Văn hoá nhà sàn của người Mường có gì đặc sắc?

  1. Văn hóa

Nguồn gốc của nhà sàn người Mường? Cách xây dựng và ý nghĩa bố cục của nhà sàn?

Từ khóa: 

văn hóa

Nhà sàn của người Mường thường có cấu trúc một gian hai chái, được chia làm 3 phần. Mặt trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình. Sàn nhà là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, còn gầm sàn nhà là nơi để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm. Mái nhà truyền thống có 4 mái, 2 mái trước và sau có hình thang cân, 2 mái đầu hồi có hình tam giác cân. Mái nhà thường được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, sàn nhà thường được lát bằng cây bương hoặc gỗ. Nhà dựng theo phương dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi, hướng cửa phải quy tụ được những tinh khí của trời đất và vạn vật xung quanh để tạo ra những điều may mắn và sức khoẻ cho người sống trong nhà.

Nhà sàn Mường có 2 cầu thang, cầu thang chính được đặt ở đầu hồi bên phải, cầu thang phụ ở đầu hồi bên trái. Cầu thang chính dành cho khách đến chơi và đàn ông trong nhà, dưới chân cầu thang đặt chiếc chạn đựng nước bằng ống bương để rửa chân tay trước khi bước lên nhà. Cầu thang phụ dành cho phụ nữ trong gia đình, gia chủ làm bếp, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc sau khi đi làm nương về lên nhà. Các bậc cầu thang phải là số lẻ bởi quan niệm dân gian Mường quan niệm số lẻ là số may mắn.

Nhà sàn được làm theo thông thuỷ, giữa các gian thường không có vách ngăn một cách chắc chắn, chỉ có sự phân biệt mang tính chất tượng trưng. Không gian nhà được chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Từ cầu thang chính bước vào phần giữa sàn nhà, phía ngoài là để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của cả gia đình. Trong nhà, theo chiều dọc, phía trên có các cửa sổ (cửa voóng), chỗ ngồi gần cửa voóng thường dành cho người cao tuổi còn phía dưới dành cho lớp trẻ, khi ngồi không được quay lưng vào cửa voóng. Theo chiều ngang, phía ngoài dành cho nam giới, phía trong dành cho nữ giới.

Một phần không thể thiếu và quan trọng nhất trong ngôi nhà sàn Mường chính là bếp. Bếp được coi là linh hồn của ngôi nhà sàn Mường, đây không chỉ là nơi chuẩn bị các thức ăn mà còn là nơi diễn ra các hoạt động chính trong gia đình và cộng đồng. Bếp chính được đặt bên trong và gian dưới nhà sàn, nơi có cửa sổ và gần vại nước. ở gian khách cũng có một bếp phụ, chỉ dùng để sưởi, hong khô các vật dụng và đun nước pha trà. Trên bếp chính ở gian trong, gia chủ làm một cái giá treo cao và vững chắc để sấy khô lương thực, thực phẩm như ngô, lúa, thịt trâu, thịt bò. Bếp luôn được người Mường coi trọng và giữ ngăn nắp, sạch sẽ. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện, mời cơm bên bếp lửa. Nhà sàn không chỉ là nơi các hoạt động cuộc sống hàng ngày diễn ra mà còn là nơi sinh hoạt văn hòa tín ngưỡng của cộng đồng Mường. Trong nếp nhà sàn, mọi người cùng quây quần bên nhau múa hát, tấu chiêng, tình cảm gia đình, chòm xóm thêm đoàn kết, gắn bó.

https://cdn.noron.vn/2021/06/29/60042224014923789-1624937788.jpg
Trả lời

Nhà sàn của người Mường thường có cấu trúc một gian hai chái, được chia làm 3 phần. Mặt trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình. Sàn nhà là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, còn gầm sàn nhà là nơi để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm. Mái nhà truyền thống có 4 mái, 2 mái trước và sau có hình thang cân, 2 mái đầu hồi có hình tam giác cân. Mái nhà thường được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, sàn nhà thường được lát bằng cây bương hoặc gỗ. Nhà dựng theo phương dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi, hướng cửa phải quy tụ được những tinh khí của trời đất và vạn vật xung quanh để tạo ra những điều may mắn và sức khoẻ cho người sống trong nhà.

Nhà sàn Mường có 2 cầu thang, cầu thang chính được đặt ở đầu hồi bên phải, cầu thang phụ ở đầu hồi bên trái. Cầu thang chính dành cho khách đến chơi và đàn ông trong nhà, dưới chân cầu thang đặt chiếc chạn đựng nước bằng ống bương để rửa chân tay trước khi bước lên nhà. Cầu thang phụ dành cho phụ nữ trong gia đình, gia chủ làm bếp, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc sau khi đi làm nương về lên nhà. Các bậc cầu thang phải là số lẻ bởi quan niệm dân gian Mường quan niệm số lẻ là số may mắn.

Nhà sàn được làm theo thông thuỷ, giữa các gian thường không có vách ngăn một cách chắc chắn, chỉ có sự phân biệt mang tính chất tượng trưng. Không gian nhà được chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Từ cầu thang chính bước vào phần giữa sàn nhà, phía ngoài là để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của cả gia đình. Trong nhà, theo chiều dọc, phía trên có các cửa sổ (cửa voóng), chỗ ngồi gần cửa voóng thường dành cho người cao tuổi còn phía dưới dành cho lớp trẻ, khi ngồi không được quay lưng vào cửa voóng. Theo chiều ngang, phía ngoài dành cho nam giới, phía trong dành cho nữ giới.

Một phần không thể thiếu và quan trọng nhất trong ngôi nhà sàn Mường chính là bếp. Bếp được coi là linh hồn của ngôi nhà sàn Mường, đây không chỉ là nơi chuẩn bị các thức ăn mà còn là nơi diễn ra các hoạt động chính trong gia đình và cộng đồng. Bếp chính được đặt bên trong và gian dưới nhà sàn, nơi có cửa sổ và gần vại nước. ở gian khách cũng có một bếp phụ, chỉ dùng để sưởi, hong khô các vật dụng và đun nước pha trà. Trên bếp chính ở gian trong, gia chủ làm một cái giá treo cao và vững chắc để sấy khô lương thực, thực phẩm như ngô, lúa, thịt trâu, thịt bò. Bếp luôn được người Mường coi trọng và giữ ngăn nắp, sạch sẽ. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện, mời cơm bên bếp lửa. Nhà sàn không chỉ là nơi các hoạt động cuộc sống hàng ngày diễn ra mà còn là nơi sinh hoạt văn hòa tín ngưỡng của cộng đồng Mường. Trong nếp nhà sàn, mọi người cùng quây quần bên nhau múa hát, tấu chiêng, tình cảm gia đình, chòm xóm thêm đoàn kết, gắn bó.

https://cdn.noron.vn/2021/06/29/60042224014923789-1624937788.jpg