Vai trò và địa vị của Nguyễn Trãi trong triều đình Lê Sơ?

  1. Lịch sử

Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khi nào ? Những chức tước, công việc cụ thể của Nguyễn Trãi kể từ lúc ông theo Lê Lợi đến khi qua đời và vị thế địa vị của ông trong triều đình Lê Sơ ?Công lao của ông trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có lớn không và ai là khai quốc công thần có công trạng cao nhất của Lê Thái Tổ?

Từ khóa: 

nguyễn trãi

,

nhà lê sơ

,

lịch sử

Nguyễn Trãi chủ yếu vai trò mang tính chất văn thư và ngoại giao, vừa đánh vừa đàm cho mau thắng. Có lần dũng cảm đi vào thành thuyết phục giặc, nhưng thường ông sẽ viết thư gửi vào cho chúng nó tự xử. Ví dụ 1 bức cho Tổng binh Vương Thông thế này.

"Tôi nghe: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi. Thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Các ông có thắng một trận nhỏ, cũng không thấy là mạnh, mà ta dẫu có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu. Thế mà ông không hề lấy thế làm lo, lại còn giương vây khoe mẽ, có khác gì nhà đang cháy mà chim én còn nhơn nhơn vui vẻ cùng nhau"

Ông còn viết thêm cho chỉ huy quân giặc ở các nơi khác để khuyên họ đầu hàng, đã có 1 tay tướng Tàu ở Nghệ An và 1 tay tướng Việt ở Gia Lâm chịu buông vũ khí.

Trong 93 công thần của Lam Sơn thì đứng đầu là Phạm Vấn, Lê Sát và Phạm Văn Xảo, những người theo vua từ đầu tới cuối và lập công to. Nguyễn Trãi xếp khoảng tám mươi mấy.

Trả lời

Nguyễn Trãi chủ yếu vai trò mang tính chất văn thư và ngoại giao, vừa đánh vừa đàm cho mau thắng. Có lần dũng cảm đi vào thành thuyết phục giặc, nhưng thường ông sẽ viết thư gửi vào cho chúng nó tự xử. Ví dụ 1 bức cho Tổng binh Vương Thông thế này.

"Tôi nghe: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi. Thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Các ông có thắng một trận nhỏ, cũng không thấy là mạnh, mà ta dẫu có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu. Thế mà ông không hề lấy thế làm lo, lại còn giương vây khoe mẽ, có khác gì nhà đang cháy mà chim én còn nhơn nhơn vui vẻ cùng nhau"

Ông còn viết thêm cho chỉ huy quân giặc ở các nơi khác để khuyên họ đầu hàng, đã có 1 tay tướng Tàu ở Nghệ An và 1 tay tướng Việt ở Gia Lâm chịu buông vũ khí.

Trong 93 công thần của Lam Sơn thì đứng đầu là Phạm Vấn, Lê Sát và Phạm Văn Xảo, những người theo vua từ đầu tới cuối và lập công to. Nguyễn Trãi xếp khoảng tám mươi mấy.