Vài ý nghĩ về cái kết truyện cổ tích Tấm Cám
Tấm Cám từ lâu đã là một trong những truyện cổ tích thân thuộc, gần gũi đối với tuổi thơ biết bao nhiêu thế hệ. Hình ảnh cô Tấm hiền lành, nhu mì đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, khi nói về cái kết của truyện Tấm Cám, vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Trong số các dị bản của bản truyện này, dị bản nhận được nhiều quan tâm chính là cái kết Tấm giết Cám, làm mắm và gửi về cho mụ gì ghẻ khiến mụ chết một cách phẫn uất khi nhìn thấy đầu con gái cuối lọ mắm.
Có nhiều ý kiến chỉ trích vì hình ảnh bạo lực, ám ảnh của cái kết và cho rằng nó phản giáo dục. Nhiều người cũng chỉ ra tính cách độc ác của cô Tấm trái ngược với hình ảnh dịu dàng, nhẫn nhục ở phần đầu câu truyện. Tuy nhiên, chúng ta, khi đưa ra nhận xét về một câu chuyện cổ tích ra đời cách đây hàng trăm, có khi tới hàng nghìn năm, cũng cần có cái nhìn lịch sử và thể loại để có thể hiểu thấu đáo hơn những bài học quý báu mà cha ông đã dụng tâm truyền lại qua những tác phẩm văn học dân gian này.
Truyện cổ tích ra đời ngoài mục đích tưới mái tâm hồn trẻ thơ bằng những hình ảnh đẹp đẽ, chọn lọc, phong phú còn là công cụ hữu ích để giáo dục những bài học đạo đức thiết thực. Nó vừa ca ngợi, khích lệ những điều phải ở đời vừa là lời tố cáo, răn đe cái ác. Với nguyên lí “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, đầy tính nhân văn. Cô Tấm sau khi trải qua bao nhiêu gian khổ, cuối cùng được trở về bên đức vua sống cuộc đời hạnh phúc. Còn mẹ con Cám thi phải trả giá cho những hành động của mình. Thái độ không khoan nhượng với cái ác của nhân dân được thể hiện rõ nhất trong cái chết đau đớn của mẹ con Cám. Nó biểu hiện sự phân biệt thiện ác, ban thưởng và trừng phạt rạch ròi, công minh của cha ông ta. Cái ác không bao giờ được dung thứ và phải nhận lấy kết cục thích đáng cho tội lỗi của mình. Chuyện cô Tấm giết mẹ con Cám không những không đi ngược lại tinh thần ấy của nhân dân mà còn thể hiện một bước tiến lớn trên con đường đi tìm công lý của những người luôn bị coi là “cái kiến” dưới đáy xã hội. Họ không chỉ thụ động chịu sự áp bức của số phận hay trông chờ vào những ông tiên, ông bụt mà tự mình đứng lên làm chủ vận mệnh của mình và đương đầu trực tiếp với cái ác.
Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà những câu chuyện cổ tích lại có nhiều dị bản đến vậy. Những bài học luân lí, đạo đức tùy vào từng hoàn cảnh có thể có cái lỗi thời, cần cải biến để tác phẩm có thể sống được trong môi trường mới. Vì vậy, thiết nghĩ, những nhà sưu tầm, xuất bản cũng nên nghiên cứu và tìm ra được một cái kết phù hợp vừa truyền tải hết những ý nghĩa nhân văn của tác phẩm vừa phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.
văn hóa
Câu chuyện Tấm Cám còn rất nhiều ẩn ý mà đến khi lớn mình mới nhận ra. Nhân vật cô Tấm là nhân vật duy nhất trong truyện cổ tích đã tự ra tay trừng phạt những kẻ hãm hại mình. Ở đây thực chất Tấm Cám không chứng minh cho câu "ác giả ác báo" hay "ở hiền gặp lành", mà phải là câu "nợ máu phải trả bằng máu" mới đúng. Tấm Cám chứng minh được một điều là nếu ta nhân nhượng với kẻ xấu thì kẻ xấu sẽ mãi mãi không bị trừng phạt. Và trong xã hội của Tấm Cám, ông vua, người đáng ra phải bảo vệ cho Tấm, tìm lại công lý cho Tấm, lại không phải là kẻ đứng về phía cô, mà là một thứ gián tiếp gây ra cái chết của Tấm, và là thứ quyền lực bù nhìn, bất lực, hèn nhát, nhu nhược, bị dắt mũi bởi mẹ con Cám.
Nếu Tấm không đứng ra tự trừng trị hai mẹ con Cám thì ai sẽ làm thay cô ấy đây? Không ai cả.
