Ưu điểm và nhược điểm của lý thuyết hệ thống và sinh thái học là gì?
kiến thức chung
Lý thuyết hệ thống và sinh thái học coi các sinh vật tồn tại với nhau trong một môi trường sinh thái, tác động lên nhau và tác động vào môi trường cũng như chịu tác động của môi trường. Tác động qua lại giữa các hệ thống con người và môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến an sinh của các cá nhân và của xã hội.
Môi trường xã hội trong lý thuyết này thể hiện ở 3 cấp độ: Vi mô, trung mô và vĩ mô.
Cấp vi mô là bản thân những hệ thống vi mô trong cuộc sống của cá nhân đó, gồm gia đình, bạn bè…
Cấp trung mô là những quan hệ tương tác giữa các hệ thống vi mô có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cá nhân, gồm mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, giữa gia đình và bạn bè…
Cấp vĩ mô được xem xét trên bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa có ảnh hưởng đến cá nhân, gồm các thiết chế, chính sách của nhà nước…
Lý thuyết hệ thống và sinh thái học có ứng dụng rất lớn trong công tác xã hội.
Theo Mai Kim Thanh (2011), vấn đề xã hội xảy ra khi thân chủ không tiếp cận được với những hệ thống đó hoặc có vấn đề với việc tiếp cận các hệ thống trên. Bởi vậy, lý thuyết này cung cấp cho nhân viên công tác xã hội cái nhìn toàn diện về vấn đề thân chủ đang gặp phải và có kế hoạch giúp đỡ họ một cách hiệu quả. Thuyết này quan trọng trong việc xác định những yếu tố trong hệ thống sinh thái mà thân chủ đang sống, nhân viên công tác xã hội sẽ nhìn nhận xem thân chủ liên hệ chặt chẽ với yếu tố nào, chưa chặt chẽ với yếu tố nào. Từ đó, song song với quá trình can thiệp với từng vấn đề cụ thể, nhân viên công tác xã hội có thể kết hợp, huy động được các nguồn lực có sẵn, những hệ thống chính sách cần thiết còn ẩn hoặc thân chủ chưa có điều kiện tiếp nhận để giúp cho quá trình can thiệp được hiệu quả.
Lý thuyết hệ thống và sinh thái học tạo được cách tiếp cận thống nhất từ các quan điểm khác nhau của tâm lý học, xã hội học và phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, thuyết này mang tính tương tác, giúp thúc đẩy sự tìm hiểu về tác động giữa các cá nhân với hệ thống, cho phép có sự tích hợp các quan điểm lý luận. Tuy nhiên, thuyết này không mang tính mô tả, không cho nhân viên công tác xã hội biết việc mình cần phải làm là gì. Ngoài ra, đây là một lý thuyết tổng quát, khó áp dụng vào các tình huống cụ thể, quá nhấn mạnh đến tính đoàn kết và bền vững xã hội.
Câu hỏi 2: Những ưu điểm và hạn chế của quan điểm trao quyền và biện hộ?
Trao quyền là một tiến trình hỗ trợ tăng cường khả năng của cá nhân, nhóm hay cộng đồng để bản thân họ tự đưa ra quyết định và chuyển hóa các quyết định đó thành hành động cụ thể, các kết quả cụ thể. Xét về mặt xã hội, mỗi con người có các điều kiện xã hội khác nhau: Khả năng lao động, nghề nghiệp, trình độ, điều kiện gia đình… Bên cạnh đó, họ cũng chịu những rủi ro khác nhau: Bệnh tật, thiên tai, mất mùa… Từ đó xuất hiện những cá nhân yếu thế hơn so với những cá nhân khác và những cá nhân yếu thế đó ít có cơ hội được tham gia vào các hoạt động xã hội hơn. Tuy nhiên, mỗi cá nhân, nhóm hay cộng đồng đều có thế mạnh riêng của mình. nhân viên công tác xã hội cần phải tìm hiểu, nắm bắt được những thế mạnh đó để từ đó giúp đỡ họ giải quyết vấn đề đang gặp phải.
Mục đích của trao quyền là tăng quyền lực, năng lực và sự giàu có của thân chủ. Đây chính là việc thực hiện công bằng xã hội.
Biện hộ là một quá trình hỗ trợ và cho phép cá nhân, nhóm hay cộng đồng thể hiện quan điểm và mối quan tâm của mình, tìm hiểu thông tin và hệ thống dịch vụ trợ giúp, bảo vệ và phát huy quyền và nghĩa vụ của mình… Biện hộ còn là một hình thức của trao quyền. Trong công tác xã hội, biện hộ là một trong bốn vai trò của nhân viên công tác xã hội. Khi làm việc với thân chủ, nhân viên công tác xã hội cần đánh giá, phân tích những nhu cầu, mong muốn cũng như những nguồn lực của thân chủ. nhân viên công tác xã hội phải bảo vệ những nhu cầu chính đáng của thân chủ.
Trao quyền và biện hộ là cặp quan điểm song hành trong phần lớn chương trình can thiệp công tác xã hội. Đây chính là công cụ để nhân viên công tác xã hội thực hành can thiệp đối với cá nhân, nhóm hay cộng đồng. Trong quá trình đó, mâu thuẫn giữa các nguồn lực tham gia trao quyền và biện hộ là điều không thể tránh khỏi bởi những mong muốn đến từ thân chủ khác với những điều nhân viên công tác xã hội muốn đem lại cho họ, hoặc giữa thân chủ và nhân viên công tác xã hội không đưa ra cùng quan điểm…
Hạ Quỳnh Chung
Lý thuyết hệ thống và sinh thái học coi các sinh vật tồn tại với nhau trong một môi trường sinh thái, tác động lên nhau và tác động vào môi trường cũng như chịu tác động của môi trường. Tác động qua lại giữa các hệ thống con người và môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến an sinh của các cá nhân và của xã hội.
