Uống Coca Light gây béo phì và ung thư, đúng hay sai?
Trước khi đọc tiếp, mình xin được hỏi bạn vài câu:
- Bạn có uống các loại coca ăn kiêng không? Coca Light, Pepsi Light, Coca Zero? Hay bất kỳ loại nước ngọt có ga ăn kiêng khác? Nếu không, tại sao bạn không uống?
- Bạn nghĩ uống các loại nước này có khiến bạn tăng cân không? Và nó có hại gì cho cơ thể?
Sau khi đã tự đưa ra câu trả lời của bạn rồi, mời bạn đọc tiếp vì mình xin được nêu ra một số ý kiến của mình về vấn đề này.
Nước uống có ga: Nguyên bản vs Ăn kiêng
Chắc các bạn ai cũng nghe ra rả tác hại của nước uống có ga với vóc dáng rồi. Bất kỳ món nước nào mà chúng ta hay gọi là “nước ngọt”, “nước ngọt có ga”, “soda” hầu hết đều được cho là nguyên nhân gây thừa cân phổ biến. Tại sao? Việc nghiện các loại nước ngọt có ga là nguyên nhân khiến nhiều người phát phì bởi lượng đường đưa vào cơ thể rất lớn trong mỗi chai (lon) nước.
Tác hại của nước ngọt có ga thì khỏi phải bàn nhé. Google là ra một đống, nhắm mắt cũng thấy. Nhưng hôm nay mình sẽ không bàn tới các loại nước có ga thông thường. Mình muốn nhắc tới các loại nước có ga “ăn kiêng”, mà phổ biến nhất đó là Coca Light, Pepsi Light hay Coca Zero, được quảng cáo và in trực tiếp trên vỏ lon rằng lượng calories tiêu thụ = 0, lượng đường = 0.“Uống Coca light còn béo và hại sức khoẻ hơn gấp mấy lần vì trong đó không phải đường bình thường mà là chất tạo ngọt (hay chúng ta vẫn gọi là đường hoá học).”
Nguồn ảnh: HuffPost
Đó là một phát biểu mình nghe thấy rất nhiều. Ít nhất là mình đã vài lần nghe từ bố mẹ và chị gái bàn tán khi thấy mình uống. Nói chung các cụ cho rằng là, uống Coca ăn kiêng chỉ là lừa phỉnh, cứ ngọt là sẽ béo, không béo vì đường thường thì béo vì đường hoá học, như thế còn hại hơn rất nhiều. Vậy rốt cuộc là món nước được quảng cáo là ‘ăn kiêng’, ‘không đường’, ‘không calo tiêu thụ’ có khiến bạn tăng cân và có hại cho cơ thể hơn loại nguyên bản hay không?
Những gì chúng ta biết về Coca Light
Coca Light/Pepsi Light hay Coca Zero không cung cấp calo và có mức đường bằng 0, như vậy đúng thực tế các loại nước này sẽ không thể trực tiếp làm ta tăng cân khi tiêu thụ, đúng chứ?
Một chai Coca nửa lít loại nguyên bản cung cấp 240 calo và chứa tới 68g đường (nhiều v~). Nếu chỉ ngồi không và tu một chai này mỗi ngày thì chắc hẳn sẽ gây ra tăng cân (trừ một số người thuộc dạng cơ thể không hấp thụ chất khi ăn uống) và vô vàn các loại bệnh khác gây ra bởi dư thừa đường. Vậy nếu Coca Light không cung cấp calo, nó chẳng thể làm tăng lượng calo chúng ta nạp vào cơ thể khi uống. Về căn bản, nếu chúng ta không ăn không uống gì khác và chỉ nốc Coca Light trong một ngày, chúng ta sẽ không thể tăng cân được vì mức nạp calo vào người = 0.
Nguồn ảnh: BáchHoáXanh.com
Tuy nhiên, liệu Coca Light có phải sẽ giúp tăng cảm giác ngon miệng, và gián tiếp gây ra tăng cân hay không?
