Văn bia là gì, hiện đã sưu tập được bao nhiêu văn bia và chúng có ý nghĩa như thế nào?
kiến thức chung
Theo thông tin từ mạng ttp://hanoitv.org.vnthì văn bia là một loại thư tịch, có niên đại rõ ràng, có giá trị như những tác phẩm văn học nghệ thuật, chứa đựng hệ thống thông tin nhiều mặt về lịch sự, kinh tế, xã hội...đương thời, không chỉ có giá trị trong quá khứ mà còn cả trong hiện tại. Hệ thống văn bia Việt Nam hiện tồn tại là một di sản văn hóa của dân tộc, nó chính là sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại. Sự gắn kết ấy dù là vô hình hay hữu hình cũng đều cho chúng ta tự soi vào đấy để sống đẹp hơn có ý nghĩa hơn. ở Việt Nam, văn bia có từ rất sớm. Những văn bia có niên đại ra đời sớm được ghi nhận vào khoảng thời nhà Tùy đô hộ nước ta (từ năm 589-617), hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, hay bia tám mặt ở chùa Nhất Trụ - Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) do vua Lê Đại Hành dựng vào năm 995.
Trong cuốn Văn Khắc Hán Nôm do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1992, hiện nay nước ta có 1.919 tấm bia được tuyển chọn từ bia đình, đền, chùa, miếu, thành quách... trên khắp ba miền. Chỉ tính riêng Văn bia cung đình Huế đã có một số lượng lớn (khoảng trên 70 tấm) những văn bia khắc bằng chữ Hán Nôm. Văn bia thường dùng để ghi lại những sự kiện lớn diễn ra trong lịch sử, sự kiện văn hóa, chính trị... hoặc ca ngợi công đức của các vị vua cai trị và tôn vinh những bậc nho học có công trạng hoặc đạt những giải cao trong các kỳ thi do triều đình tổ chức (bia Tiến sĩ). Ví như một văn bia có từ đầu thế kỷ XI, tại chùa Linh Xứng, núi Ngưỡng Sơn (Thanh Hóa) ghi lại lời của Lý Thường Kiệt như sau: "Xây dựng lâu ngày cõi báu đã xong, nếu không khắc bia để lại thì con cháu không biết tìm đâu để noi theo dấu vết nên phải dùng văn bia trình bày rõ ràng công việc đã làm, dù cho nhân vật có đổi dời tiếng lành vẫn truyền mãi”. Văn bia thường có cả nội dung về xây đựng như: chọn địa điểm, vị trí, theo thuyết phong thủy, ca ngợi cảnh đẹp, ca ngợi nhân vật được thờ tự...
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Thủy Đen