Vài Sinh Vật mang Độc Tố nguy hiểm trên Trái Đất, Bạn cần biết...

  1. Kiến thức chung

Đứng đầu danh sách là các sinh vật mang nọc độc: chích, cắn (vernomous). Và sinh vật mang nguồn độc trên mình khi: Hít, đụng, uống (poisonous).

Sứa Hộp Xanh (cubozoa)

Đứng đầu bảng, sinh vật mang độc tố nguy hiểm nhất trên hành tinh chúng ta sống. Nó đã gây ra ít nhất 5567 trường hợp tử vong được ghi nhận kể từ năm 1964. Độc tố của Sứa đã tấn công tim, hệ thần kinh và tế bào da người khiến nạn nhân bị sốc cấp và chết đuối hoặc chết vì suy tim trước' khi đến bờ. Các loại Sứa hộp xanh được tim thấy quanh các vùng biển Nam Châu Á và Úc Châu.

Rắn Hổ Mang Chúa (ophiophagus hannah)

Là loài rắng mang nọc độc chích, dài nhất thế giới, dài tới 5 hoặc 6 mét. Nó ăn các loại rắn khác. Một vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể gây ra cái chết của một người lớn khỏe mạnh trong vòng 15 phút. Hổ mang chúa có khả năng tiêm tới 600mg (hơn 1/2 lít) nọc mamba đen dẫn đến cái chết cho nạn nhân. Nó xuất hiện phổ biến khắp các nước Đông Nam Á Châu, sống trong những khu rừng cao nguyên rậm rạp.

Ốc Nón-Đá (marble-cone snail)

Loài ốc nón trông nhỏ, xinh có thể gây chết người. Một giọt độc của nó đủ mạnh để giết chết hơn 20 người lớn. Mục đích thực sự của nọc độc Ốc nón là bắt con mồi chứ không giết bạn. Triệu chứng bị độc Ốc nón đá dẫn đến đau dữ dội, sưng, tê và ngứa ran. Trường hợp nghiêm trọng liên quan đến tê liệt cơ, thay đổi thị lực và suy hô hấp. Chỉ có khoảng 30 trường hợp tử vong ở người trên thế giới được ghi nhận từ việc tìm bắt Ốc nón-đá. Nó không hung dữ, bị chích xảy ra khi thợ lặn vùng nước sâu không xử lý đúng. Ốc nón-đá sống ở vùng biển Ấn Độ Dương, biển Thái Bình Dương và biển Đỏ.

Bạch Tuột Nhẫn Xanh (blue-ringed octopus)

Rất nhỏ, chỉ bằng kích thước một quả bóng gôn (golf), nọc độc của nó đủ mạnh để giết chết người, chất độc đủ để giết 26 người lớn trong vòng 5 phút. Đặt biệt, không có thuốc giải độc cho loại nhiễm độc Bạch tuột này. Các nhà sinh vật lặn biển tìm thấy chúng trong các vùng biển thủy triều ở Thái Bình Dương, biển Nhật Bản bà biển Úc.

Bọ Cạp Thần Chết (death stalker scorpion)

Là loài Bọ cạp cực kỳ nguy hiểm vì nọc độc của nó là loại độc tố thần kinh mạnh, gây cơn đau dữ dội, không thể chịu đựng được. Sau đó, sốt và hôn mê, co giật, tê liệt dẫn đến tử vong. May mắn, dù vết chích từ Bọ cạp này vô cùng đau đớn, độc chưa đủ để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh. Trẻ em, người già hoặc ốm yếu, bệnh tim có nguy cơ từ vong cao nhất. Bọ cạp thần chết sống vùng Bắc Phi và Trung Đông, nơi có khí hậu nóng và khô của sa mạc.

Cá Đá San Hô (stone fish)

Ngoại hình xấu xí nhưng giành giải thưởng cao nhất khi trở thành loài Cá có nhiều nọc độc nhất Thế Giới. Vùng lưng được lót bằng 13 gai giải phóng nọc độc từ 2 túi dính vào mỗi cột sống. Nọc độc của Cá đá gây đau dữ dội với khả năng gây sốc, tê liệt và chết mô tùy thuộc vào độ sâu của vết chích gây cho nạn nhân có cơn đau dữ dội. Cá đá san hô được tìm thấy sống ở vùng biển Nhiệt đới, biển nông Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và biển Đỏ.

