Văn hóa “thích thì nghỉ” nơi công sở?

  1. Phong cách sống

Giới trẻ ngày nay nghỉ việc nhanh và cũng rất tùy hứng, đặc biệt trong những năm đầu đi làm ở lứa tuổi 20 - 23. Ghét sếp - nghỉ việc. Chán đồng nghiệp - nghỉ việc. Tốc độ tăng lương chậm - nghỉ việc. Tự chán - nghỉ việc. Không vui - Nghỉ việc. Chia tay người yêu - Nghỉ việc... Mọi người có cảm nhận gì về văn hóa "thích thì nghỉ" này?

Từ khóa: 

phong cách sống

Nhóm "thích thì nghỉ " này đa phần là nhóm không có nhiều áp lực trong cuộc sống, thiếu mục tiêu, thiếu động lực nên họ không biết họ muốn gì. Họ luôn chọn những thứ họ nghĩ là mình "thích", cho tới khi có vấn đề phát sinh, có một chút khó khăn hay không như họ kỳ vọng thì họ ko "thích " nữa, nên họ chọn rời đi hay nghỉ. Nếu tiếp tục mãi như thế họ vẫn chỉ là những người sống ko có mục tiêu, ko có động lực, gặp khó và những điều kiện khách quan tác động thì nản, dễ bỏ cuộc, thiếu kiên trì. Cái gì cũng nhanh thích và cái gì cũng nhanh từ bỏ. Cuộc sống về lâu dài với nhóm này thường sẽ khá "Lost" vì lúc nào cũng phải đi tìm thứ mình thích mà ko đặt trách nhiệm và mục tiêu vào.

https://cdn.noron.vn/2021/01/09/740802726614322632-1610187450.jpg

Tổ chức ko thiệt hại gì đâu, người này nghỉ sẽ tuyển được người khác thay thế. Người "thích thì nghỉ" theo thời gian sau này mới là người khó phát triển.

Trả lời

Nhóm "thích thì nghỉ " này đa phần là nhóm không có nhiều áp lực trong cuộc sống, thiếu mục tiêu, thiếu động lực nên họ không biết họ muốn gì. Họ luôn chọn những thứ họ nghĩ là mình "thích", cho tới khi có vấn đề phát sinh, có một chút khó khăn hay không như họ kỳ vọng thì họ ko "thích " nữa, nên họ chọn rời đi hay nghỉ. Nếu tiếp tục mãi như thế họ vẫn chỉ là những người sống ko có mục tiêu, ko có động lực, gặp khó và những điều kiện khách quan tác động thì nản, dễ bỏ cuộc, thiếu kiên trì. Cái gì cũng nhanh thích và cái gì cũng nhanh từ bỏ. Cuộc sống về lâu dài với nhóm này thường sẽ khá "Lost" vì lúc nào cũng phải đi tìm thứ mình thích mà ko đặt trách nhiệm và mục tiêu vào.

https://cdn.noron.vn/2021/01/09/740802726614322632-1610187450.jpg

Tổ chức ko thiệt hại gì đâu, người này nghỉ sẽ tuyển được người khác thay thế. Người "thích thì nghỉ" theo thời gian sau này mới là người khó phát triển.

Có nhiều bạn trẻ muốn nghỉ việc nhưng lại không thẳng thắn nói ra, xong làm việc trong tâm trạng nửa vời, nghĩ rằng bao giờ nghỉ cũng được. Điều này làm ảnh hưởng đến công việc chung của công ty rất nhiều. Nếu đã nghỉ thì nghỉ hẳn, còn không thì làm việc trong nghiêm túc. Vì người ta mặc nhiên rằng bạn vẫn là một mắt xích trong team nên công việc vẫn sẽ giao cho bạn, yêu cầu bạn làm.

Cũng có những bạn trẻ tự dưng chán đời, không muốn làm việc liền nghỉ không lý do. Bạn nghỉ làm một ngày, nhưng công ty đâu được nghỉ làm theo tâm trạng nhân viên. Vậy nên dù có chán thì cũng nên rạch ròi công việc với tình cảm, nếu không thể giải quyết được thì báo với sếp và đồng nghiệp một câu để biết tình hình. Mình nghĩ cũng không sếp nào lại muốn giữ một nhân viên luôn có tư tưởng nghỉ việc hay không muốn làm đâu.