Nhiều người (trong đó có các phụ huynh nhà mình) cho rằng: “Coca Light có chứa aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo không chứa đường và chất này gây ung thư!”. Vậy có bao nhiêu % sự thật đằng sau nhận định này?
Đừng chỉ đọc hời hợt những trang tin nói về Coca Light!
Mình không khẳng định Coca Light là tốt nhé. Nhưng khuyên các bạn đừng chỉ đọc những tin bài hời hợt search 1 2 nhát trên Google. Giờ search một cụm như này: “coca ăn kiêng có béo không” là sẽ ra một loạt các bài với tiêu đề “diet nhưng không hề diet”, “coca giảm cân đầy hiểm hoạ”, “đừng nghĩ nước ngọt không đường là tốt cho sức khoẻ”,… và vô vàn bài chỉ ra những tác hại của Coca Light khác, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
Rất tiếc là nhiều trang tin chẳng đưa ra được dẫn chứng với nguồn cụ thể, nhiều bài còn được viết bởi những bên bán thực phẩm chức năng, trà giảm cân,… và sử dụng cái gọi là nguỵ-khoa-học cóp nhặt để doạ rồ các bạn.
Ngược lại, cũng có một số trang nói rằng chúng ta có thể uống Coca Light hết sức bình thường mà không cần lo lắng gì, vì chẳng có calo, và cũng chẳng đem lại tác hại gì cho cơ thể. Well, điều đó cũng chưa chắc!
Các bạn cũng biết rồi đấy, trên mạng giờ cái gì cũng có nhưng không phải cái gì cũng tin được. Hơn nữa lại những kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, vóc dáng, tăng giảm cân lại khá phức tạp nên trắng đen lẫn lộn, khó mà lường được đúng sai.
Vậy thì mình phải tin vào đâu bây giờ?
Nếu chịu khó lùng sục internet sâu hơn một chút (thực ra thì cũng bắt đầu từ Google mà thôi), bạn có thể tiếp cận tới một số những tài liệu nghiên cứu chính thức của các trường Đại học về vấn đề này và được công khai trên các website của họ. Mò mẫm một chút, bạn sẽ tìm thấy một
“Trung bình, nếu đối tượng nghiên cứu của chúng tôi uống một lon soda ăn kiêng mỗi ngày, họ có tới 65% nguy cơ thừa cân trong 7 hay 8 năm tới, và 41% nguy cơ mắc bệnh béo phì.” Phát ngôn của cô Sharon Fowler, Thạc sỹ Y tế công cộng, đại diện bộ dịch tễ học lâm sàng thuộc Khoa dược của Health Science Center.
Những người tham gia nghiên cứu thì thường phải đa dạng ở khả năng tài chính, tình trạng sức khoẻ, gen, tầng lớp xã hội và hàng loạt những biến số khác, nên mình cũng hơi ngần ngại khi đổ lỗi tất cả cho Coca Light. Tuy nhiên có thể rút ra rằng, việc tiêu thụ Coca Light trực tiếp tương quan với khả năng tăng cân của người uống.
Ở đây ta sử dụng từ ‘tương quan’, chứ không phải là ‘gây ra’. Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy những người có uống Coca Light có nguy cơ thừa cân và béo phì cao hơn nhưng không có nghĩa rằng chỉ bởi vì họ uống Coca Light mà họ có nguy cơ này cao hơn. Theo cách hiểu của mình thì đây là hai kết luận hoàn toàn khác nhau. Chúng ta có thể đưa ra một số giả định cần làm rõ để cho thấy điều này:
- Có thể những người có uống Coca Light không ý thức để xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, trong khi những người không uống thì tìm hiểu nhiều về ăn uống lành mạnh và tuân thủ hơn?
