Vai trò của khoa học tâm lý đối với đời sống con người?
Rất mong nhận được câu trả lời của các bạn
tâm lý học
chia sẻ với bạn
VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG ĐỜI SỐNG
được thể hiện như sau:
1) Tâm lý học sư phạm
Là lĩnh vực tâm lý nghiên cứu các quy luật tâm lý trong huấn luyện và giáo dục, chủ yếu tại các trường phổ thông. Hoạt động của lĩnh vực tâm lý này trong nhà trường có tác dụng nâng cao chất lượng học tập của học sinh, nhất là đối với những trẻ có khó khăn về học tập, vạch hướng cho hoạt động sư phạm của các thầy cô giáo thông qua việc cung cấp những thông tin về mặt tâm lý của học sinh, tạo điều kiện thích nghi hóa nội dung giảng dạy theo các khả năng của từng em riêng biệt.
2) Tâm lý học lao động
Là lĩnh vực nghiên cứu các đặc điểm của tâm lý trong các loại hạt động lao động nhằm hợp lý hoá quá trình lao động và đào tạo dạy nghề.Tâm lý học lao động là một chuyên ngành của khoa học tâm lý ra đời và phát triển như là một nhu cầu khách quan của thực tiễn cuộc sống. Tâm lý học lao động có vai trò cung cấp những tri thức về tâm lý con người trong hoạt động lao động, những mối quan hệ giữa con người với nghề nghiệp, với môi trường lao động và giữa con người với con người tạo điều kiện cho người lao động chọn được một công việc phù hợp với mình mà đôi khi tự bản thân không nhận ra được. Cụ thể là tìm hiểu, khai thác tâm lý sinh viên chê doanh nghiệp nhà nước là vì lý do gì, nghiên cứu độ hài lòng của người lao động làm lời giải cho bài toán nhân lực, xử lý các trường hợp bị căng thẳng bế tắc trong công việc,… từ đó đưa ra các biện pháp tâm lý tương ứng để giải quyết. Trong lĩnh vực lao động, tâm lý học đóng vai trò khá quan trọng vì đa số chúng ta hiện nay đều chọn nghề theo ý thích, và hiệu quả làm việc có tốt hay không cũng phần nhiều dựa vào sự say mê, yêu nghề và mức độ tập trung của người đó trong công việc,… mà những yếu tố này đều đa số là yếu tố tâm lý.
3) Tâm lý học kỹ sư
Là lĩnh vực nghiên cứu các lĩnh vực tác động lẫn nhau giữa con người và kỹ thuật mới nhằm làm cho kỹ thuật hiện đại thích ứng với năng lực tâm lý của con người, thích ứng với kỹ thuật ngày càng phát triển. Tâm lý học trong lĩnh vực này có vai trò xác định những người có khả năng sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật mới và những người bảo thủ, yêu thích phát huy những truyền thống tốt đẹp, từ đó có thể xác định trọn lựa cho từng kỹ sư lĩnh vực mà người đó có khả năng, việc này sẽ tạo ra những thành công nhất định trong quá trình tiếp thu công nghệ kỹ thuật hiện đại hiện nay mà vẫn giữ và phát triển những nét văn hoá truyền thống.
4) Tâm lý học quản lý
Là một khoa học tổng hợp sử dụng các kiến thức tâm lý, đó là các quy luật của hoạt động tâm lý con người, sử dụng đến các quy luật tâm lý xã hội và sử dụng các tư liệu, các ngành sư phạm học dùng để giáo dục và trang bị những kiến thức về tâm lý cho những cán bộ lãnh đạo làm công tác quản lý. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất kèm theo sự tăng lên những đòi hỏi về chức năng trí tuệ của con người và những tính chất đặc biệt về cảm xúc – lý trí của nhân cách. Sự phát triển đa dạng và ngày càng phong phú của các vấn đề xã hội và con người đòi hỏi một trình độ quản lý xã hội cao hơn. Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học có nhiệm vụ góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc tối ưu quá trình lãnh đạo – quản lý, là cơ sở khoa học quan trọng để xác định phương thức quản lý. Tâm lý học quản lý, mặt khác, nghiên cứu những đặc điểm tâm lý học – xã hội, đặc điểm nhân cách nhằm đạt hiệu quả thiết thực trong quản lý vì lợi ích xã hội, tập thể và con người. Công tác quản lý, dù là quản lý xã hội hay quản lý kinh tế đều là quản lý con người. Trong đó, trước hết là việc sử dụng, điều khiển và đánh giá con người. Cụ thể:
– Ở bất cứ công việc nào trong họat động quản lý, ta đề phải dựa vào tâm lý con người, chú ý đến yếu tố con người.
– Trong công tác tổ chức, việc bố trí, đề cử cán bộ phải dựa vào năng lực, định mức, tính tình của người đó mới chính xác hiệu quả, phát huy năng lực của người đó và sức mạnh của tập thể.
-Khi xây dựng kế họach họat động của đơn vị, một trong những cơ sở quan trọng là dựa trên khả năng, trình độ, đặc điểm của các bộ – công nhân viên trong đơn vị.
