Vai trò của luật pháp quốc tế trong viêc giải quyết và quản lí tranh chấp biển Đông là gì?
kiến thức chung
Chủ tọa Christoper Johnson
Cảm ơn các quý vị khán giả, chúng ta sẽ vào phiên họp trong một vài phút nữa. Tên tôi là Christopher Johnson. Tôi là Freeman Chair chương trình nghiên cứu Trung Quốc , cảm ơn tất cả mọi người về cuộc họp và thảo luận nhiều ý kiến hay vào sáng ngày hôm nay. Như đã được đề cập đến bởi Murry vài phút trước đây, phiên này chúng ta sẽ hi vọng đi đến các giải pháp cho tranh chấp. Phiên này tập trung vào các quy định pháp lý nguyên tắc pháp lý trong việc giải quyết và quản lý các tranh chấp trên biển. Trong phiên này, bàn thảo luận của chúng ta trước tiên có ông Hasjim Djala, Giám đốc viện nghiên cứu ASEAN của Indonesia, ông Fu, giáo sư trường Đại học Giao thông Thượng Hải, Trung Quốc, ông Henrry Bensuto, cựu Chủ tịch Ủy ban biển và Chính sách của Bộ Ngoại giao Philippines. Chúng ta sẽ yêu cầu các thành viên trong bàn thảo luận có bài phát biểu dẫn đề sau đó chúng ta sẽ thảo luận. Đầu tiên xin bắt đầu với tiến sỹ Hasjim Djala, xin mời ông.
Hasjim Djala: cảm ơn các quý vị đại biểu, tôi chỉ có 10 phút nên tôi sẽ nói rất nhanh những gì tôi muốn phát biểu.
Đầu tiên, tiêu đề thảo luận gửi cho tôi là vai trò của luật quốc tế trong việc giải quyết và quản lý tranh chấp trên biển. Trước tiên phải hiểu luật quốc tế ở đây là gì. Tôi nghĩ rằng luật quốc tế liên quan đến Biển Đông bao gồm nhiều thứ. Một là về vấn đề tự do hàng hải, hai là về hợp tác giữa các quốc gia trên biển tại khu vực Biển Đông, ba là về cơ chế giải quyết xung đột. Đây là những chủ đề tôi muốn nói đến. Liên quan đến luật quốc tế nói chung, trong suy nghĩ của tôi có một số điều ước quốc tế chúng ta phải tôn trọng. Cơ bản nhất là Công ước Luật biển quốc tế. Có thể còn có nhiều công ước quốc tế khác liên quan, như các quý vị đã biết là các hiệp định khu vực, thỏa thuận song phương... Còn về các tranh chấp, đó là những tranh chấp gì? trong suy nghĩ của tôi, đầu tiên đó là yêu sách quyền đối với các vùng biển. Tôi thấy cũng vui được biết là gần đây có nhiều nỗ lực tìm cách làm sáng tỏ yêu sách vùng biển. Chính xác không phải là yêu sách đối với các vùng biển mà là yêu sách đối với các thực thể bên trong vùng biển điều này làm cho yêu sách chủ quyền sáng tỏ hơn. Tôi chỉ hi vọng là cách giải thích này sẽ được thể hiện một cách chính thức vì cách hiểu này hầu như mới chỉ được thảo luận trong giới học giả chứ không phải là bởi chính phủ của các quốc gia liên quan. Đó là vấn đề đầu tiên.