Nghỉ việc cũng nên xem xét cả thời điểm. Đừng lúc "cả team đang vắt chân lên cổ mà làm" thì bạn lại xin nghỉ, sếp sẽ không có thời gian để tìm người thay thế. Đó là thời điểm nhạy cảm nhất và rất dễ mang tiếng khi nghỉ việc.

Và cuối cùng là làm việc tử tế đến phút cuối. Nếu không bạn dễ bị đánh giá là không tận tâm, tạo tin đồn không hay ho đến công ty khác và tự thu hẹp lại những cơ hội mới. Cố gắng đừng để mất cả chì lẫn chài nhé!

Chào bạn, mình cũng mới nghỉ việc. Nhưng mình tin là không thuộc nhóm "thích thì nghỉ" như bạn nêu. Bởi để minh họa cho quan điểm của bạn trong câu hỏi này, mình nhận thấy phần nhiều bạn lựa chọn đưa ra các ví dụ mang tính tiêu cực, khó chấp nhận.

Trong cuộc sống, một vấn đề luôn có hai mặt và cần nhìn từ hai phía, bạn ạ.

Không riêng gì các bạn trẻ, mà bất kì ai chọn cách nghỉ khi chưa suy nghĩ kĩ, bỏ ngang thời hạn đã kí kết trong hợp đồng lao động, tự ngắt kết nối với sếp và đồng nghiệp, thậm chí còn nói xấu đơn vị sau khi nghỉ, đều có thể coi là thiếu trách nhiệm và thiếu đạo đức.

Ngược lại, nếu không phạm vào các điều trên thì nghỉ sau khi đôi bên đã thống nhất là hợp tình, hợp lý. Bởi nếu cùng làm việc mà không nhìn về cùng một hướng thì sẽ lãng phí thời gian và các nguồn lực của nhau.

Đối với đơn vị, nên có sự chuẩn bị sẵn các kịch bản để ứng xử với ứng viên thuộc cả hai nhóm nêu trên. Đồng thời, ngày càng vươn lên hoàn thiện hơn, để người đang làm thì không muốn nghỉ và người nghỉ rồi thì cảm thấy tiếc.

Do cái CV nó ko có ghi nhận xét của các đơn vị cũ nên ng ta cứ vô tư như vậy, thích thì nhích. Chứ có thử xem, phê vào là lười biếng, nghỉ ngang,... thử có việc để mà tiếp tục thích thì nghỉ ko. Vả lại mình thấy (chí ít là phần mình biết) Luật cũng kém khoản bảo vệ cho người sử dụng lao động mà chủ yếu bảo vệ ng lao động. Chế tài duy nhất là hợp đồng yêu cầu phải báo trước mấy mươi ngày vậy thôi, nhưng có nghỉ ngang thì cũng mấy khi lôi hợp đồng ra kiện. Ngay cả sổ bảo hiểm thì có nghỉ ngang nghỉ dọc gì cũng phải trả cho ng ta, chậm 1 tý là phòng LĐTBXH can thiệp ngay. Nên càng đơn giản cho việc nhảy việc, làm thành cái văn hóa "dở" vậy.

Theo mình có 2 khía cạnh.
1 là họ vô tô chức họ nghỉ bừa bãi không có trách nhiệm thì đáng chê.
2 là tổ chức chán thật, không ở lại nổi nên phải đi.
Mà thường lí do lại đến từ 2 phía nên chủ DN cũng nên nhìn lại mình. Như công ty mình muốn thì nghỉ đi, không bao giờ giữ ai vì sếp luôn nói ai cũng thay thế được hết á.
Có hai kiểu nghỉ đó là kiểu thiên tài và kiểu đại ngu.hi
Những người giỏi họ hay đòi đặc quyền hoặc iu đãi tốt còn những người bt thì họ làm theo cảm xúc hoặc theo đám đông hay theo thời đại