Uyển chuyển
Tư Thế Quốc gia thông qua cách Chọn «ĐỐI TÁC Ngoại Giao»
Từ năm 2015, theo thống kê của Học viện Ngoại giao, Việt Nam CHỈ có 3 «Đối tác Chiến lược Toàn diện/Comprehensive Strategic Partners» (Nga-từ 2001; Ấn Độ-2007; Trung Quốc-2008); 11 «Đối tác Chiến lược/Strategic Partners» và 12 «Đối tác Toàn diện/Comprehensive Partners».
¤
Một cách ngoạn mục,
ngược với ước mơ của 'quý vị chuyên-ưa'–«Việt Nam-luôn-trật-ý-tui» mong muốn thấy,
tới đầu năm 2O23,
<•>. Việt Nam đã thiết lập quan hệ «Đối tác Toàn diện» với 13 quốc gia:
Nam Phi (2004); Chile, Brazil và Venezuela (cùng tháng 5/2007); Argentina (2010); Ukraina (2011); Hoa Kỳ (7/2013); Đan Mạch (9/2013); Myanmar (8/2017); Canada (11/2017); Hungary (2018); Brunei (3/2019); Hà Lan (4/2019).
<•>. Số “Đối tác Chiến lược” của Việt Nam đã 'tự nhiên tăng' lên.. 17—trong đó (tính cả 4 «Đối tác Chiến lược Toàn diện»), có 5 quốc gia đối thoại chủ chốt với khu vực khối ASEAN: Nga-từ 2001; Ấn Độ-2007; Trung Quốc-2008; Nhật Bản-4/2OO9; Hàn Quốc-1O/2OO9 — cùng Tây Ban Nha (2009); Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (2010); Đức (2011); Italy (1/2013), Thái Lan và Indonesia (cùng 6/2013), Singapore và Pháp (cùng 9/2013); Malaysia (8/2015); Philippines (11/2015); Úc (2018); New Zealand (2020).
<•>. Số “Đối tác Chiến lược Toàn diện” của Việt Nam cũng 'tự nhiên tăng' lên.. 4: thêm Hàn Quốc-5/12/2O22 (một đất nước không chấp nhận khép kín/cúi đầu, biết phục thiện, có nền văn hóa bản sắc “Hàn Lưu/Hallyu” giao thoa-lan tỏa, biết cách bảo tồn lịch sử, và phản biện xã hội tích cực-nâng cấp tính nhân văn một cách tinh tế/đồng bộ trong hầu hết các sản phẩm, công trình, tác phẩm kinh tế-văn hóa).
Quá CẦN LƯU Ý, rằng: tư tưởng truyền thống «bán họ hàng xa, mua láng giềng gần» (để “LÀ Bạn của các nước”) thể hiện rất rõ trong chủ trương Đối ngoại Việt: Với các nước khối ASEAN, hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với toàn bộ 9/9 nước thành viên khác, trong đó: 5 nước là “Đối tác chiến lược” (Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines) và 2 nước là “Đối tác toàn diện” (Myanmar, Brunei); 2 nước còn lại: Campuchia và Lào thuộc diện 'chí cốt': «Quan hệ đặc biệt».
➙ không có dấu ấn phân biệt quanh các “Đối tác” về: LỚN/nhỏ, GIÀU/nghèo, ý thức hệ, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo ở đây (có bói-moi-quét-mò.. cũng rạc rài, vô ích); mà cốt lõi cho Việt Nam Lựa Chọn “Đối tác” nằm ở chỗ: các quốc gia đó mang lại LỢI ÍCH cho tổ quốc ở những mức độ nào, và SẼ ĐỒNG HÀNH cùng nước Việt BAO XA vì chính những LỢI ÍCH ấy.
●
SO SÁNH với cộng đồng thế giới
Điểm phớt các “quan hệ Đối tác/Partnerships” trên thế giới, để hiểu rằng, đây là một khái niệm mang tính quy ước toàn cầu–mà "quý vị mơ dìm Việt Nam" từng 'đồn um/thổi tai' rằng: "do Việt Nam 'tự chế' cho xôm tụ"/"khi nguy biến làm gì có ai 'binh/bênh'" Việt Nam blah..blah..blah..