Còn hình ảnh bà lão và cô Tấm bước ra quả thị thì thể hiện điều gì? Cô Tấm đã muốn có một cuộc sống vượt xa hoàng cung, ẩn mình để tránh những mũi dao và công kích từ những con người độc ác, nhưng vì lòng tham của bà lão, từ lúc hứa chỉ coi quả thị là một món thơm để ngửi, tới khi nhận ra quả thị có cô Tấm với những bữa cơm ngon canh ngọt, bà xé nát vỏ thị vì mong muốn có một người con gái và cho rằng như vậy thì cô Tấm sẽ mãi ở bên cạnh bà. Hành động này đẩy cô Tấm lại một lần nữa phải bước ra xã hội và cũng từ đó vua nhận ra cánh trầu cô têm và đón cô vào cung. Chi tiết này thể hiện điều gì? Thể hiện rằng cách dễ nhất để đánh mất điều quý giá nhất của mình đó là khoe khoang nó cho cả thế giới biết. Cũng từ đây, cô Tấm dù muốn hay không muốn, cũng đã quay về với vị trí đáng ra cô phải ở, và lần này để bảo vệ vị trí đó, cô phải trở thành kẻ ác.
Từ ông Bụt, con cá Bống, đến con quạ đã hét "Ngon ngỏn ngòn ngon. Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng!" ở chi tiết cuối lúc dì ghẻ ăn hũ mắm nhận được từ Tấm, mọi nhân vật và hình ảnh trong Tấm Cám đều đại diện cho một loại người trong xã hội. Câu chuyện Tấm Cám còn sâu xa hơn những gì mà một đứa trẻ có thể hiểu nhiều!
Tống Hồ Trà Linh
Câu chuyện Tấm Cám còn rất nhiều ẩn ý mà đến khi lớn mình mới nhận ra. Nhân vật cô Tấm là nhân vật duy nhất trong truyện cổ tích đã tự ra tay trừng phạt những kẻ hãm hại mình. Ở đây thực chất Tấm Cám không chứng minh cho câu "ác giả ác báo" hay "ở hiền gặp lành", mà phải là câu "nợ máu phải trả bằng máu" mới đúng. Tấm Cám chứng minh được một điều là nếu ta nhân nhượng với kẻ xấu thì kẻ xấu sẽ mãi mãi không bị trừng phạt. Và trong xã hội của Tấm Cám, ông vua, người đáng ra phải bảo vệ cho Tấm, tìm lại công lý cho Tấm, lại không phải là kẻ đứng về phía cô, mà là một thứ gián tiếp gây ra cái chết của Tấm, và là thứ quyền lực bù nhìn, bất lực, hèn nhát, nhu nhược, bị dắt mũi bởi mẹ con Cám.
Nếu Tấm không đứng ra tự trừng trị hai mẹ con Cám thì ai sẽ làm thay cô ấy đây? Không ai cả.
Còn hình ảnh bà lão và cô Tấm bước ra quả thị thì thể hiện điều gì? Cô Tấm đã muốn có một cuộc sống vượt xa hoàng cung, ẩn mình để tránh những mũi dao và công kích từ những con người độc ác, nhưng vì lòng tham của bà lão, từ lúc hứa chỉ coi quả thị là một món thơm để ngửi, tới khi nhận ra quả thị có cô Tấm với những bữa cơm ngon canh ngọt, bà xé nát vỏ thị vì mong muốn có một người con gái và cho rằng như vậy thì cô Tấm sẽ mãi ở bên cạnh bà. Hành động này đẩy cô Tấm lại một lần nữa phải bước ra xã hội và cũng từ đó vua nhận ra cánh trầu cô têm và đón cô vào cung. Chi tiết này thể hiện điều gì? Thể hiện rằng cách dễ nhất để đánh mất điều quý giá nhất của mình đó là khoe khoang nó cho cả thế giới biết. Cũng từ đây, cô Tấm dù muốn hay không muốn, cũng đã quay về với vị trí đáng ra cô phải ở, và lần này để bảo vệ vị trí đó, cô phải trở thành kẻ ác.
Từ ông Bụt, con cá Bống, đến con quạ đã hét "Ngon ngỏn ngòn ngon. Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng!" ở chi tiết cuối lúc dì ghẻ ăn hũ mắm nhận được từ Tấm, mọi nhân vật và hình ảnh trong Tấm Cám đều đại diện cho một loại người trong xã hội. Câu chuyện Tấm Cám còn sâu xa hơn những gì mà một đứa trẻ có thể hiểu nhiều!