- Có thể những người thường xuyên uống Coca Light làm các công việc áp lực (và luôn cần chút caffein để tỉnh táo) thì sao, áp lực và chế độ ăn uống nghèo nàn (có thể do làm việc khuya) dẫn tới việc họ tăng cân?
- Có thể họ uống Coca Light và tự lừa phỉnh chính mình, lấy đó làm lí do để ăn nhiều hơn các loại đồ ăn gây béo khác (chẳng hạn: “Hôm nay mình uống Coca light không béo nên ăn nhiều một chút cũng không sao.”)?
Một nghiên cứu khác của
Biểu đồ trên đây mô tả sự tương quan rõ ràng giữa mức độ tiêu thụ chất tạo ngọt trong các loại nước có ga và tỉ lệ thừa cân của người uống tại Mỹ. Mối quan hệ tương quan mạnh mẽ này có thể giúp ta đưa ra một kết luận đủ đáng tin đó là: Coca Light có thể góp phần làm tình trạng ‘béo’ của bạn nghiêm trọng hơn, nhưng đó không phải là tất cả. Thời điểm mà chất tạo ngọt không calo được đưa vào sử dụng, ngày càng nhiều sản phẩm ăn kiêng được ra đời và thật lạ kỳ, số lượng người thừa cân tại Mỹ lại tăng vọt. Vậy điều gì lý giải xu hướng này, trong khi bản chất những chất này không hề cung cấp calo cho cơ thể?
Lí giải cho câu hỏi đó, bài nghiên cứu có kết luận rằng: Chất tạo ngọt trong các loại nước có ga ăn kiêng (đặc biệt là Aspartame) dù ngọt nhưng thực tế lại không bổ sung chút đường nào, nên làm tăng cơn thèm đường, khát đường của cơ thể. Từ đó chúng ta càng có xu hướng tìm đường ở những loại đồ ăn khác.
Rốt cuộc thì bạn vẫn béo do toàn bộ những gì bạn ăn vào!
Nếu bạn ăn uống đủ chất, với một khẩu phần được kiểm soát và vẫn uống Coca Light mỗi ngày, bạn CHẮC CHẮN vẫn khoẻ mạnh và cân đối hơn một người không uống tí nào nhưng ăn uống các món khác vô tội vạ. Việc sử dụng Coca Light khiến cho người uống cảm thấy rằng mình đang ăn uống lành mạnh hơn, nhưng thực ra không đem lại bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào cho cơ thể, không đáp ứng được bất kỳ nhu cầu dinh dưỡng nào, chưa kể lại có ga, làm người uống có cảm giác nhanh đói hơn, và sẽ vô thức thiếu kiểm soát, lựa chọn những thức ăn có lượng calo cao hơn để bù đắp cho sự ‘đói dinh dưỡng’. Bạn có thể lừa vị giác và suy nghĩ của mình nhưng không thể lừa các phản ứng của cơ thể.
Vì thế, hãy chú trọng vào chế độ ăn uống và lượng dinh dưỡng trong đó, đừng đổ thừa cho việc uống Coca Light!
Nguồn ảnh: theatlantic.com
Uống Coca Light gây ung thư vì đường hoá học độc hại, đúng hay sai?
Quay trở lại câu hỏi mình có đặt ra ở đoạn đầu về những nhận định của phụ huynh nhà mình, rốt cuộc thì đường hoá học trong Coca Light hay Coca Zero có gây ung thư không? Mặc dù rất nhiều người tin rằng Aspartame (chất tạo ngọt – đường hoá học) thường thấy có trong Coca Light (và rất nhiều loại đồ uống khác) có thể gây ung thư, nhưng thực ra chưa có bất kỳ kết quả nghiên cứu nào chứng minh điều này.