Vấn đề thứ hai, đó là về quyền yêu sách các thực thể, vậy các thực thể đó là gì. Đâu là các thực thể đang tranh chấp? Có rất nhiều thực thể như là đảo, đảo đá, đảo đá chỉ nổi khi thủy triều thấp..., chúng ta đang nói về những thực thể nào? Câu hỏi tiếp theo quyền của vùng biển có từ các đảo này là như thế nào? Luật biển có quy định về nguyên tắc xác định các vùng biển từ các thực thể này. Định nghĩa về đảo, đảo đá và thực thể chỉ nổi lên khi thủy triều thấp không rõ ràng trong Công Ước luật biển. Đôi khi chúng ta hiểu rằng, đảo đá cũng cho phép quốc gia yêu sách được vùng biển. Ở đây Công Ước luật biển không được rõ ràng cho lắm. Công ước có chỉ rõ phân biệt giữa đảo và đá, đảo thì rõ ràng là có vùng biển. Đá thì được chia ra làm hai loại một loại là đảm bảo cho sự sinh sống của con người, loại thứ hai là không đảm bảo cho sự sinh sống của con người. Các đảo đá mà không đảm bảo được sự sinh sống cho con người sẽ không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Như vậy các thực thể này có quyền có vùng lãnh hải 12 hải lý hay không? Hay là đá chỉ có 5-6 con chim sinh sống ở đó cũng có vùng lãnh hải 12 hải lý? Đây là một số điều cũng chưa chắc chắn trong Công ước luật biển. Liệu một số đảo đá có thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khi nó duy trì được đời sống cho con người trên đó. Điều gì là quyết định liệu đảo đó có khả năng duy trì được cuộc sống của con người, đâu là tiêu chí cho nó thuộc vào quy định của luật pháp quốc tế mà chúng ta đã trích dẫn và thảo luận nhiều lần. Bản thân tôi đã một vài lần có một số các đề xuất về vấn đề này, như là tiêu chí để xác định đá có thể đảm bảo điều kiện sinh sống cho con người, theo tôi có ít nhất 3-4 tiêu chí. Thứ nhất là nó phải có nước ngọt, có bao nhiêu đảo tại Biển Đông có nước ngọt, nếu chúng ta đến các đảo đá này và uống Cocacola thì vẫn không thể gọi là các đảo này có thể đảm bảo được điều kiện sống cho con người. Thứ hai là, điều kiện để trồng cây lương thực, một số đá có cây dừa phát triển nhưng chúng ta không thể ăn dừa hàng ngày để sống được.
Thứ ba, là có vật chất điều kiện để cư trú chúng ta không thể sống trong hang suốt đời được, nếu mà con người sống trong hang suốt đời thì đó không được gọi là duy trì được cuộc sống cho con người.
Thứ tư, như một bạn Mỹ gửi cho tôi trước đây, là đá duy trì được một cộng đồng người sinh sống trên đó, nếu không cộng đồng người đó sẽ biến mất. Đây là những tiêu chí mà trong Công ước luật biển không quy định một cách rõ ràng. Và đây cũng là điều tạo ra nhiều tranh cãi mọi nơi. Giả sử là các đảo đá có 12 hải lý, Bây giờ là câu hỏi về giới hạn của những đá sát gần nhau có thể có 12 hải lý vùng lãnh hải đặc biệt là các đá sát nhau do các bên khác nhau, các nước khác nhau đang chiếm giữ. Giả sử là các đá là đảo như một số đảo hiện nay vậy thì các đảo này có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa không, câu trả lời là có theo như Công ước luật biển. Nhưng câu hỏi là các đảo này có bao nhiêu vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế khi đảo này diện tích nhỏ nằm cạnh một đảo rất lớn của một quốc gia láng giềng. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có của đảo này có diện tích lớn bằng như đảo lớn hơn hay không. Đây là vấn đề của phân định vùng biển nhưng ít nhất, theo như tôi biết có một vài suy nghĩ về vấn đề này để vượt qua những khó khăn về các vấn đề thuộc pháp lý trong việc giải quyết các tranh chấp này. Giải quyết vấn đề này như thế nào, một số vấn đề có thể giải quyết thông qua luật quốc tế, đúng vậy. Đó là gì, Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật biển, một số cơ chế khu vực, đàm phán giữa các bên trong tranh chấp.
Ở đây có một số khó khăn về quyền lại phát sinh, một số nước cố tranh chấp tại Biển Đông không ngại đưa vấn đề tranh chấp cho bên thứ ba giải quyết, một số không ngại đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán quốc tế, như Liberman đã nói ngày hôm nay, ví dụ như là Indonesia, Malaysia, chúng tôi không có người làm tại tòa nhưng chúng tôi không ngại đưa vụ tranh chấp ra tòa để tìm ra một giải pháp cho vấn đề tranh chấp. Nhưng một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong khu vực biển Đông, không muốn đưa vấn đề ra cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết. Mặc dù trên thực tế là họ có thẩm phán của mình ở đó nhưng họ vẫn không chịu, đó là vấn đề của các nước này. Singapore và Malaysia chấp nhận ra tòa, Thái Lan và Campuchia ra tòa nhưng không phải là Trung Quốc. Điều này tạo câu hỏi mà một số đồng nghiệp nói với tôi trong một số trường hợp đặc biệt. Dường như là nước mà có thẩm phán tại tòa thỉ chỉ thích đi phán xử nước khác chứ không muốn mình bị phán xử.
