Văn hóa nhà mồ và tượng mồ ở Tây Nguyên mang ý nghĩa gì?

  1. Văn hóa

1
Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

văn hóa việt nam

,

tây nguyên

,

văn hóa

Tượng Nhà mồ được các nghệ nhân của đại ngàn làm ra để dùng cho lễ bỏ mả - cuộc chia tay tưng bừng cuối cùng giữa người sống và người chết, để tiễn những linh hồn về thế giới ông bà. Theo quan niệm của người Gia rai và Ba na thì người chết có linh hồn biến thành ma (atâu). Sau khi chết, linh hồn cứ lẩn quất gần nơi chôn, lưu luyến với cuộc sống dương thế, không siêu thoát được. Người thân hàng ngày phải mang cơm nước đến, quét dọn nhà mả, gọi là thời kỳ giữ mả.

Chỉ sau khi làm lễ bỏ mả thì linh hồn mới được siêu thoát, trở về với thế giới bên kia một cách nhẹ nhàng, không còn lưu luyến gì với cuộc sống trước đây, mà người sống cũng yên tâm trở về làm ăn với ý nghĩ hồn ma đã yên nghỉ, không còn lẩn quất và quấy phá dương gian. Sau lễ bỏ mả, tượng Nhà mồ cũng nằm lại nghĩa địa cùng thời gian, mưa nắng. Quần thể tượng mô tả sự hình thành, ra đời và lớn lên của một đời người với đủ các cảnh sinh hoạt và các mối quan hệ của con người. Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả.

Nguồn: Bảo tàng lịch sử

Trả lời

Tượng Nhà mồ được các nghệ nhân của đại ngàn làm ra để dùng cho lễ bỏ mả - cuộc chia tay tưng bừng cuối cùng giữa người sống và người chết, để tiễn những linh hồn về thế giới ông bà. Theo quan niệm của người Gia rai và Ba na thì người chết có linh hồn biến thành ma (atâu). Sau khi chết, linh hồn cứ lẩn quất gần nơi chôn, lưu luyến với cuộc sống dương thế, không siêu thoát được. Người thân hàng ngày phải mang cơm nước đến, quét dọn nhà mả, gọi là thời kỳ giữ mả.

Chỉ sau khi làm lễ bỏ mả thì linh hồn mới được siêu thoát, trở về với thế giới bên kia một cách nhẹ nhàng, không còn lưu luyến gì với cuộc sống trước đây, mà người sống cũng yên tâm trở về làm ăn với ý nghĩ hồn ma đã yên nghỉ, không còn lẩn quất và quấy phá dương gian. Sau lễ bỏ mả, tượng Nhà mồ cũng nằm lại nghĩa địa cùng thời gian, mưa nắng. Quần thể tượng mô tả sự hình thành, ra đời và lớn lên của một đời người với đủ các cảnh sinh hoạt và các mối quan hệ của con người. Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả.

Nguồn: Bảo tàng lịch sử