Ở đây mình xin được nói thêm: Chất tạo ngọt có trong Coca Light/Pepsi Light là Aspartame, còn ở Coca Zero là Sucralose. Theo như
Do vậy, ý kiến uống Coca Light gây ung thư là đúng hay sai? Mời mọi người tự đưa ra nhận định nhé. Cá nhân mình thì quyết định rằng, đó chỉ là một ‘myth’. Tuy nhiên nếu bạn vẫn cảm thấy quá bi quan với cuộc đời và vẫn không thể tin tưởng được điều đó sau khi đọc bài này thì ok, không sao cả. Đừng uống Coca Light nữa là được!:D
Kết luận rút ra của mình
Cá nhân mình thích uống Coca Zero/Light hơn hẳn Coca thường. Coca vị nguyên bản hơi ngọt với mình nên nếu có sự lựa chọn, mình luôn chọn Coca Zero/Light để uống. Mình cuộc tạng người thở thôi cũng béo nên việc giảm càng nhiều lượng đường tiêu thụ thì càng tốt thôi. Trong 3 tháng trở lại đây mình đã cố gắng để kiểm soát chế độ ăn uống và cảm thấy tình hình vóc dáng và sức khoẻ khả quan hơn hẳn so với lúc trước. So với việc uống Coca có đường thì hiển nhiên việc uống Coca ăn kiêng là lựa chọn hợp lý và tốt hơn hẳn đối với mình rồi. Nhưng tốt hơn nữa, thì nên thay việc uống Coca ăn kiêng thành nước hoa quả tươi (không đường) hay các loại trà tươi tự nấu (không đường, đương nhiên) thay vì uống bất cứ loại nước đóng chai nào, vì chúng cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể bạn thay vì uống một thứ nước chẳng đem lại giá trị gì ngoài giải khát và ngon miệng, cũng như mình chưa tìm hiểu và kể tới các loại hoá chất khác cần phải sử dụng để sản xuất nước đóng chai (chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu,...). Mình hiểu điều này nhưng vì mình thích hương vị cola nên mình vẫn sẽ uống có chừng mực, và cố gắng đảm bảo chế độ ăn có kiểm soát để không tăng cân.:D Ngoài ra cũng không thể uống món này thay nước lọc được. Nếu cảm thấy uống nước lọc thường quá chán, thì các bạn có thể uống nước khoáng có ga, vắt thêm chút chanh cho có vị. Mình cũng thỉnh thoảng uống nước soda trắng vắt thêm chanh và bỏ muối thay cho việc uống Coca.
Sau cùng thì, mong là sau bài này các bạn có thể giải đáp cho bản thân đôi chút những khúc mắc. Mình thấy đã có người từng hỏi về Coca Light trên đây nhưng chưa có trả lời nào đủ cụ thể. Bài này mình viết có tham khảo nhiều nguồn, dịch lại, kèm theo chút quan điểm cá nhân, nếu có bất kỳ sai sót gì thì mọi người cứ bình luận bên dưới góp ý, bổ sung cho mình nhé!
____________
Bài viết được tham khảo, dịch từ các nguồn:
- Can Diet Coke make you fat? của Steve Kamb - NerdFitness.com
- Artificial Sweeteners and Cancer tại cancer.gov
- Gain weight by "going diet"? Artificial sweeteners and the neurobiology of sugar cravings của Qing Yang, Department of Molecular, Cellular and Development Biology, Yale University, New Haven, đăng tại ncbi.nlm.nih.gov
- New analysis suggests 'diet soda paradox' - less sugar, more weight của Will Sansom, đăng tại news.uthscsa.edu
diet coke
,nước có ga ăn kiêng
,giảm cân
,tăng cân
,ung thư
,sức khoẻ
,phong cách sống
Mình sẽ chia sẻ một góc nhìn khác mà mình nghĩ là nó đủ thú vị xung quanh các sản phẩm nước ngọt có đường/zero/light này.