Đây không phải là một dạng nhận xét tích cực nhưng tôi đã nghe nhận xét kiểu như thế này nhiều lần rồi. Nếu một bên trong tranh chấp không muốn ra tòa thì họ muốn gì? Biện pháp được yêu thích đó là đàm phán giữa các bên tranh chấp. Nhưng câu hỏi ai là các bên trong tranh chấp tại Biển Đông? Các bên yêu sách là một trong số các bên này. Nhưng nếu chỉ nói về các bên yêu sách thì chỉ có 4 bên ở đó. Các bên còn lại, họ là các bên có quyền lợi liên quan. Nhìn những gì đang diễn ra, chúng ta không thể ngồi yên, phải chuẩn bị một cái gì đó phải chuẩn bị một giải pháp có thể. Nói thật là, nước Mỹ có phải là một bên trong tranh chấp không?
Sáng nay mọi người cũng đã nói rằng Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp để yêu sách nhưng Mỹ lại có những lợi ích cụ thể và lợi ích đó rất rõ đó là an ninh hàng hải, Mỹ đã phát biểu như vậy. Như vậy có đáp ứng yêu cầu Mỹ là một bên hay không? Theo tôi nghĩ Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp đứng về mặt pháp lý (khởi kiện) nhưng là một thực thể có lợi ích liên quan rất rõ ràng trong tranh chấp tại Biển Đông. Đài Loan ví dụ không ký DOC, nhưng Đài Loan ở đó vẫn là một bên trong tranh chấp. Đài Loan không ký Công ước luật biển nhưng nó vẫn ở đó là một bên trong tranh chấp. Đài Loan vẫn yêu sách chủ quyền và hiện đang chiếm một đảo lớn nhất tại Trường Sa, vậy liệu họ có phải là một bên trong tranh chấp hay không phải. Hãy xem Myanmar, không nằm ở Biển Đông, không có yêu sách một ít đảo và vùng biển nào tại Biển Đông, và không có một vấn đề gì tại khu vực này. Họ đã ký DOC với Trung Quốc làm cho họ trở thành một bên. Đúng nước này trông như là một bên.
Theo tôi nghĩ xác định bên tranh chấp sẽ bị có vấn đề dễ gây ra hiểu nhầm để giải quyết tranh chấp giữa các bên trong tranh chấp. Các bên trong tranh chấp là ai, trong trường hợp này chúng ta đã khám phá điều chúng ta nên làm gì ở đây. Trong hơn 20 năm tôi đã làm việc này. Chúng ta đã tổ chức các hội thảo một cách không chính thức bởi các quan chức chính phủ, để tìm ra giải pháp đối phó với vấn đề này. Ở mức độ nào đó về mặt kỹ thuật và nghiên cứu khoa học chúng tôi đã làm được rất nhiều. Chúng tôi có ba mục tiêu trong hội thảo, cái đầu tiên đó là phát triển các chương trình hợp tác, để chúng ta hiểu cách làm thế nào có thể học cách hợp tác với nhau. Chúng ta các nước ở Đông Nam Á đã có nhiều kinh nghiệm về đối kháng lẫn nhau, kinh nghiệm đánh nhau, nhưng chúng ta có rất ít kinh nghiệm trong việc hợp tác với nhau.