Môi trường xã hội trong lý thuyết này thể hiện ở 3 cấp độ: Vi mô, trung mô và vĩ mô.
Cấp vi mô là bản thân những hệ thống vi mô trong cuộc sống của cá nhân đó, gồm gia đình, bạn bè…
Cấp trung mô là những quan hệ tương tác giữa các hệ thống vi mô có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cá nhân, gồm mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, giữa gia đình và bạn bè…
Cấp vĩ mô được xem xét trên bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa có ảnh hưởng đến cá nhân, gồm các thiết chế, chính sách của nhà nước…
Lý thuyết hệ thống và sinh thái học có ứng dụng rất lớn trong công tác xã hội.
Theo Mai Kim Thanh (2011), vấn đề xã hội xảy ra khi thân chủ không tiếp cận được với những hệ thống đó hoặc có vấn đề với việc tiếp cận các hệ thống trên. Bởi vậy, lý thuyết này cung cấp cho nhân viên công tác xã hội cái nhìn toàn diện về vấn đề thân chủ đang gặp phải và có kế hoạch giúp đỡ họ một cách hiệu quả. Thuyết này quan trọng trong việc xác định những yếu tố trong hệ thống sinh thái mà thân chủ đang sống, nhân viên công tác xã hội sẽ nhìn nhận xem thân chủ liên hệ chặt chẽ với yếu tố nào, chưa chặt chẽ với yếu tố nào. Từ đó, song song với quá trình can thiệp với từng vấn đề cụ thể, nhân viên công tác xã hội có thể kết hợp, huy động được các nguồn lực có sẵn, những hệ thống chính sách cần thiết còn ẩn hoặc thân chủ chưa có điều kiện tiếp nhận để giúp cho quá trình can thiệp được hiệu quả.
Lý thuyết hệ thống và sinh thái học tạo được cách tiếp cận thống nhất từ các quan điểm khác nhau của tâm lý học, xã hội học và phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, thuyết này mang tính tương tác, giúp thúc đẩy sự tìm hiểu về tác động giữa các cá nhân với hệ thống, cho phép có sự tích hợp các quan điểm lý luận. Tuy nhiên, thuyết này không mang tính mô tả, không cho nhân viên công tác xã hội biết việc mình cần phải làm là gì. Ngoài ra, đây là một lý thuyết tổng quát, khó áp dụng vào các tình huống cụ thể, quá nhấn mạnh đến tính đoàn kết và bền vững xã hội.
Câu hỏi 2: Những ưu điểm và hạn chế của quan điểm trao quyền và biện hộ?
Trao quyền là một tiến trình hỗ trợ tăng cường khả năng của cá nhân, nhóm hay cộng đồng để bản thân họ tự đưa ra quyết định và chuyển hóa các quyết định đó thành hành động cụ thể, các kết quả cụ thể. Xét về mặt xã hội, mỗi con người có các điều kiện xã hội khác nhau: Khả năng lao động, nghề nghiệp, trình độ, điều kiện gia đình… Bên cạnh đó, họ cũng chịu những rủi ro khác nhau: Bệnh tật, thiên tai, mất mùa… Từ đó xuất hiện những cá nhân yếu thế hơn so với những cá nhân khác và những cá nhân yếu thế đó ít có cơ hội được tham gia vào các hoạt động xã hội hơn. Tuy nhiên, mỗi cá nhân, nhóm hay cộng đồng đều có thế mạnh riêng của mình. nhân viên công tác xã hội cần phải tìm hiểu, nắm bắt được những thế mạnh đó để từ đó giúp đỡ họ giải quyết vấn đề đang gặp phải.
Mục đích của trao quyền là tăng quyền lực, năng lực và sự giàu có của thân chủ. Đây chính là việc thực hiện công bằng xã hội.
Biện hộ là một quá trình hỗ trợ và cho phép cá nhân, nhóm hay cộng đồng thể hiện quan điểm và mối quan tâm của mình, tìm hiểu thông tin và hệ thống dịch vụ trợ giúp, bảo vệ và phát huy quyền và nghĩa vụ của mình… Biện hộ còn là một hình thức của trao quyền. Trong công tác xã hội, biện hộ là một trong bốn vai trò của nhân viên công tác xã hội. Khi làm việc với thân chủ, nhân viên công tác xã hội cần đánh giá, phân tích những nhu cầu, mong muốn cũng như những nguồn lực của thân chủ. nhân viên công tác xã hội phải bảo vệ những nhu cầu chính đáng của thân chủ.
Trao quyền và biện hộ là cặp quan điểm song hành trong phần lớn chương trình can thiệp công tác xã hội. Đây chính là công cụ để nhân viên công tác xã hội thực hành can thiệp đối với cá nhân, nhóm hay cộng đồng. Trong quá trình đó, mâu thuẫn giữa các nguồn lực tham gia trao quyền và biện hộ là điều không thể tránh khỏi bởi những mong muốn đến từ thân chủ khác với những điều nhân viên công tác xã hội muốn đem lại cho họ, hoặc giữa thân chủ và nhân viên công tác xã hội không đưa ra cùng quan điểm…