Thứ nhất, chúng ta phải thực sự hiểu ý nghĩa của các nghiên cứu khoa học (NCKH), các NCKH khi kết luận một vấn đề gì đó, đều phải được bao hàm trong một hệ quy chiếu (tạm hiểu là các điều kiện kèm theo) nào đó. Ví dụ, khi một NCKH kết luận Oxygen là một loại khí an toàn cho sức khỏe con người, thì nó phải kèm theo cả một hệ quy chiếu (các điều kiện đi kèm) như: Oxygen ở nồng độ dưới bao nhiêu % thì mới an toàn cho sức khỏe, trong môi trường áp suất bao nhiêu, với loại sức khỏe của người như thế nào, hít một lượng bao nhiêu trong thời gian bao nhiêu,... - những điều kiện chặt chẽ như vậy thì nó mới là an toàn. Tương tự, với NCKH chỉ ra Thủy ngân gây hại cho sức khỏe con người thì nó cũng phải kèm theo một hệ quy chiếu chặt chẽ như vậy. Vì cơ thể con người vận hành theo một nguyên lý sinh học phức tạp, nên dưới góc nhìn khoa học thì không có gì là hoàn toàn có lợi hay hoàn toàn có hại, quan trọng là điều kiện gì kèm theo nó. Các vấn đề về sức khỏe thì xem như mình tôn trọng các kết luận từ các NCKH trên, mình chỉ góp là khi kết luận một NCKH cần có thêm hệ quy chiếu cho nó.
Thứ hai, nguồn gốc thực sự vì sao các nhà sản xuất lại đẻ ra các loại sản phẩm light/zero? Theo như đội truyền thông - marketing của các nhãn hàng thì họ bảo rằng họ tạo ra các sản phẩm này vì họ lo lắng cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng đó chỉ là một phần thôi, lý do quan trọng hơn là do chính phủ nhiều nước hiện tại đang đánh thuế rất mạnh vào các sản phẩm có hàm lượng đường cao (lý do là giảm số người mắc bệnh do tiêu thụ quá nhiều đường). Như Na Uy đã đánh loại thuế này từ 30 năm trước, các nước châu Âu thì 3 năm trở lại đây cũng đã bắt đầu đánh thuế "đường". Thuế thu được từ đây sẽ bổ sung cho ngân sách y tế. Công thức tính là theo hàm đường trong 100ml (như ở Anh): 5 gram là 18 xu thuế, trên 8 gram là 24 xu thuế. Chính vì loại thuế "đường" này, mà các hãng đã đẻ ra các loại nước zero/light sử dụng Aspartame - một este methyl của acid aspartic (bản chất là hương liệu tạo ngọt), có độ ngọt cao gấp vài trăm lần đường Saccarose thông thường, nhằm giảm hàm lượng đường, nhưng vẫn giữ độ ngọt cho sản phẩm (bản chất thì "ngọt" chính là điểm key ở đây).
Chung quy, mục tiêu của chính phủ các nước là muốn người dân uống ít nước ngọt hơn (bằng việc tăng thuế), nhưng mục tiêu của các hãng nước ngọt là làm sao cho mọi người uống nhiều hơn. 2 mục tiêu này conflict nhau. Nên các sản phẩm Zero/Light và các kết luận nghiên cứu khoa học "nửa vời" được tung ra là chiêu bài để các hãng nước ngọt "chiến thắng". Hình dưới là mô phỏng mối tương quan giữa tổng thuế thu được từ nước ngọt (cột đứng) và lượng nước ngọt được tiêu thụ (đường kẻ đỏ) tại nước Bỉ (số liệu trích ở báo Le Soir của Bỉ) theo từng năm - 2016 là mốc bắt đầu thu thuế "đường". Và đây cũng là tình trạng chung của đa số các nước châu Âu:
Bản chất, các sản phẩm Zero/Light phần nhiều mục đích chỉ để đối phó với luật thuế "đường" thôi - rõ ràng số liệu chỉ ra là nó rất hiệu quả. Và các NCKN như mình nói là "nửa vời" (không kèm hệ quy chiếu rõ ràng) là công cụ mà các hãng nước ngọt dùng để đánh vào tâm lý người tiêu dùng thôi. Còn về mối tương quan giữa tăng thuế và tình trạng các bệnh liên quan đến uống các sản phẩm có đường thì chưa có thống kê.
