Vận động qua vui chơi giúp thay đổi xương bàn tay ở trẻ
Đây là ảnh chụp XQuang xương bàn tay đứa trẻ 7 tuổi (bên trái) và bàn tay của một đứa trẻ 5 tuổi (bên phải), theo thí nghiệm của bà Ruth Swailes – Cố vấn cao cấp cải thiện trường học với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục tiểu học.
Qua đây, cha mẹ sẽ hiểu vì sao cần cho các thiên thần, công chúa hoàng tử nhà mình chơi nhiều hơn nữa trước giai đoạn tiểu học, để tạo nền móng để con phát triển các giai đoạn về sau.
Theo bức ảnh trên, bà Ruth Swailes nhận xét về sự thay đổi rõ rệt của kích thước bàn tay, đặc biệt sụn ở bàn tay của trẻ 5 tuổi sẽ hóa thành xương khi lên 7 tuổi, và bàn tay có dấu hiệu "cứng" lại thông qua quá trình hóa học nội tiết. Quá trình này diễn ra từ 6 – 8 tuổi.
Điều này chứng minh rằng khoảng thời gian trẻ 0 -6 tuổi đặc biệt ở tuổi mẫu giáo 2,5 -6 tuổi chính là giai đoạn quan trọng để cha mẹ giúp con luyện các kỹ năng vận động tinh trước khi bàn tay con 'cứng' lại.
Có hai khái niệm chúng ta cần tiếp cận ở đây là Vận động tinh và vận động thô.
- Vận động thô
Vận động thô - Gross motor skills - là các hoạt động phối hợp các nhóm cơ lớn của cơ thể. Các hoạt động vận động thô: lăn, bò, trườn, xoay người, đá chân, vung tay, nhảy, kéo, đẩy, trèo, đi, trườn, bò, ném, bơi lội, chạy, nhảy, lộn nhào...… giúp trẻ phát triển thể lực chiều cao, cân bằng sự phối hợp 2 bán cầu não, phát triển trí lực.
Những hoạt động vận động thô giúp trẻ phối hợp và kiểm soát linh hoạt các cơ bắp của tay, chân và thân. Đối với một đứa trẻ, sự cân bằng, sức mạnh của cơ bắp và khả năng điều khiển, phối hợp là 3 kỹ năng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển.
Khi trẻ nắm vững những kỹ năng vận động thô thì sẽ giúp cơ thể trẻ xây dựng một mạng lưới thần kinh trên não bộ, từ đó giúp trẻ phát triển tự nhiên hiệu quả các vận động tinh.
2. Vận động tinh
Kỹ năng vận động tinh - Fine motor skills - là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi-tập luyện của trẻ ở giai đoạn sơ sinh và lứa tuổi mầm non.
Đồ chơi trẻ sơ sinh, khối lắp ghép, đồ chơi nghệ thuật, sẽ giúp trẻ tập cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết, lắp ghép khối… và tập làm các động tác phức tạp hơn như thêu, đan, nặn tượng, vẽ tranh. Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay và luyện viết chữ đẹp.
Vận động tinh đòi hỏi sự kết hợp giữa các cơ, xương và dây thần kinh để thực hiện các động tác nhỏ và chính xác. Ví dụ như chụm các ngón tay để nhặt 1 vật nhỏ, cắt hình bằng kéo, vẽ đường thẳng hoặc hình tròn, cầm bút và viết, xếp quần áo, xếp các khối gỗ, kéo dây kéo…Vận động tinh là gì? Kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay. Khả năng này dần phát triển thông qua kinh nghiệm và tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi, vật liệu và thậm chí cả thực phẩm.
3. Các trò chơi phát triển vận động thô và vận động tinh cho trẻ:
Cần nhấn mạnh, các hoạt động hỗ trợ cho trẻ phát triển kĩ năng vận động tinh rất nhiều thông qua đồ chơi và trò chơi.
Các thiết bị điện tử: ti vi, điện thoại, ipad,... sẽ hạn chế điều này do trẻ không sử dụng nhiều kỹ năng ở đây, các ngón tay có sử dụng trong việc dùng các thiết bị điện tửu chỉ dừng ở 1,2 ngón tay là chủ yếu. Chính vì vậy, khuyến cáo trẻ em 0-6 hạn chế sử dụng thiết bị điện tử do còn do việc công nghệ qua nghe nhìn không tạo nên sự liên kết giữa bàn tay và khối óc - nguồn gốc của quá trình tiến hoá cuả con người thông qua lao động.
Có thể kể đến các đồ chơi và trò chơi hỗ trợ trẻ phát triển qua các giai đoạn như:
- Trẻ từ 0-1 tuổi: lật giở sách, dấp dính, bỏ bóng vào hộp, bốc hạt to, ăn dặm cho ăn thô, bốc cầm tay, ...
Trẻ từ 1- 2,5 tuổi:
- Có thể kể đến như trò chơi xếp cọc, lắp ghép, x******h, xâu chuỗi hạt, các trò chơi gồm 3-6 mảnh mà trẻ có thể đổ ra nhặt vào, nhét mì nui qua lỗ...
Trẻ từ 2,5 -6 tuổi: x******h, tô màu, vẽ tranh, chơi cát, đất nặn, xỏ dây, xâu hạt, đan lát, xúc hạt muồng, xúc hạt, đất nặn, xé dán giấy, chải răng, rót nước, nhặt rau, tự đi giày, tự mặc quần áo...
Trẻ từ 6+ chơi nhiều trò cần sự tỉ mẩn, lắp ráp, cắt gấp hình khó.
Một số trò chơi đơn giản khác mang lại lợi ích to lớn trong việc rèn luyện đôi tay trẻ, là vẽ và tô màu hay gấp, xé giấy, x******h, lao động làm việc nhà.
Mục đích thông qua các trò chơi sẽ tăng cường sự khéo léo của đôi tay, và trẻ cũng cần có thời gian để tập luyện, nó là quá trình, cần nhiều ngày, chứ không thể ngay và nhanh, sớm được.
Lợi ích của việc chơi này không chỉ giúp tay con linh hoạt hơn, khéo léo hơn mà còn giúp trẻ học giỏi hơn khi lớn lên. Bởi sự yếu kém về kỹ năng vận động tinh có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn, viết, lật trang sách, sử dụng máy tính và thực hiện các công việc chăm sóc cá nhân: mặc quần áo, đánh răng, cột dây giày… của trẻ sau này.
Mrs Hoa.
nuôi dạy con
,kỹ năng sống
,giáo dục sớm
,cùng con vui chơi
,giáo dục
Giờ tay các cháu nhỏ sắp giống "càng cua" hết rồi, 4 ngón giữ, một ngón bấm điện thoại.
Đỗ Thành Nam
Giờ tay các cháu nhỏ sắp giống "càng cua" hết rồi, 4 ngón giữ, một ngón bấm điện thoại.
Lam Tran
Nếu có con em sẽ cho nó học chơi dương cầm, vừa giúp ngón tay khỏe mà lại linh hoạt nữa.
Sunny Lee
Vậy mà nhiều lúc em hay ca cẩm đứa em ở nhà nghịch ngợm. Đọc bài viết của chị xong mới thấy thà để nó nghịch còn hơn nó ngồi ngoan ôm ipad.
Lyly Nguyen
Em xin phép copy bài của chị và ghi nguồn về facebook ạ