Do đó mục tiêu chính của chúng tôi từ 20 năm trước là tìm ra một lĩnh vực bất kể nó là gì để chúng ta có thể hợp tác. Đó là mục tiêu đầu tiên của tôi. Và chúng tôi đã làm được rất nhiều đối với lĩnh vực này. Ví dụ như là chúng ta đã có hợp tác trong lĩnh vực nước biển dâng, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, và hiện nay các bên cùng tham gia vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học biển. Đó là mục tiêu đầu tiên của chương trình và chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong mục tiêu đầu tiên của chương trình hợp tác này. Và trong phần này tôi thấy Trung Quốc rất ủng hộ kể cả Đài Loan; Mục tiêu thứ hai là chúng tôi ủng hộ các bên mà có vấn đề trực tiếp trong tranh chấp việc tìm một chỗ, nơi nào đó mà các bên có thể ngồi xuống và nói chuyện với nhau các vấn đề của họ. Và mang đến cho chúng tôi lợi ích mà giải pháp đạt được mà nói chung là chúng tôi sẽ đồng ý. Ví dụ như là Việt Nam và Trung Quốc đã được thỏa thuận phân định Vịnh Bắc bộ, vấn đề thềm lục địa, đánh bắt cá...đó là một mẫu hình, các bên có vấn đề tìm chỗ nào đó ngồi lại trực tiếp với nhau, thảo luận trực tiếp tìm ra giải pháp, đôi khi các bên không thể tìm ra giải pháp nhưng họ cũng nỗ lực lớn để tìm ra giải pháp; Mục tiêu thứ ba là phát triển quá trình xây dựng lòng tin, điều này có nghĩa là gì, nó là làm cho những người khác thấy rằng mình là bạn. Phát triển đối thoại để một bên họ có thể thấy thân thiện đừng làm những gì mà các bên cảm thấy nhạy cảm nghi kỵ. Việc này mất tương đối nhiều thời gian và chúng ta đang phát triển quá trình này, ví dụ như chúng ta nói chuyện với bạn và đặt một khẩu súng lên trên bàn thì điều này không tạo nên sự thân thiện. Hãy đặt chiếc bút lên trên bàn chứ không phải là khẩu súng. Đó là một ví dụ về việc chúng tôi hiện đang cố gắng làm gì.
Đó là một quá trình lâu dài và đang phát triển từ từ, trong 22 năm chúng tôi vẫn đang theo đuổi mục tiêu này, phát triển hợp tác phát triển lòng tin, và khuyến khích các cuộc đối thoại giữa các bên. Chúng ta có giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ không, một số vấn đề thì có, một số không. Trong thời khắc này mọi thứ vẫn đang phát triển. Vậy chúng ta làm gì bây giờ? Gợi ý mà tôi đã có đó là tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết bởi các bên có liên quan, đúng, nhưng họ nên được khuyến khích làm việc này. Phương thức mà tôi đề nghị đó là 6 + 4 + 2, 6 nước thành viên ASEAN không phải là một bên trong tranh chấp họ không quan tâm đến các tranh chấp liệu là đảo hay đá hay vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, họ không có lợi ích gì cả trong tranh chấp này. 6 quốc gia này nên khuyến khích 4 nước có tranh chấp Việt Nam Phiplippine, Malaysia and Brunei ngồi lại cùng nhau cùng với 2 bên không phải là thành viên của khối Trung Quốc và Đài Loan. Các quốc gia này hành động không phải là giống như trung gian vì trung gian có một ý nghĩa khác trong luật quốc tế. Họ hành động giống như là người giúp để các bên ngồi lại với nhau như là trong một bữa tiệc cock tail. Các bên ngồi lại nói chuyện với nhau nhiều hơn giống như trong trường hợp Campuchia trước đây, trường hợp Nam Philippin trước đây.
Chúng ta giải quyết được vấn đề Campuchia trước đây vì có nhiều hơn các cuộc gặp không chính thức, nhiều bữa tiệc cocktail hơn, các bên ngồi nói chuyện với nhau. Các nước ASEAN có thể mang họ lại gần nhau hơn, 6 quốc gia ASEAN có thể làm việc này. Ai có thể đưa ra sáng kiến này tất nhiên là chủ tịch của ASEAN. Chủ tịch của ASEAN hiện nay là Cambodia. Bản thân tôi đã nói chuyện với Campuchia về vấn đề này tôi đã nói chuyện với Hoàng thân Sirivuth và hỏi liệu ông có thể đưa ra sáng kiến này với tư cách là chủ tịch của ASEAN không. Nhưng tôi không biết câu trả lời, câu trả lời phụ thuộc vào ông ấy. Và theo ý kiến của tôi tìm một ai đó tốt nhất để đưa ra sáng kiến này thì đó là một người ASEAN, đang trực tiếp giải quyết các vấn đề của ASEAN mà hiện nay là chủ tịch của ASEAN. In-đô-nê-xia là chủ tịch của ASEAN năm ngoái, chúng tôi đã đề cập vấn đề này với ông chủ tịch nhưng ông ta không chắc chắn về phản ứng của các bên khác. Ông ta có thể đưa ra sáng kiến nếu như các bên khác thông cảm, như phản ứng của các bên về vấn đề Campuchia trước đây. Nếu các bên không ủng hộ thì ông chủ tịch không thể làm việc đó. Có lẽ đây là một cách để làm việc đó. Xin cảm ơn rất nhiều.
Nội dung liên quan
Mai Phuong Bui