Liên hệ rộng ra thì Coca nguyên bản với Zero/Light như kiểu Thuốc là truyền thống và Thuốc là điện tử ấy. Tại Mỹ thì truyền thông mô tả Thuốc lá điện tử (ít độc) là một hình thức hữu hiệu để cai thuốc là truyền thống (độc hơn), kết quả sau 3 năm thì tỷ lệ hút thuốc là truyền thống giảm 25%. Còn riêng tỷ lệ người dưới 25 tuổi hút thuốc lá điện tử tăng 90%, 70% học sinh Mỹ hút thuốc lá điện tử, 70% số học sinh hút này đang ở trạng thái nghiện, 60% số học sinh ở trạng thái nghiện này có xu hướng chuyển sang hút cần sa. Tình trạng này nghiêm trọng đến mức nhiều bang ở Mỹ cấm thuốc lá điện tử. Tình trạng này thì lan ra cả thế giới, Ấn Độ thì mới đây họ còn cấm thuốc lá điện tử trên toàn Quốc.
Nguyễn Mai Hoàng
Mình sẽ chia sẻ một góc nhìn khác mà mình nghĩ là nó đủ thú vị xung quanh các sản phẩm nước ngọt có đường/zero/light này.
Thứ nhất, chúng ta phải thực sự hiểu ý nghĩa của các nghiên cứu khoa học (NCKH), các NCKH khi kết luận một vấn đề gì đó, đều phải được bao hàm trong một hệ quy chiếu (tạm hiểu là các điều kiện kèm theo) nào đó. Ví dụ, khi một NCKH kết luận Oxygen là một loại khí an toàn cho sức khỏe con người, thì nó phải kèm theo cả một hệ quy chiếu (các điều kiện đi kèm) như: Oxygen ở nồng độ dưới bao nhiêu % thì mới an toàn cho sức khỏe, trong môi trường áp suất bao nhiêu, với loại sức khỏe của người như thế nào, hít một lượng bao nhiêu trong thời gian bao nhiêu,... - những điều kiện chặt chẽ như vậy thì nó mới là an toàn. Tương tự, với NCKH chỉ ra Thủy ngân gây hại cho sức khỏe con người thì nó cũng phải kèm theo một hệ quy chiếu chặt chẽ như vậy. Vì cơ thể con người vận hành theo một nguyên lý sinh học phức tạp, nên dưới góc nhìn khoa học thì không có gì là hoàn toàn có lợi hay hoàn toàn có hại, quan trọng là điều kiện gì kèm theo nó. Các vấn đề về sức khỏe thì xem như mình tôn trọng các kết luận từ các NCKH trên, mình chỉ góp là khi kết luận một NCKH cần có thêm hệ quy chiếu cho nó.
Thứ hai, nguồn gốc thực sự vì sao các nhà sản xuất lại đẻ ra các loại sản phẩm light/zero? Theo như đội truyền thông - marketing của các nhãn hàng thì họ bảo rằng họ tạo ra các sản phẩm này vì họ lo lắng cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng đó chỉ là một phần thôi, lý do quan trọng hơn là do chính phủ nhiều nước hiện tại đang đánh thuế rất mạnh vào các sản phẩm có hàm lượng đường cao (lý do là giảm số người mắc bệnh do tiêu thụ quá nhiều đường). Như Na Uy đã đánh loại thuế này từ 30 năm trước, các nước châu Âu thì 3 năm trở lại đây cũng đã bắt đầu đánh thuế "đường". Thuế thu được từ đây sẽ bổ sung cho ngân sách y tế. Công thức tính là theo hàm đường trong 100ml (như ở Anh): 5 gram là 18 xu thuế, trên 8 gram là 24 xu thuế. Chính vì loại thuế "đường" này, mà các hãng đã đẻ ra các loại nước zero/light sử dụng Aspartame - một este methyl của acid aspartic (bản chất là hương liệu tạo ngọt), có độ ngọt cao gấp vài trăm lần đường Saccarose thông thường, nhằm giảm hàm lượng đường, nhưng vẫn giữ độ ngọt cho sản phẩm (bản chất thì "ngọt" chính là điểm key ở đây).
