Vấn đề "nguyên tắc chép sử"
Tiếp tục với bài viết "Nguyên tắc chép sử? Ranh giới giữa làm mới lịch sử và suy diễn lịch sử?" Phần 2.
Tôi xin trích ra phần bài viết của bạn
Trích dẫn những nguyên tắc bắc buộc khi ghi chép sử của Page: Diễn đàn lịch sử Việt Nam:
5 nguyên tắc bắt buộc khi chép sử:
- “Có gì thì viết nấy – không có thì không viết”.
Cái này hầu hết rất nhiều tác phẩm mang tính lịch sử ngày nay cầm đọc đều vướng phải. Thông thường rất nhiều nhà nghiên cứu khi ghi chép lại một nhân vật,sự kiện thì hay đem những cái nhìn bản thân đưa vào, điều này vô tình làm hậu thế đọc có cái nhìn phiến diện. Nếu nguyên tắc chép sử bắt đầu từ hiện nay thì tương lai mới có cái gọi là chính sử. Thực hiện điều này rất khó. Viết sử một cách lõi lạc chỉ ghi chép lại sự thời gian, sự kiện như biên niên thì độ chính xác nhưng đòi hỏi nhà sử học phải là người bàng quan không áp đặt cái nhìn của họ lên người khác vì nếu họ viết theo cái nhìn của họ thì người học sẽ cảm cái nhìn của họ trước và nếu sau đó có ai lật ngược vấn đề sẽ gặp sự phản đối, ghi chép lịch sử đòi hỏi người viết phải quang minh, phải có cái trách nhiệm của kẻ ghi chép chứ không phải kể chuyện hay bình luận. Vì sao ? Vì qua mỗi thời đại khác nhau nhận thức của con người về sự việc xảy ra khác nhau.
Ví dụ: Thái hậu Dương Vân Nga trao áo long bào cho Lê Hoàn và mới ông lên ngôi. Ở giai đoạn đó khi nho giáo chưa phát triển ở nước ta thì việc này chấp nhận được nhưng cũng sự việc này vào thời Lê sơ khi các sử gia lên tiếng chỉ trích như Ngô Sỹ Liên, Ngô Thì Sĩ,... nhưng đến thời đại này nhiều khi đọc sự kiện và ghép lại người ta lại suy ra một âm mưu đoạt ngôi chẳng hạn.
- “Thiếu thì viết thêm cho đủ – không viết thừa”.
Chúng ta chép hiện tại những gì xảy ra thì biết thiếu, thừa hay đủ ở đâu mà sửa chứ những trang sử cổ thì sửa thế nào đây. Chúng ta nhìn sự kiện làm sao mà phán đoán là dư hay thiếu hay thừa?
Ví dụ: Lê Thánh Tông bị bệnh phù thũng. Quý phi Nguyễn Hằng (
Người viết dòng này nếu suy ra thì hiểu là nô tỳ hay thân tính của hoàng hậu nên mới biết bà để thuốc độc trong tay, còn nữa triệu chứng bệnh của vua không rõ ràng vậy mà trong sử sách thêm nào là có thể bệnh giang mai, bệnh xã hội,...Người viết sử kiêm luôn sáng tác truyện cho kịch tính.
- “Sai thì viết lại cho đúng – không bịa đặt”.
Vấn đề này vô cùng nan giải, nếu sử nay viết sai mà còn nhân chứng thì sửa còn được chứ sử xưa cách chúng ta mấy trăm năm biết bằng chứng đâu mà sửa rồi sửa chắc đúng không hay một thời gian sau, năm hay nhiều năm nữa giới khoa học, sử học, khảo cổ vô tình chứng minh điều được sửa lại là sai, loạn vấn đề.
- “Viết sử phải khách quan, có minh chứng – không viết lung tung”.
- “Bình luận, đánh giá lịch sử phải có căn cứ xác đáng – không phán xét bừa bãi”.
Vấn đề chốt ở đây là năm nguyên tắc này sử dụng cho viết sử bắt đầu từ thời kỳ này chứ không được can thiệp vào những trang sử trước kia vì không có khả năng kiểm chứng những gì xảy ra trong quá khứ. Nếu duy trì năm nguyên tắc này thì tương lai chúng ta sẽ có nguồn chính sử rõ ràng chuẩn xác và từ nguồn chính sử chúng ta làm nên những chi tiết dã sử bằng các phương tiện như: phim ảnh, sách, báo, truyện kể, truyện tranh để sử càng ngày càng tiếp cận đại chúng dù chỉ là cốt lõi.
chép sử
,adele doan
,thảo luận
,lịch sử
Tống Hồ Trà Linh, bạn có thể cho mình hỏi mục đích khi mời mình xem bài này được không?
Long Pham
Tống Hồ Trà Linh, bạn có thể cho mình hỏi mục đích khi mời mình xem bài này được không?