Văn Hoá Kính Sợ
Kính Sợ
Làm một người thực sự hiểu được kính sợ
Một người thực sự hiểu được kính sợ rốt cuộc là người như thế nào? Đại sư văn hóa Lý Thúc Đồng (cũng chính là Pháp sư Hoằng Nhất sau khi xuất gia) đã cho câu trả lời là: “Tâm không nghĩ xằng, thân không làm xằng, miệng không nói xằng, là quân tử nên chân thành. Trong không dối mình, ngoài không dối người, trên không dối Trời, là quân tử nên thận trọng cả khi ở một mình. Không làm xấu hổ cha mẹ, không làm xấu hổ anh em, không làm xấu hổ vợ chồng, là quân tử nên hòa hợp gia đình. Không phụ quốc gia, không phụ nhân dân, không phụ với những gì đã học, là quân tử nên hữu ích cho đời”.
Người quân tử chân thành, cẩn trọng cả khi ở một mình, hòa hợp gia đình, hữu ích cho đời, thì nhất định phải là người kính sợ Thần Phật, kính sợ Trời Đất, kính sợ đạo đức, kính sợ tổ tiên, kính sợ Thánh hiền, đó chính là người thực sự biết kính sợ.
Đó là khái niệm kính sợ mà Lý Thúc Đồng đưa ra trong khi ông không biết rõ thế nào là Thần? Thế nào là Phật? Ai là Trời? Ai là Thánh?..........Vì thế người ta kính sợ cái chung chung.
Trước tiên, người biết kính sợ phải tin trong lòng rằng dù mình làm điều gì thì cũng có một Đấng luôn dõi theo mình. Và Đấng ấy là có thật. Điều đó làm cho người ấy tự điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực, không phạm luật pháp, không làm hại người lân cận.
Những người vô thần không có phẩm chất này nên rất dễ phạm tội trong hoàn cảnh nào đó sảy đến cơ hội cho họ.
Sự kính sợ không phải sự nhút nhát hay yếu đuối mà là sự ngay thẳng của luật pháp lương tâm. Điều này biểu hiện rõ nét trong nền văn minh Trung Á và Châu Âu, các nước có Cơ Đốc giáo phát triển. Các nước có niềm tin Cơ Đốc giáo tin vào một thần là Đức Chúa Trời phát triển văn minh hơn và tiến bộ hơn các nước đa thần. Vì sao vậy?
Vì họ tin rằng Đức Chúa Trời là thần thật là Đấng từ trời đến dạy cho họ mọi điều và luôn dõi theo mọi hành vi của họ dù ở bất cứ nơi nào. ( những ai đọc Kinh Thánh thì có thể biết rõ hơn về điều này)
Còn tại sao các nước đa thần lại kém văn minh hơn? vì nhiều thần nên họ không biết đâu là thần thật và đâu là giả? thần nào có quyền năng thần nào không? Họ bị hoàn cảnh tác động mà không có niềm tin chắc chắn. Con người sống không có niềm tin thì các vấn nạn xã hội sẽ phát sinh khiến tư duy con người ích kỷ chỉ sống vì bản thân nên khó để đạt được nền văn minh tiến bộ. Các nước này càng phát triển kinh tế thì văn hoá càng bị sa đoạ vì tệ nạn tăng rất nhanh bởi lòng tham hưởng thụ, và độc ác. Điều đó không chỉ sảy ra ở VN trong thời gian qua mà các quốc gia khác cũng như vậy.
Vậy nên, chúng ta có thể thấy rằng văn hoá kính sợ là nền tảng đạo đức của nhân loại. Con phải biết kính sợ cha thì gia đình mới lề nếp. Dân phải kính sợ pháp luật của Vua thì quốc gia mới phát triển mà không bị tham nhũng. Phàm là con người thì phải biết kính sợ ông Trời ( chính là Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh) thì mới làm trọn phận sự như lời vua Salomon ( Salomon vị vua khôn ngoan và giàu có nhất mọi thời đại)chép trong sách Truyền đạo.
Truyền Đạo 12: 13 Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi.14 Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến nỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy.
phong cách sống
,văn hóa
,tôn giáo
,xã hội
Bằng chứng nào thể hiện người vô thần dễ phạm tội vậy bạn?
Nguyễn Hữu Hoài
Bằng chứng nào thể hiện người vô thần dễ phạm tội vậy bạn?
Hoàng Linh
Theo mình, kính sợ còn là sự tôn trọng và đề cao một cá nhân hay tổ chức nào đó. Kính sợ không có nghĩa là hèn nhát, kính sợ cũng là một sự lựa chọn đấy chứ