– Đứng trước một hành động của cán bộ công nhân viên dưới quyền, người lãnh đạo muốn đánh giá chính xác, hợp lý, cần phải nắm được nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra hành động, mức độ hành động… Nhiều trường hợp người lãnh đạo cần phải dự đoán được hành vi, phản ứng của người dưới quyền trong những tình huống quyết định.
-Việc ra một quyết định, một mệnh lệnh nào đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người lãnh đạo (trình độ, năng lực quản lý, sự nhận thức về yêu cầu và nhiệm vụ công tác, nhằm nắm vững tình hình đơn vị), phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo (sự dũng cảm, tính quyết đoán, tinh thần tập thể và trách nhiệm…)
-Con người tiếp nhận những tác động quản lý, trình độ nhận thức, khả năng, tâm tư, tình cảm, đạo đức, tư cách, động cơ, thái độ, trạng thái tâm lý… Thậm chí việc tiếp nhận đó còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ giữa họ với người lãnh đạo hoặc tính chất sự tác động của con người lãnh đạo (ví dụ: mệnh lệnh có hợp lý hay không, sự đánh giá kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh, quan hệ thân tình giữa họ với người lãnh đạo…).
5) Tâm lý học pháp lý
Là lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tâm lý và quy luật tâm lý xuất hiện trong những dạng hoạt động của cá nhân mà những dạng hoạt động này được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Tâm lý trong lĩnh vực này giúp chúng ta nghiên cứu cách suy nghĩ và lý do vi phạm pháp luật của các cá nhân cụ thể từ đó đưa ra những phương pháp xử lý thích hợp; đồng thời cũng biết được chiều hướng phát triển của các hiện tượng tâm lý đối với từng loại tội phạm nhất định, điều này giúp các cơ quan chức năng cảnh báo những xu thế phát triển xấu, thiếu lành mạnh cho cộng đồng xã hội và sớm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật để điều chỉnh tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trong thực tế còn có rất nhiều ngành tâm lý học chuyên biệt khác nhau như: tâm lý học trẻ em, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học nghệ thuật, tâm lý học vũ trụ, tâm lý học quân sự, tâm lý học xã hội, tâm lý học tội phạm, tâm lý học thể thao, tâm lý học pháp y, tâm lý học tư pháp,…và từ những phân tích trên chúng ta không thể phủ nhận vai trò, sự cần thiết của tâm lý học đối với đời sống hiện nay.
Lan Anh
chia sẻ với bạn
VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG ĐỜI SỐNG
được thể hiện như sau:
1) Tâm lý học sư phạm
Là lĩnh vực tâm lý nghiên cứu các quy luật tâm lý trong huấn luyện và giáo dục, chủ yếu tại các trường phổ thông. Hoạt động của lĩnh vực tâm lý này trong nhà trường có tác dụng nâng cao chất lượng học tập của học sinh, nhất là đối với những trẻ có khó khăn về học tập, vạch hướng cho hoạt động sư phạm của các thầy cô giáo thông qua việc cung cấp những thông tin về mặt tâm lý của học sinh, tạo điều kiện thích nghi hóa nội dung giảng dạy theo các khả năng của từng em riêng biệt.
2) Tâm lý học lao động
Là lĩnh vực nghiên cứu các đặc điểm của tâm lý trong các loại hạt động lao động nhằm hợp lý hoá quá trình lao động và đào tạo dạy nghề.Tâm lý học lao động là một chuyên ngành của khoa học tâm lý ra đời và phát triển như là một nhu cầu khách quan của thực tiễn cuộc sống. Tâm lý học lao động có vai trò cung cấp những tri thức về tâm lý con người trong hoạt động lao động, những mối quan hệ giữa con người với nghề nghiệp, với môi trường lao động và giữa con người với con người tạo điều kiện cho người lao động chọn được một công việc phù hợp với mình mà đôi khi tự bản thân không nhận ra được. Cụ thể là tìm hiểu, khai thác tâm lý sinh viên chê doanh nghiệp nhà nước là vì lý do gì, nghiên cứu độ hài lòng của người lao động làm lời giải cho bài toán nhân lực, xử lý các trường hợp bị căng thẳng bế tắc trong công việc,… từ đó đưa ra các biện pháp tâm lý tương ứng để giải quyết. Trong lĩnh vực lao động, tâm lý học đóng vai trò khá quan trọng vì đa số chúng ta hiện nay đều chọn nghề theo ý thích, và hiệu quả làm việc có tốt hay không cũng phần nhiều dựa vào sự say mê, yêu nghề và mức độ tập trung của người đó trong công việc,… mà những yếu tố này đều đa số là yếu tố tâm lý.
