Uống nước nhiều có tốt không?

  1. Sức khoẻ

Lâu nay chúng ta vẫn được khuyên là nên uống nhiều nước 1 chút, ngày uống thêm từ 2-3 lít nước (dù không thực sự khát). Tuy vậy tôi có đọc được một bài viết của Tiến sỹ, Lương y Ngô Đức Vượng, rằng chúng ta không nên uống nước khi không khát. Uống nhiều chẳng có tác dụng gì, chỉ tổ hại thận.

Từ khóa: 

sức khoẻ

Mình gửi bạn thao khảo bài viết này nha:

1, Uống nhiều nước giúp loại bỏ độc tố
Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố. Khi bạn uống đủ nước, các độc tố sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua việc tiết mồ hôi.
2, Uống nhiều nước giúp thận khỏe
Thận là cơ quan lọc nước duy nhất và nó hoàn toàn phụ thuộc vào nước để hoạt động. Do vậy uống nhiều nước hàng ngày sẽ giúp thân hoạt động hiệu quả và luôn khỏe mạnh, đặc biệt là với những người cao tuổi.
3, Uống nhiều nước giúp da sáng đẹp hơn
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp nâng cao khả năng đàn hồi và tăng độ ẩm cho da. Bởi khi uống nhều nước sẽ làm đầy các tế bào. Nhờ vậy mà da mặt trở nên căng minh hơn.
4, Uống nhiều nước giúp giảm cân hiệu quả
Nước không chứa calo nhưng lại giúp đốt cháy calo. Theo nhiều công trình nghiên cứu, uống nước trước khi ăn sẽ giúp bạn có cảm giác no và ăn ít đi. Vì vậy, thay vì uống các loại đồ uống nhiều calo thì bạn hãy uống nước lọc sẽ giúp bạn kiểm soát cân năng hiệu quả.
5, Uống nhiều nước giúp giảm căng thẳng
Trong não người có đến khoảng 70% đến 80% nước. Tình trạng thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ của bạn.
6, Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa mụn và trứng cá
Nước có khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và làm sạch lỗ chận lông. Vì vậy mà nó có tác dụng ngăn ngừa mụn và trứng cá. Để tăng thêm tác dụng chống mụn trứng cá và giúp da trắng sáng hơn, bạn nên thêm một chút nước cốt chanh vào cốc nước lọc.
7, Uống nhiều nước giúp hỗ trợ tiêu hóa
Để cơ thể có thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, bạn cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nước giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn trong cơ thể và ngăn ngừa táo bón và các hiện tượng bất thường.
8, Uống nhiều nước giúp phòng chống bệnh tật
Nước giúp giảm tình trạng tắc nghẽn và tăng cường đào thải độc tố ra ngoài cơ thể giúp cơ thể có thể trạng tốt hơn. Đây là bước đầu tiên để phòng ngừa các loại bệnh đặc biệt là cảm cúm theo mùa.
9, Uống nhiều nước giúp giảm rủi ro mắc bệnh ung thư

Nước giúp duy trì các tế bào luôn được sạch sẽ và có thể góp phần chống lại một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư đường ruột.

Vậy,  Uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Uống ít nước không tốt cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều nước cũng gây hại không kém. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày bạn nên uống 2 lít nước. Tuy nhiên, lượng nước này còn phụ thuộc vào môi trường, thể trạng, chế độ dinh dưỡng…
Nếu bạn thường xuyên vận động thể chất hay ngồi máy lạnh cả ngày thì cần cung cấp cho cơ thể lượng nước nhiều hơn. Vào mùa hè thì cần uống nhiều nước hơn so với mùa đông. Ngược lại, nếu bạn là người tiêu thụ nhiều rau và trái cây thì có thể uống ít nước hơn bởi trong rau và trái cây cũng có chứa một lượng nước nhất định.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên lắng nghe cơ thể mình. Bởi mọi triệu chứng thiếu hay thừa nước đều được cơ thể phản ánh rất rõ ràng.

