Vấn đề xử lí rác thải ở các khu đô thị thành phố lớn?
Năm 2020 nhưng chúng ta vẫn phải xử lí rác thải bằng cách chôn rác, người dân thì vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác. Mấy ngày gần đây do người dân sinh sống gần khu vực bãi rác Nam Sơn chặn xe thu gom gác dẫn đến việc rác thải chất đống trên đường phố, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Đây cũng không phải lần đầu người dân Nam Sơn chặn đường xe thu gom rác, chính quyền có nên có động thái để dứt điểm vấn đề này?
tin tức
Nếu cứ áp dụng công nghệ chôn lấp mãi thì cũng không ổn bởi bãi tập kết rác, chứa rác ngày một ít đi nhưng lượng rác sinh ra ngày càng nhiều lên cùng với tốc độ đô thị hóa ngày một gia tăng. Chôn lấp là giải pháp nhanh nhưng gây ô nhiễm không khí với mùi, khí thải phát sinh, ô nhiễm đất và nước do ô nhiễm hữu cơ đến kim loại… vì trong rác có đủ thứ. Theo tiêu chuẩn xử lý rác của các quốc gia tiên tiến thì việc chôn lấp rác không được làm ảnh hưởng đến môi trường: Phải thu gom được nước rỉ rác, và không để phát thải khí, trong đó 50 - 60% khí metan, tất cả phải được thu hồi và làm sạch theo quy định.
Có thể khai thác các giá trị từ rác, biến rác thành tài nguyên, nhưng rất khó để nói nó đem lại giá trị kinh tế cao. Thực tế với tình hình và cơ chế hiện nay thì đốt rác phát điện cũng không hiệu quả, vì điện chỉ là sản phẩm phụ. Chi phí làm ra điện đắt hơn rất nhiều bởi kèm theo đó là một loạt trang thiết bị khác nữa, ví dụ thiết bị làm sạch khí bên cạnh thiết bị chính như lò hơi nước quá nhiệ. Đốt rác kết hợp làm phân bón hữu cơ cũng vậy, là một phần của sản phẩm phụ nên giá thành thấp, chỉ hơn 1.000đ/kg. Nếu coi nó nó là sản phẩm chính thì giá cả nó sẽ đắt hơn tất cả các loại phân bón khác.
Để xử lý rác là bài toán tổng thể, phải đi một cách đồng bộ từ cơ chế, chính sách về quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý. Ở Việt Nam, bên cạnh bất hợp lý về suất đầu tư cho nhà máy xử lý rác còn những điểm bất hợp lý của chính những doanh nghiệp là thu gom, vận chuyển riêng biệt với doanh nghiệp xử lý, thành ra hai công đoạn này không hỗ trợ được cho nhau. Ví dụ, khi tiến hành phân loại rác tại nguồn thì việc thu gom rác thải hữu cơ phải theo ngày vì nó dễ phát sinh mùi hơn rác thải vô cơ, điều này sẽ khiến cho tăng chuyến vận chuyển, tăng nhân công nhưng bù lại thì chi phí cho phân loại rác trong quá trình xử lý sẽ giảm được rất nhiều. Còn nếu vẫn chỉ chôn lấp rác thì người dân sẽ lại chặn đường vào bãi rác dài dài.
Đặng Quốc Toàn
Nếu cứ áp dụng công nghệ chôn lấp mãi thì cũng không ổn bởi bãi tập kết rác, chứa rác ngày một ít đi nhưng lượng rác sinh ra ngày càng nhiều lên cùng với tốc độ đô thị hóa ngày một gia tăng. Chôn lấp là giải pháp nhanh nhưng gây ô nhiễm không khí với mùi, khí thải phát sinh, ô nhiễm đất và nước do ô nhiễm hữu cơ đến kim loại… vì trong rác có đủ thứ. Theo tiêu chuẩn xử lý rác của các quốc gia tiên tiến thì việc chôn lấp rác không được làm ảnh hưởng đến môi trường: Phải thu gom được nước rỉ rác, và không để phát thải khí, trong đó 50 - 60% khí metan, tất cả phải được thu hồi và làm sạch theo quy định.
Có thể khai thác các giá trị từ rác, biến rác thành tài nguyên, nhưng rất khó để nói nó đem lại giá trị kinh tế cao. Thực tế với tình hình và cơ chế hiện nay thì đốt rác phát điện cũng không hiệu quả, vì điện chỉ là sản phẩm phụ. Chi phí làm ra điện đắt hơn rất nhiều bởi kèm theo đó là một loạt trang thiết bị khác nữa, ví dụ thiết bị làm sạch khí bên cạnh thiết bị chính như lò hơi nước quá nhiệ. Đốt rác kết hợp làm phân bón hữu cơ cũng vậy, là một phần của sản phẩm phụ nên giá thành thấp, chỉ hơn 1.000đ/kg. Nếu coi nó nó là sản phẩm chính thì giá cả nó sẽ đắt hơn tất cả các loại phân bón khác.
Để xử lý rác là bài toán tổng thể, phải đi một cách đồng bộ từ cơ chế, chính sách về quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý. Ở Việt Nam, bên cạnh bất hợp lý về suất đầu tư cho nhà máy xử lý rác còn những điểm bất hợp lý của chính những doanh nghiệp là thu gom, vận chuyển riêng biệt với doanh nghiệp xử lý, thành ra hai công đoạn này không hỗ trợ được cho nhau. Ví dụ, khi tiến hành phân loại rác tại nguồn thì việc thu gom rác thải hữu cơ phải theo ngày vì nó dễ phát sinh mùi hơn rác thải vô cơ, điều này sẽ khiến cho tăng chuyến vận chuyển, tăng nhân công nhưng bù lại thì chi phí cho phân loại rác trong quá trình xử lý sẽ giảm được rất nhiều. Còn nếu vẫn chỉ chôn lấp rác thì người dân sẽ lại chặn đường vào bãi rác dài dài.
Kim Ca