— Mỹ ➙ tổng cộng 24 đối tác chiến lược hoặc tương đương trở lên, gồm: 9 đối tác chiến lược, 3 đối tác toàn diện, 2 quan hệ đặc biệt với Anh và Israel, 2 quan hệ đồng minh ngoài NATO, 8 quan hệ đồng minh khác.
— Pháp ➙ 13 đối tác chiến lược.
— Anh, Ấn Độ ➙ mỗi nước có 12 quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược.
— Nga ➙ hơn 40 đối tác chiến lược và tương đương.
— Trung Quốc ➙ là nước có nhiều quan hệ đối tác chiến lược nhất thế giới với hơn 6O quốc gia, trong đó có 3 đối tác là tổ chức quốc tế: EU, ASEAN và Liên minh châu Phi.
❮vài tài liệu tham khảo: International Partnerships–EU-https://bit.ly/3xONBWa; Global Relations Key Partners-OECD–https://bit.ly/3m2WIzC; Global Partnerships-United Nations–https://bit.ly/3IOFkaS❯
➙ Vậy, với số “Đối tác” thu hút được như trên, tới nay, hẳn Việt Nam phải gom 'lèo tèo bè bạn' thì mới 'giúp sảng khoái' cho quý 'cao nhơn ái quốc' hả dạ ruột gan ?
●
các “Hiệp định Thương mại tự do”/FTA, các nguồn “Đầu tư trực tiếp của nước ngoài”/FDI
Là thành viên của hơn 7O tổ chức/diễn đàn khu vực, toàn cầu; hàng hóa và dịch vụ 'thâm nhập' tới 220 thị trường, Việt Nam ngày càng tham gia nhiều cơ chế, tổ chức, diễn đàn kinh tế đa phương lớn: G20, G7, BRICS, APEC, ASEM, ADB, AIIB, SCO... Là điểm đến an toàn, đáng tin cậy cho các nhà đầu tư, khách du lịch quốc tế, NÊN, tới 2O23 “chỉ mới có” 71 nước (nhiều hơn số 6O “Đối tác” của Trung Quốc) công nhận — ở Việt Nam đang vận hành «nền kinh tế thị trường» (links kiểm tra: “Vietnam's shift from a centrally planned to a market economy”–World Bank–https://bit.ly/3KACvLQ; “Vietnam has trade relations with over 220 partners and 71 countries have recognized Vietnam's market economy status”–https://bit.ly/3IOD1Vg; “Vietnam has achieved impressive progress towards the Sustainable Development Goals (SDGs) from a centralized to a market economy, combining government planning with free-market incentives.”–IMF–https://bit.ly/3IhEdPy).
¤
Tính đến 22/2/2023, Việt Nam đã tham gia 17 FTA với 60 nền kinh tế, trong đó có 15 FTA đang thực thi, 2 FTA đang đàm phán. Loạt FTA triển khai những năm gần đây như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP... đang tạo đà rất lớn cho xuất khẩu hàng hóa Việt sang các thị trường không dễ đột phá–https://bit.ly/3IMNO2g; 06/02/2023–https://bit.ly/3xJ3blV.
¤
Nguyên năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót gần 28 tỷ USD vào 54/63 tỉnh-thành phố, cụ thể: 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế Việt. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư (có nghĩa.. không phải gia công thô, lắp ráp thuê.. như ❛bị chửi chê 24/7x366❜); Singapore-Hàn Quốc-Nhật Bản tiếp tục giữ các vị trí nhất, nhì, ba giữa 1O8 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam (chả phải Mỹ, Trung, Pháp, Anh gì..).
➙ Chắc hẳn Thị trường Việt Nam 'u ám', Ngoại giao Việt Nam 'rụt rén, thụt thò' nên mới.. thu hút nước ngoài tới.. 'rong chơi bố thí' chăng ? (link nội/ngoại để kiểm tra: https://bit.ly/3lX8qvJ; Foreign direct investment into Vietnam rose 13.5 percent from a year earlier‐January 2023; https://bit.ly/3KrdNO2).