Trả lời

Mình gửi bạn thao khảo bài viết này nha:

1, Uống nhiều nước giúp loại bỏ độc tố
Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố. Khi bạn uống đủ nước, các độc tố sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua việc tiết mồ hôi.
2, Uống nhiều nước giúp thận khỏe
Thận là cơ quan lọc nước duy nhất và nó hoàn toàn phụ thuộc vào nước để hoạt động. Do vậy uống nhiều nước hàng ngày sẽ giúp thân hoạt động hiệu quả và luôn khỏe mạnh, đặc biệt là với những người cao tuổi.
3, Uống nhiều nước giúp da sáng đẹp hơn
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp nâng cao khả năng đàn hồi và tăng độ ẩm cho da. Bởi khi uống nhều nước sẽ làm đầy các tế bào. Nhờ vậy mà da mặt trở nên căng minh hơn.
4, Uống nhiều nước giúp giảm cân hiệu quả
Nước không chứa calo nhưng lại giúp đốt cháy calo. Theo nhiều công trình nghiên cứu, uống nước trước khi ăn sẽ giúp bạn có cảm giác no và ăn ít đi. Vì vậy, thay vì uống các loại đồ uống nhiều calo thì bạn hãy uống nước lọc sẽ giúp bạn kiểm soát cân năng hiệu quả.
5, Uống nhiều nước giúp giảm căng thẳng
Trong não người có đến khoảng 70% đến 80% nước. Tình trạng thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ của bạn.
6, Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa mụn và trứng cá
Nước có khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và làm sạch lỗ chận lông. Vì vậy mà nó có tác dụng ngăn ngừa mụn và trứng cá. Để tăng thêm tác dụng chống mụn trứng cá và giúp da trắng sáng hơn, bạn nên thêm một chút nước cốt chanh vào cốc nước lọc.
7, Uống nhiều nước giúp hỗ trợ tiêu hóa
Để cơ thể có thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, bạn cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nước giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn trong cơ thể và ngăn ngừa táo bón và các hiện tượng bất thường.
8, Uống nhiều nước giúp phòng chống bệnh tật
Nước giúp giảm tình trạng tắc nghẽn và tăng cường đào thải độc tố ra ngoài cơ thể giúp cơ thể có thể trạng tốt hơn. Đây là bước đầu tiên để phòng ngừa các loại bệnh đặc biệt là cảm cúm theo mùa.
9, Uống nhiều nước giúp giảm rủi ro mắc bệnh ung thư

Nước giúp duy trì các tế bào luôn được sạch sẽ và có thể góp phần chống lại một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư đường ruột.

Vậy,  Uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Uống ít nước không tốt cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều nước cũng gây hại không kém. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày bạn nên uống 2 lít nước. Tuy nhiên, lượng nước này còn phụ thuộc vào môi trường, thể trạng, chế độ dinh dưỡng…
Nếu bạn thường xuyên vận động thể chất hay ngồi máy lạnh cả ngày thì cần cung cấp cho cơ thể lượng nước nhiều hơn. Vào mùa hè thì cần uống nhiều nước hơn so với mùa đông. Ngược lại, nếu bạn là người tiêu thụ nhiều rau và trái cây thì có thể uống ít nước hơn bởi trong rau và trái cây cũng có chứa một lượng nước nhất định.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên lắng nghe cơ thể mình. Bởi mọi triệu chứng thiếu hay thừa nước đều được cơ thể phản ánh rất rõ ràng.

Ý của bạn Gia Bách cũng tương đối đầy đủ nên mình cũng đồng ý kiến rằng việc uống nhiều nước đúng là không tốt mà thiếu nước cũng không ổn, quan trọng là chúng ta cần uống đủ để duy trì hoạt động cơ thể thường ngày thôi!

Uống nhiều thì không tốt mà quan trọng bạn phải uống đủ, thể trạng của cơ thể khoảng 2l nước/ngày bao gồm nước lọc, nước hoa quả, nước dừa,... Nên uống nước khi có cảm giác khát. Không ép buộc bản thân phải uống quá nhiều nước để dự trữ trước.

  • Có thể uống thêm 500ml nước nếu hoạt động ngoài trời hay thời tiết nắng nóng.