Nhện Lang Thang Bra-Xin (Brazilian wandering Spider)

Xuất hiện trong sách kỷ lục Guinnessn Thế giới 2007 về loài nhện có nọc độc nhất. Loài nhện chịu trách nhiệm cho hầu hết các trường hợp tử vong gây ra cho con người. Loài nhện này được cho là có nọc độc thần kinh mạnh nhất trong số các loài nhện sống trên trái đất. Nọc độc của nó gây ra chứng priapism (chứng cương cứng kéo dài ở người nam) kéo dài trong nhiều giờ dẫn đến bất lực. Loài Nhện lang thang này xuất hiện nhiều trong môi trường sống tự nhiên ở Nam Mỹ: Các khu rừng Costa Rica, Columbia, Peru, Bra-xin và Paraguay.

Rắn Lục Taipan (inland taipan)

Loài Rắn lục hung dữ nhất Thế Giới thuộc họ bò, lết. Chỉ cần một vết cắn từ nó, nọc độc tiết ra đủ để giết 100 người lớn, hoặc một đội quân 250000 con chuột. Nọc của loài Rắn này độc hại gấp từ 200 đến 400 lần so với Rắn hổ mang thường và có thể giết chết một người lớn trong vòng 45 phút. Loài Rắn này lại rất nhút nhát và ít có trường hợp tử vong do y học đã có thuốc chống nọc độc loại Rắn lục này gây ra. Rắn lục taipan thường được tìm thấy ở các vùng bán khô cằn miền Trung nước Úc.

Ếch Phi Tiêu (poison dart frog)

Là loài độc vật độc nhất trên trái đất, dài 5cm. Mang nọc độc đủ để giết 10 người lớn hoặc 20000 con chuột. Chỉ cần 2 microgram (đầu cây kim) độc tố là đủ gây chết cho người hoặc động vật có vú khác. Chúng được gọi là Ếch phi tiêu vì người Da đỏ bản địa sử dụng chất độc của Ếch này bôi lên các mũi phi tiêu dùng săn mồi và chiến đấu. Ếch phi tiêu độc được tìm thấy trong rừng nhiệt đới Nam Mỹ, rừng Amazon, nước Costa Rica và Bra_xin.

Cá Nóc (puffer fish)

Có hơn 120 loài Cá nóc trên toàn Thế Giới. Da và một số cơ quan của Cá nóc rất độc đối với con người. Nhưng thịt một số loài lại là món ngon ở Nhật Bản (fugu) và Hàn Quốc, Triều Tiên (bok-uh).

Chất độc của Cá nóc tạo ra cái chết nhanh chóng và dữ dội. Nhiễm độc gây phồng gộp  lưỡi và môi, chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim đập nhanh, khó thở, tê liệt cơ bắp.

Cá nóc được tìm thấy nhiều ở vùng biển nhiệt đới, nhưng có loài chuyên sống vùng nước lợ, nước ngọt như biển Việt Nam, biển Đông Nam Á Châu.

Ảnh: Sứa hộp (Australia)

photoscreenshot/nationalgeography.the conversationinstitute/dangerousmarinecreators.


Từ khóa: 

kiến thức chung

Nhìn con sứa thích thật, muốn chạm vào nó nhưng biết rồi thì chỉ dám nhìn thôi 😂

Trả lời

Nhìn con sứa thích thật, muốn chạm vào nó nhưng biết rồi thì chỉ dám nhìn thôi 😂

Bài viết khá thú vị nhưng mình góp ý vài điều:

- Chữ venomous đầu bài bị lỗi typing kìa bạn.

- Nếu đã chú thích trong ngoặc kép () là tên khoa học thì hãy để tên khoa học từ đầu đến cuối bài, nếu đã chú thích bằng tên tiếng Anh thì cũng như vậy, chứ đừng chỗ thì bỏ tên khoa học, chỗ thì bỏ tên tiếng Anh nha bạn.

- Tên khoa học viết hoa chữ cái đầu của phần genus, không viết hoa phần species và bắt buộc viết in nghiêng cả tên.