●
Khiếm-Ưu, Lồi-Lõm
Trên khắp thế giới, ở mọi thời đại, Mạnh/Yếu, Ưu/Khuyết không hề giản đơn, tách bạch khi chúng luôn là những mặt âm/dương, trội/ẩn của mọi vấn đề cần soi xét/mổ xẻ. Đối với hiệu ứng của một nền Ngoại Giao, các mảng màu này lại càng quyện lẫn vào nhau một cách hiện thực, thường tình.
Thành tựu ngoại giao Việt Nam không chỉ riêng của “ngành”–nơi ngoài chức năng thực hiện nghiêm cẩn nhiệm vụ được giao, còn ẩn náu cả những 'con sâu/bầy gián' như những vụ lùm xùm của Sứ quán Việt Nam năm 2018 quanh các 'phi vụ' buôn bán sừng tê giác tại Nam Phi, và phơi vây cá mập ở Chile–https://bit.ly/3Z9xTB3; vụ án tổ chức các "chuyến bay giải cứu dịch Covid-19", nhằm trục lợi cá nhân, liên quan tận 5 bộ: Ngoại giao, Y tế, Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng (https://bit.ly/3EwTPO9) với hơn 40 cá nhân bị khởi tố (https://bit.ly/3SplupS); hoặc tệ nạn mua bán cấp/chức trong “ngành” khó phát hiện vì tỉ lệ lọt vào “tinh hoa” giới này quá “bé xiu-muốn nựng/cưng-muốn xỉu” v.v.. Tương tự thế, các quốc gia khác, vẫn trầy trật “mỗi nhà mỗi cảnh”, không thơm tho như 'tưởng' & 'mơ'.
¤
Cùng ASEAN tích cực đàm phán về COC, phân định vùng đặc quyền kinh tế trên biển Đông với Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia..nghiên cứu các khả năng hợp tác cùng phát triển–Ngoại giao Việt Nam vừa bảo vệ được chủ quyền, vừa giữ vững môi trường hòa bình-ổn định, vừa xử lý cân bằng quan hệ giữa các nước lớn & các nước láng giềng. Làm được “chuyện nhỏ híu” này, hẳn cũng không bao giờ 'giúp nổi' các 'thiên sứ toàn năng trên mạng ảo' hài lòng. Thực tế 'phũ phàng' này cho thấy: đối ngoại của Việt Nam thời gian qua vận hành theo hình thái 'ngoại giao Nhà nước' kết hợp 'đối ngoại Nhân dân', nhưng.. 'tinh thần tre Việt & tâm thế Là-Bạn' còn xa mới trở thành một bản sắc đối ngoại mang tính hệ thống, xuyên suốt, được triển khai đồng bộ 1OO% trên..mọi vùng miền tổ quốc.
¤
Thành tựu tụ về từ nhiều tầng lớp công dân của một nước từng đổ máu xương để độc lập-thống nhất: NHẮC NHAU không chặt chém tiền du khách, NHẮC NHAU không lừa người nước ngoài, NHẮC NHAU không kỳ thị vì quốc tịch hay ý thức hệ..
Gần nhất vừa diễn ra: hoạt động cứu hộ cứu nạn của 2 đoàn Việt Nam gồm 24 công an và 76 quân nhân, ngay sau trận động đất khốc liệt 7,8 độ richter ngày 6-2 ở khu vực miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, và viện trợ cho Syria, bất chấp 'sự cấm vận trợn trừng' của đấng hoàng thượng ❛Pax Americana❜ hay cao giọng 'nhơn ái quyền người' (☘️ ảnh). Quân đội và Công an–những người không trong “ngành” nhưng tạo hiệu ứng ngoại giao sáng rỡ cho toàn bộ tên tuổi Việt Nam; thành tựu 'ngành ngoại giao' Việt còn đến từ những bàn thắng thông minh và sạch của tuyển nữ và nam trong hàng chuỗi “mang chuông bóng đá đi phượt xứ người” khiến nức lòng cả nước. Các thành tựu của 'ngành' ngoại giao Việt, không thể chỉ đến từ riêng “ngành”, còn vì:
không ít con dân Việt-không phân biệt bắc/nam, trước khi trở thành cán bộ ngoại giao, vốn đã là những “đại sứ bẩm sinh” của một đất nước hiểu lễ nghĩa/quý tình người: từ phẩm cách không thích cúi đầu-quỳ gối-uốn lưng-đu vịn, muốn giới thiệu vị ngon ẩm thực/nét nhã trang phục Việt với bè bạn nước ngoài.. đến văn hóa mến khách-chuộng hòa bình-ghét đạn bom, xả súng-mê sang-khoe chảnh-xiên xỏ-đổ thừa; thành tựu của 'ngành' ngoại giao tỏa từ những cậu/cô lính mũ xanh 'mê hoặc' dân châu Phi bằng phong thái 'đi dân nhớ-ở dân thương' của bộ đội cụ Hồ, tới lá phiếu lặng thầm giữa “ô hợp quốc”, kiên trinh-chọn lý đúng-tình sâu, không theo số đông-dụ hù-lươn lẹo.