Nếu mất nhiều mồ hôi khi chơi thể thao, có thể dùng dung dịch điện giải hay bổ sung viên uống điện giải, giúp bù đắp lượng natri trong cơ thể. Tóm lại, hoàn toàn không có tiêu chuẩn chính thức nào về lượng nước một người cần uống mỗi ngày. Lượng nước hấp thụ phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố như trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động thể chất, khí hậu, tình trạng sức khỏe, giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng thừa nước, chỉ nên uống nước theo nhu cầu, giúp giữ quá trình chuyển hóa nước và điện giải luôn được ổn định bạn ạ

Còn khi cơ thể bạn thừa nước thì sẽ xảy ra việc khi cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn mức bài tiết ra ngoài và mức natri bình thường trong máu bị pha loãng. Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê.

Khái niệm “quá tải nước” ở những bệnh nhân này cũng thường đi kèm với chứng "hạ natri máu do tập thể dục". Sự dư thừa nước gây ra tình trạng đào thải quá mức muối khoáng dẫn đến mất cân bằng nước-điện giải sau đó. Trong thực tế, uống quá nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước. Dưới đây là dấu hiệu của việc uống nhiều nước quá mức và hậu quả tai hại của nó mà mình mới tìm hiểu ra được:

- Ảnh hưởng đến thận:

Thận là cơ quan có chức năng lọc nước, do đó, nếu bạn uống nước quá mức sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên. Lâu ngày, thận mệt mỏi, chức năng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận.

- Bị chuột rút:

Sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút. Điều này xảy ra lượng nước cơ thể phải đào thải quá nhiều làm giảm mức điện giải. Mức điện giải thấp có thể dẫn đến chuột rút.

- Luôn mệt mỏi và căng thẳng:

Điều này xảy ra khi cơ thể nạp quá nhiều nước trong một thời gian ngắn. Khi đó, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa và điều này kích thích tuyến thượng thận (chịu trách nhiệm đối phó với căng thẳng) quá mức. Khi có quá nhiều hormon căng thẳng trong cơ thể có thể còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

- Hại tim:

Uống quá nhiều nước có thể làm tổn thương trái tim. Điều này xảy ra bởi vì uống quá nhiều nước có thể làm tăng thể tích máu trong cơ thể của bạn, do đó sẽ tăng gánh nặng cho tim. Áp lực không cần thiết này thực sự có thể làm hư hỏng các mạch máu, cũng có thể dẫn tới động kinh trong một số trường hợp.

- Tổn thương não:

Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước. Ngộ độc nước có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí trong trường hợp cực đoan có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Qua những lời chia sẻ này, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc của mình. Mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức và cái nhìn mới về việc chăm sóc bản thân kỹ càng hơn nhé!

Trước giờ mình thường được bác sĩ khuyên là nên uống đủ lượng nước mỗi ngày, cụ thể là khoảng 2 lít nước/ngày là đủ; nhưng hầu như trung bình ngày mình chỉ uống khoảng 1.5 lit thôi và đang cố cải thiện, vì bản chất da mình khô nữa.

Theo mình thấy thì lượng nước 2l/ngày là vừa đủ cho việc cung cấp năng lượng để hoạt động trong một ngày, mình phân chia thời gian hợp lý uống nước, không hẳn là khi nào cực kỳ khát mới uống vì nếu ít vận động mạnh, cơ thể ít khi ra hiệu là mình đang rất khát; cũng không phải khi đang no nê mà vẫn phải cố uống nước vào cho đủ KPI, nói chung mình cứ uống đều đều, không ép hạ cơ thể.

Như bạn có nói, uống nước nhiều có nguy cơ hại thận, điều này lại phụ thuộc vào môi trường sống, thể trạng, chế độ dinh dưỡng, tính chất công việc hàng ngày...

Nếu bạn là người thường xuyên vận động thể chất hoặc ngồi máy lạnh cả ngày thì cần nhiều lượng nước hơn. Hay vào mùa hè thì cần uống nhiều hơn mùa đông. Ngược lại, nếu bạn là người tiêu thụ nhiều rau và trái cây thì có thể giảm uống nước lại bởi trong rau và trái cây cũng chứa một lượng nước nhất định.

Vì vậy, lượng nước cơ thể cần là khác nhau, cố gắng vừa đủ, ko thừa ko thiếu =))