3) Tâm lý học kỹ sư
Là lĩnh vực nghiên cứu các lĩnh vực tác động lẫn nhau giữa con người và kỹ thuật mới nhằm làm cho kỹ thuật hiện đại thích ứng với năng lực tâm lý của con người, thích ứng với kỹ thuật ngày càng phát triển. Tâm lý học trong lĩnh vực này có vai trò xác định những người có khả năng sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật mới và những người bảo thủ, yêu thích phát huy những truyền thống tốt đẹp, từ đó có thể xác định trọn lựa cho từng kỹ sư lĩnh vực mà người đó có khả năng, việc này sẽ tạo ra những thành công nhất định trong quá trình tiếp thu công nghệ kỹ thuật hiện đại hiện nay mà vẫn giữ và phát triển những nét văn hoá truyền thống.
4) Tâm lý học quản lý
Là một khoa học tổng hợp sử dụng các kiến thức tâm lý, đó là các quy luật của hoạt động tâm lý con người, sử dụng đến các quy luật tâm lý xã hội và sử dụng các tư liệu, các ngành sư phạm học dùng để giáo dục và trang bị những kiến thức về tâm lý cho những cán bộ lãnh đạo làm công tác quản lý. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất kèm theo sự tăng lên những đòi hỏi về chức năng trí tuệ của con người và những tính chất đặc biệt về cảm xúc – lý trí của nhân cách. Sự phát triển đa dạng và ngày càng phong phú của các vấn đề xã hội và con người đòi hỏi một trình độ quản lý xã hội cao hơn. Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học có nhiệm vụ góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc tối ưu quá trình lãnh đạo – quản lý, là cơ sở khoa học quan trọng để xác định phương thức quản lý. Tâm lý học quản lý, mặt khác, nghiên cứu những đặc điểm tâm lý học – xã hội, đặc điểm nhân cách nhằm đạt hiệu quả thiết thực trong quản lý vì lợi ích xã hội, tập thể và con người. Công tác quản lý, dù là quản lý xã hội hay quản lý kinh tế đều là quản lý con người. Trong đó, trước hết là việc sử dụng, điều khiển và đánh giá con người. Cụ thể:
– Ở bất cứ công việc nào trong họat động quản lý, ta đề phải dựa vào tâm lý con người, chú ý đến yếu tố con người.
– Trong công tác tổ chức, việc bố trí, đề cử cán bộ phải dựa vào năng lực, định mức, tính tình của người đó mới chính xác hiệu quả, phát huy năng lực của người đó và sức mạnh của tập thể.
-Khi xây dựng kế họach họat động của đơn vị, một trong những cơ sở quan trọng là dựa trên khả năng, trình độ, đặc điểm của các bộ – công nhân viên trong đơn vị.
– Đứng trước một hành động của cán bộ công nhân viên dưới quyền, người lãnh đạo muốn đánh giá chính xác, hợp lý, cần phải nắm được nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra hành động, mức độ hành động… Nhiều trường hợp người lãnh đạo cần phải dự đoán được hành vi, phản ứng của người dưới quyền trong những tình huống quyết định.
-Việc ra một quyết định, một mệnh lệnh nào đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người lãnh đạo (trình độ, năng lực quản lý, sự nhận thức về yêu cầu và nhiệm vụ công tác, nhằm nắm vững tình hình đơn vị), phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo (sự dũng cảm, tính quyết đoán, tinh thần tập thể và trách nhiệm…)
-Con người tiếp nhận những tác động quản lý, trình độ nhận thức, khả năng, tâm tư, tình cảm, đạo đức, tư cách, động cơ, thái độ, trạng thái tâm lý… Thậm chí việc tiếp nhận đó còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ giữa họ với người lãnh đạo hoặc tính chất sự tác động của con người lãnh đạo (ví dụ: mệnh lệnh có hợp lý hay không, sự đánh giá kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh, quan hệ thân tình giữa họ với người lãnh đạo…).
5) Tâm lý học pháp lý
Là lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tâm lý và quy luật tâm lý xuất hiện trong những dạng hoạt động của cá nhân mà những dạng hoạt động này được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Tâm lý trong lĩnh vực này giúp chúng ta nghiên cứu cách suy nghĩ và lý do vi phạm pháp luật của các cá nhân cụ thể từ đó đưa ra những phương pháp xử lý thích hợp; đồng thời cũng biết được chiều hướng phát triển của các hiện tượng tâm lý đối với từng loại tội phạm nhất định, điều này giúp các cơ quan chức năng cảnh báo những xu thế phát triển xấu, thiếu lành mạnh cho cộng đồng xã hội và sớm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật để điều chỉnh tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trong thực tế còn có rất nhiều ngành tâm lý học chuyên biệt khác nhau như: tâm lý học trẻ em, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học nghệ thuật, tâm lý học vũ trụ, tâm lý học quân sự, tâm lý học xã hội, tâm lý học tội phạm, tâm lý học thể thao, tâm lý học pháp y, tâm lý học tư pháp,…và từ những phân tích trên chúng ta không thể phủ nhận vai trò, sự cần thiết của tâm lý học đối với đời sống hiện nay.
Viet Lucky Tran
Xin chào tất cả các thành viện trong đại gia đình, có ai có thể giúp tôi câu hỏi trên không. Tôi xin chân thành cảm ơn!