●
đã & sẽ PHÁT TRIỂN HƠN NỮA
.. Xa hơn một chút, và rộng hơn một chút:
“Xu thế Ngoại giao” trong 2 lĩnh vực phức hợp: «Văn hóa•Nghệ thuật•Học thuật» và «Du lịch•Công nghệ cao» của Việt Nam, ít nhất trong 3O năm tới, tiếp tục là “thị trường màu mỡ” cho những cá thể thực sự tài năng đang tìm dư địa để 'khởi nghiệp' và dám chịu thách thức để tỏa sáng (thay vì càm ràm, chọt thọt, cương cự.. qua ngày). Đó, cũng là những “trận địa”-không tiếng súng nhưng chắc chắn có “thương vong”, có “tội đồ”, lẫn “anh hùng”, vì các lĩnh vực (dung chứa những ranh giới lý/tình mong manh hơn hẳn “trận tuyến Giáo Dục/Y Tế”) này–vừa cần hàm lượng chất xám cao, dễ tổn thương quy mô lớn ở kiến trúc thượng tầng lẫn ở hạ tầng dân gian, vừa dung chứa vô vàn nghịch lý cần thấu hiểu sâu và hóa giải rộng, lại vừa phải “chữa lành” cho “tâm thức Việt” trước khi kỳ vọng “tâm thế Việt” có thể lan tỏa tới các nước khác (“Hallyu”–hàm chứa “tâm thức Hàn”, là một điển hình hiếm hoi thành công, đang lan tỏa sâu rộng “tâm thế Hàn” ra ngoài khu vực châu Á).
• • •
Vượt bao chông gai/bùn bựa, TƯ THẾ Việt Nam.. bước dần lên những cấp độ 'Choáng' hơn:
Theo dự báo của OECD/Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm các nước phát triển OECD vào khoảng 2O5O (27 năm nữa, khi dollars được dự kiến.. vẫn phấp phới tung tăng). Trích: “Viet Nam, OECD sign MoU to strengthen co-operation over next 5 years”–05/11/2021-https://bit.ly/3XUB51Q; https://bit.ly/3lWYBOq; https://bit.ly/3Ky2qUv.
▪︎Lưu ý 'khẽ': trong số 38 thành viên Chính Thức của “CLB nhà giàu phát triển, phần tuyệt đại là da trắng” này (chỉ mới có 3 thành viên châu Á: Israel, Nhật, Hàn), chưa hề có một quốc gia nào thuộc “xóm nhà lá ASEAN”, dĩ nhiên, Singapore cũng.. chưa (since 2018, Indonesia, Thailand and Viet Nam have become members of "the OECD Development Centre" only, while Singapore since 2015).
¤
Nhìn vào cấp độ “Đối tác Toàn diện” và «Đối tác Chiến lược Toàn diện», để hiểu ĐÚNG về độ tin cậy-mức ứng xử trong giao tiếp của Việt Nam với các nước: đâu là “BẠN” và ai còn ở mức “bè”; để Hiểu ĐỦ về những nỗ lực tưởng chừng như.. quá thảnh thơi, 'dễ như chửi-phê-chê sảng' trong những năm tháng ròng rã mà Việt Nam từ tốn “rũ bùn đứng dậy”, đồng hành cùng thế giới; qua đó, bật tòi ra: những dạng người Việt nào đã âm thầm chia sẻ ngọt-cay-bùi-đắng với sự trưởng thành của cả dân tộc hơn 99 triệu (https://bit.ly/3SpB7h2), còn những ai thì..KHÔNG (không 'thấy', không 'biết', không muốn 'hiểu', vờ không hiểu biết v.v..).
