Vai trò xã hội là gì?
xã hội
– Định nghĩa: Vai trò xã hội là chức năng xã hội, là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan bởi vị thế xã hội của cá nhân trong hệ thống các quan hệ xã hội hoặc hệ thống các quan hệ giữa các cá nhân. Hay nói cách khác vị thế là chỗ đứng của vài trò.
– Đặc trưng của vai trò xã hội:
+ Vai trò là sự kết hợp của khuôn mẫu tác phong bên ngoài (hành động) và tác phong tinh thần ở bên trong (kiến thức, sự suy nghĩ). Nó không phải bao giờ cũng là những cơ chế tác phong độc đoán, cứng rắn, thụ động (như các vai trò trong một số nghi thức tôn giáo) mà có tính co giãn (có thể lựa chọn, lầm lẫn…), chủ yếu chịu sự tác động từ phía chủ thể, phong cách thực hiện vai trò, mức độ tích cực, mức độ nhận thức về vai trò đó.
+ Vai trò xã hội mô tả các tác phong đồng nhất được xã hội chấp nhận. Nó xuất hiện từ những mối quan hệ xã hội, những mối quan hệ qua lại của những người cùng hoạt động. Vai trò xã hội bao hàm các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới một nhiệm vụ nào đó.
+ Vai trò được thực hiện trong sự phù hợp với các chuẩn mực xã hội nói chung, với sự mong đợi của người xung quanh, không phụ thuộc vào cá nhân – người thực hiện vai trò.
+ Các cá nhân chấp nhận vai trò (vai trò chủ động, vai trò lựa chọn) chủ yếu dựa vào mức độ phù hợp của chúng với nhu cầu và lợi ích cá nhân trong sự tồn tại phát triển của mình. Khi nó không còn phù hợp nữa sẽ bị loại bỏ.
+ Một cá nhân có thể đóng nhiều vai trò. Trong tình huống ấy thường xảy ra sự xung đột vai trò. Vì vậy cần có sự điều chỉnh để vai trò này hoà hợp với vai trò khác (cha – con, chủ – thợ, thầy – trò…).
+ Các loại vai trò: Vai trò chủ yếu – thứ yếu, chính – phụ. Vai trò then chốt (là khi nó được giành nhiều thời gian, nỗ lực và đại diện cho giá trị cao cả nhất của xã hội), vai trò không then chốt.
Lê Ngọc Trúc
– Định nghĩa: Vai trò xã hội là chức năng xã hội, là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan bởi vị thế xã hội của cá nhân trong hệ thống các quan hệ xã hội hoặc hệ thống các quan hệ giữa các cá nhân. Hay nói cách khác vị thế là chỗ đứng của vài trò.
– Đặc trưng của vai trò xã hội:
+ Vai trò là sự kết hợp của khuôn mẫu tác phong bên ngoài (hành động) và tác phong tinh thần ở bên trong (kiến thức, sự suy nghĩ). Nó không phải bao giờ cũng là những cơ chế tác phong độc đoán, cứng rắn, thụ động (như các vai trò trong một số nghi thức tôn giáo) mà có tính co giãn (có thể lựa chọn, lầm lẫn…), chủ yếu chịu sự tác động từ phía chủ thể, phong cách thực hiện vai trò, mức độ tích cực, mức độ nhận thức về vai trò đó.
+ Vai trò xã hội mô tả các tác phong đồng nhất được xã hội chấp nhận. Nó xuất hiện từ những mối quan hệ xã hội, những mối quan hệ qua lại của những người cùng hoạt động. Vai trò xã hội bao hàm các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới một nhiệm vụ nào đó.
+ Vai trò được thực hiện trong sự phù hợp với các chuẩn mực xã hội nói chung, với sự mong đợi của người xung quanh, không phụ thuộc vào cá nhân – người thực hiện vai trò.
+ Các cá nhân chấp nhận vai trò (vai trò chủ động, vai trò lựa chọn) chủ yếu dựa vào mức độ phù hợp của chúng với nhu cầu và lợi ích cá nhân trong sự tồn tại phát triển của mình. Khi nó không còn phù hợp nữa sẽ bị loại bỏ.
+ Một cá nhân có thể đóng nhiều vai trò. Trong tình huống ấy thường xảy ra sự xung đột vai trò. Vì vậy cần có sự điều chỉnh để vai trò này hoà hợp với vai trò khác (cha – con, chủ – thợ, thầy – trò…).
+ Các loại vai trò: Vai trò chủ yếu – thứ yếu, chính – phụ. Vai trò then chốt (là khi nó được giành nhiều thời gian, nỗ lực và đại diện cho giá trị cao cả nhất của xã hội), vai trò không then chốt.