chứng nào tật đó. Với những người này theo mình thì bạn cũng không cần tôn trọng hay nhún nhường gì hết, vì thực tế về mặt đạo đức những người này được coi là vô đạo đức, việc họ làm không đủ để họ sống trong tù đến chết nên họ vẫn sống đến già ngoài xã hội. Vì luật pháp của nước ta và nhiều nước trên thế giới vẫn rất khoan dung và nhân đạo với "tội phạm", nên những người bạn gặp có thể là những "tội phạm" già đi, bạn không cần thiết phải tôn trọng họ, bởi vì bản chất họ không thay đổi, chỉ là tuổi sinh học của họ lớn hơn mà thôi. Còn nhiều trường hợp ông già khó tính hay đàn bà đanh đá già đi, những trường hợp này nếu có thể mình kiến nghị là "tránh voi chả xấu mặt nào", bởi vì những người già mà xấu tính thế này thì con cái của họ cũng không khác mấy đâu. Ở VN ít xảy ra tình huống người già cố tình ăn vạ, ở những nơi không có camera hay nhân chứng thì bạn sẽ là người ở thế yếu, việc này xảy ra ở TQ khá nhiều, và phần đông vụ việc xảy ra thường với những người có lòng tốt đỡ người già khi họ ngã. Tiếp theo là màn ăn vạ của gia đình cụ già, với lý luận "không làm ngã thì đỡ làm gì"(đây có vẻ là câu nói của một vị thẩm phán bên TQ khi xử một vụ gia đình cụ già yêu cầu bồi thường), đương nhiên lúc đó người tốt như bạn phải móc một đống tiền ra vì bạn không có chứng cứ chứng mình mình vô tội :) Nói chung thì bên TQ làm muốn người tốt bạn phải có tiền hoặc rất nhiều tiền. Trở lại chuyện chính thì lời khuyên của tôi là tránh xa họ ra, lại gần họ như bạn đang thử nghiệm với nhân tính vậy !!!
Lại thêm một pha ăn vạ “khó đỡ” khiến dư luận bất bình
soha.vn
Long PT
Đầu tiên phải nói rằng chúng ta dành sự tôn trọng dành cho người đối diện, người khác không phải vì tuổi tác, giới tính hay tôn giáo của họ.
Thứ hai, người lớn tuổi có xứng đáng được đối xử đặc biệt hơn một chút không?
Có. Vì xét cho cùng hiện tại của chúng ta có công lao rất lớn do họ tạo dựng lên.
Ông già ngang bướng hơi tí chửi người ta, có khi lại là một anh lính can trường ở mặt trận chống Trung Quốc cố thủ cao điểm 90 ngày đêm không rời, trong mình còn vài mảnh đạn.
Không. Vì xét cho cùng, những người càng lớn tuổi, càng từng trải, càng không mong muốn được đối xử riêng biệt. Vì chẳng có người anh hùng nào muốn được trở thành kẻ yếu hết. Hãy tưởng tượng bạn, 1 người tuổi 30 có tất cả, làm vô số những điều lớn lao, chinh phục vô số thử thách, 40 năm bị vài đứa trẻ ranh đối xử tựa như 1 ông già sắp qua nửa thế giới, chịu nổi không?
Tất nhiên.
Sự tôn trọng là điều cơ bản nhất giữa người với người. Bạn tôn trọng người ta không phải vì người ta xứng đáng tôn trọng hay không, mà là vì điều đó phản ánh đến thế giới rằng bạn là một người như thế.
Vì vậy tôi nghĩ rằng trước khi bạn đặt câu hỏi có nên tôn trọng ai đó, ta nên tự đặt câu hỏi quan trọng hơn là liệu ta có xứng đáng được tôn trọng?
Và tôi cũng nghĩ rằng chúng ta nên phân biệt rạch ròi giữa tôn trọng và đối xử đặc biệt.
Nhiều người cho rằng cứ tôn trọng là phải được đối xử đặc biệt và ngược lại.
Tôi rất nhớ 1 câu của Shark Việt nói trong Shark Tank :" Tôi giúp đỡ anh không phải vì tôi là đồng nghiệp với anh mà là vì anh không còn cơ hội để sửa chữa lỗi lầm nữa".
Cảm ơn bạn đã dành vài phút đọc những dòng hơi xoắn não này của mình.
Lương Tuệ San
Đây không những là văn hoá mà là cử chỉ và hành động thuộc phạm trù đạo đứa của con người đó bạn. Mình nghĩ dù người ta có làm gì sai thì họ cũng sinh ra trước mình, cũng lớn tuổi hơn mình và xứng đáng được kính trọng. Đừng đáp lại những hành động lỗ mãng của người lớn tuổi bằng những hành động xấu và không phải phép khác, vì nếu hành động như thế thì bạn cũng chẳng khác gì người ta. Nên là nếu không dành cho nhau sự tôn trọng cũng chớ dại mà hành xử với họ những hành động trái với chuẩn mực xã hội (như chửi bới chẳng hạn).
Van Nguyen
Công nhận là có nhiều người lớn tuổi nhưng hành xử quá đáng thật. Trước mình đi đổ rác muộn một xíu, người ta đã chửi mình với ngôn từ rất thậm tệ. Mình đứng đó như chết trân luôn vì mắng xối xả quá =)).
Đạt Nguyễn
Lương Khánh Linh