➙ Lẽ đương/tất/dĩ nhiên, chắc chắn "xứ Việt-phải-cúi đầu" vẫn sẽ “suy sụp khủng khiếp” trong mắt 'một số tuệ nhơn' luôn hoàn hảo-vệ sinh-đỉnh của chóp, luôn ưa thích nghiêng chao về Âu Tây hơn, hoặc rơm rớm hồi vọng về Bắc Mỹ hơn, chẳng hạn.
• • •
Hiểu sâu hơn như thế nào về mối tương quan giữa 3 quốc gia mà Việt Nam có “Quan hệ đặc biệt” (Lào, Campuchia, Cuba), và 4 “Đối tác Chiến lược Toàn diện” (Nga, Ấn, Trung, Hàn) ? Tại sao lại chọn Hàn, mà không phải Triều, hay Nhật, hay Singapore ? Điểm khác biệt gì giữa biểu tượng "cây tre" và "cây sậy" ? (chính sách "ngoại giao cây sậy" của Thailand–chưa được thấy văn bản tiếng Anh nào DỊCH khái niệm 'sậy' này, nhưng, 8O% văn bản Việt liên tục cóp chép nhau, ngay từ trước 1975 ?); liệu 'định hướng' "ngoại giao Cây Tre" đã và sẽ giúp Việt Nam duy trì bền vững VỊ THẾ trong ứng xử quốc tế, sẽ giúp TƯ THẾ “LÀ Bạn của các nước” (không phải tư thế 'LÀm Bạn' như kỳ vọng quỵ lụy mà quý vị muốn dìm Việt Nam rất mê..gán ghép loăng quăng, xỏ xiên, rúc rích) của Việt Nam được 'cứu rỗi' khi nguy cấp, nếu có ? — vô vàn những “câu chuyện dài, sâu” như thế, rõ ràng không dễ.. bóp/ép/nén/tém.. trong khuôn khổ “hỏi lẹ-đáp nhanh” vài trăm từ phớt lướt-bỗ bã được.
Hơn nữa, hiện nay, dành thời gian tỉ mẩn để hiểu tương đối 'đủ khách quan-rõ bản chất' một vấn đề.. dường như là điều quá xa xỉ đối với 'một số vị' chưa quen/chả khoái với phong cách chân thành sẻ chia kiến thức, mặc nhiên xem mạng xã hội chỉ là nơi.. đổi khẩu vị/rong ruổi/tung hê/chì chiết v.v..miễn phí, sau những giờ bươn chải/nghễu nghện của một ngày.
●
Nền ngoại giao, góp phần tạo nên, trưng bày dung mạo, sắc diện Văn Hóa-Văn Minh của mỗi quốc gia–Việt Nam càng không nằm ngoài thông lệ và quy ước này. Các nền kinh tế ngày càng lệ thuộc lẫn nhau, lợi ích kinh tế giữa các nước không thể ngưng đan xen, tương tác..thông qua “ngoại giao”. Với chiều dài trải nghiệm, bề dày lịch sử đáng tự hào của mình, nền Ngoại giao uyển chuyển, kế thừa truyền thống cương/nhu Việt Nam, đang góp phần hạn chế xu hướng cực đoan/1 chiều trong chính sách của các nước lớn, đặc biệt trong giai đoạn “cân bằng động” hiện nay của một thế giới-đang khởi đầu biến chuyển, hướng tới một “trật tự mới” không thể đảo ngược: đa phương, phi 'đơn cực-lỗi thời-chuyên lật lờ-sính mạo mị' ■
⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃
Cảm Ơn bạn Thu Hoài đã truyền cảm hứng qua câu hỏi, và đã mời mình tham gia hệ thống lại đề tài—24, Feb 2O23.