Ưu và nhược điểm tương tác của mỗi loại hình báo chí . help meeeeee :((((((?
truyền thông đa phương tiện
Báo chí có 4 loại hình: Báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình. Trong thời đại công nghệ số, ưu và nhược điểm trong tương tác của 4 loại hình này có thể hiểu như sau:
1. Đối với báo in
Đây là loại hình lâu đời nhất của báo chí, song khả năng tương tác với độc giả tương đối kém.
- Ưu điểm: Báo in đặc trưng bởi những bài viết định kỳ, chính xác, có chiều sâu. Do vậy, báo in phù hợp với đối tượng công chúng ít có thời gian tương tác mà tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác.
- Nhược điểm:
• Mang đậm phong cách tương tác một chiều.
• Sự phản hồi của người đọc trải qua rất nhiều bước, VD: gửi email, gửi thư, gọi điện để phản hồi.
• Thủ tục giải quyết còn rườm rà. Bởi, nếu bài báo đưa ra thông tin trái chiều không đúng sự thật mà bạn đọc muốn kiếu nại tố cáo thì phải làm đơn rất rắc rối.
• Trong nhiều trường hợp không chú thích địa chỉ trong bài, người đọc rất khó có thể liên hệ cũng như tìm kiếm về những thông tin hữu ích đã được đề cập trên báo in. VD: Xác minh phương pháp chữa bệnh, liên hệ địa chỉ với thầy thuốc,...
2. Đối với báo điện tử, phát thanh, truyền hình
- Ưu điểm:
• Tính tương tác cao, đa dạng, nhiều chiều. Theo đó, độc giả có khả năng phản hồi ngay lập tức với các sản phẩm báo chí họ trải nghiệm bằng cách để lại bình luận dưới bài viết. Trong trường hợp cần thiết, độc giả hoàn toàn có thể gọi điện đến tòa soạn và cơ quan phụ trách các loại hình trên để phản hồi ý kiến, nguyện vọng của bản thân. Ngoài ra, công chúng cũng có thể tham gia tương tác với nhau, phản biện lẫn nhau. Đây là biểu hiện rõ nét và khác biệt của tính đa chiều trong khả năng tương tác ở các loại hình này.
• Quy trình giải quyết có thể diễn ra nhanh chóng. Các tòa soạn, đài phát thanh và truyền hình thường phân công người trực thường xuyên và liên tục, điều này giúp quy trình giải đáp các thắc mắc, giải quyết các phản hồi diễn ra liền mạch, đơn giản, dễ dàng.
- Nhược điểm:
• Cũng bởi tính tương tác đa chiều, công chúng có thể phản hồi lẫn nhau, do vậy đôi khi sẽ dễ dàng xảy ra xung đột, tranh cãi trong phần bình luận của bài viết.
• Khó có thể tránh khỏi những phản hồi hoặc bình luận rác.
• Đối với riêng phát thanh và điện tử, bên cạnh việc tuân thủ lịch phát sóng trên các kênh truyền dẫn chính, các sản phẩm báo chí có thể thông qua đăng tải lại trên mạng xã hội để công chúng có thể chủ động thời gian xem, nghe và phản hồi.
Mai Văn Tiến
Báo chí có 4 loại hình: Báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình. Trong thời đại công nghệ số, ưu và nhược điểm trong tương tác của 4 loại hình này có thể hiểu như sau:
1. Đối với báo in
Đây là loại hình lâu đời nhất của báo chí, song khả năng tương tác với độc giả tương đối kém.
- Ưu điểm: Báo in đặc trưng bởi những bài viết định kỳ, chính xác, có chiều sâu. Do vậy, báo in phù hợp với đối tượng công chúng ít có thời gian tương tác mà tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác.
- Nhược điểm:
• Mang đậm phong cách tương tác một chiều.
• Sự phản hồi của người đọc trải qua rất nhiều bước, VD: gửi email, gửi thư, gọi điện để phản hồi.
• Thủ tục giải quyết còn rườm rà. Bởi, nếu bài báo đưa ra thông tin trái chiều không đúng sự thật mà bạn đọc muốn kiếu nại tố cáo thì phải làm đơn rất rắc rối.
• Trong nhiều trường hợp không chú thích địa chỉ trong bài, người đọc rất khó có thể liên hệ cũng như tìm kiếm về những thông tin hữu ích đã được đề cập trên báo in. VD: Xác minh phương pháp chữa bệnh, liên hệ địa chỉ với thầy thuốc,...
2. Đối với báo điện tử, phát thanh, truyền hình
- Ưu điểm:
• Tính tương tác cao, đa dạng, nhiều chiều. Theo đó, độc giả có khả năng phản hồi ngay lập tức với các sản phẩm báo chí họ trải nghiệm bằng cách để lại bình luận dưới bài viết. Trong trường hợp cần thiết, độc giả hoàn toàn có thể gọi điện đến tòa soạn và cơ quan phụ trách các loại hình trên để phản hồi ý kiến, nguyện vọng của bản thân. Ngoài ra, công chúng cũng có thể tham gia tương tác với nhau, phản biện lẫn nhau. Đây là biểu hiện rõ nét và khác biệt của tính đa chiều trong khả năng tương tác ở các loại hình này.
• Quy trình giải quyết có thể diễn ra nhanh chóng. Các tòa soạn, đài phát thanh và truyền hình thường phân công người trực thường xuyên và liên tục, điều này giúp quy trình giải đáp các thắc mắc, giải quyết các phản hồi diễn ra liền mạch, đơn giản, dễ dàng.
- Nhược điểm:
• Cũng bởi tính tương tác đa chiều, công chúng có thể phản hồi lẫn nhau, do vậy đôi khi sẽ dễ dàng xảy ra xung đột, tranh cãi trong phần bình luận của bài viết.
• Khó có thể tránh khỏi những phản hồi hoặc bình luận rác.
• Đối với riêng phát thanh và điện tử, bên cạnh việc tuân thủ lịch phát sóng trên các kênh truyền dẫn chính, các sản phẩm báo chí có thể thông qua đăng tải lại trên mạng xã hội để công chúng có thể chủ động thời gian xem, nghe và phản hồi.