Chung quy, mục tiêu của chính phủ các nước là muốn người dân uống ít nước ngọt hơn (bằng việc tăng thuế), nhưng mục tiêu của các hãng nước ngọt là làm sao cho mọi người uống nhiều hơn. 2 mục tiêu này conflict nhau. Nên các sản phẩm Zero/Light và các kết luận nghiên cứu khoa học "nửa vời" được tung ra là chiêu bài để các hãng nước ngọt "chiến thắng". Hình dưới là mô phỏng mối tương quan giữa tổng thuế thu được từ nước ngọt (cột đứng) và lượng nước ngọt được tiêu thụ (đường kẻ đỏ) tại nước Bỉ (số liệu trích ở báo Le Soir của Bỉ) theo từng năm - 2016 là mốc bắt đầu thu thuế "đường". Và đây cũng là tình trạng chung của đa số các nước châu Âu:
Bản chất, các sản phẩm Zero/Light phần nhiều mục đích chỉ để đối phó với luật thuế "đường" thôi - rõ ràng số liệu chỉ ra là nó rất hiệu quả. Và các NCKN như mình nói là "nửa vời" (không kèm hệ quy chiếu rõ ràng) là công cụ mà các hãng nước ngọt dùng để đánh vào tâm lý người tiêu dùng thôi. Còn về mối tương quan giữa tăng thuế và tình trạng các bệnh liên quan đến uống các sản phẩm có đường thì chưa có thống kê.
Liên hệ rộng ra thì Coca nguyên bản với Zero/Light như kiểu Thuốc là truyền thống và Thuốc là điện tử ấy. Tại Mỹ thì truyền thông mô tả Thuốc lá điện tử (ít độc) là một hình thức hữu hiệu để cai thuốc là truyền thống (độc hơn), kết quả sau 3 năm thì tỷ lệ hút thuốc là truyền thống giảm 25%. Còn riêng tỷ lệ người dưới 25 tuổi hút thuốc lá điện tử tăng 90%, 70% học sinh Mỹ hút thuốc lá điện tử, 70% số học sinh hút này đang ở trạng thái nghiện, 60% số học sinh ở trạng thái nghiện này có xu hướng chuyển sang hút cần sa. Tình trạng này nghiêm trọng đến mức nhiều bang ở Mỹ cấm thuốc lá điện tử. Tình trạng này thì lan ra cả thế giới, Ấn Độ thì mới đây họ còn cấm thuốc lá điện tử trên toàn Quốc.
Nguyễn Quang Vinh
Đường hóa học có năng lượng chuyển hóa tương đương với đường ăn. Nhưng đường hóa học thì ngọt hơn gấp khoảng tận 200 lần. Có nghĩa 2 thức uống có độ ngọt như nhau thì phải uống 200 ly nước được pha bằng đường hóa học mới bằng năng lượng của 1 ly nước pha bằng đường thường. Mập thì cũng có thể đấy, nhưng mà nổ ruột trước rồi :D. Còn việc có ung thư hay không thì đến nay chưa có bằng chứng và khoa học thì chưa thấy quan ngại. Chỉ có ở VN với việc câu view câu like mà viết "như đúng rồi" vậy thôi. Và người Việt thì hễ cái gì like/share nhiều là đúng. Khổ :D
Ghost Wolf
Việc có tăng cân hay ko phụ thuộc vào lượng calo nạp vào và calo tiêu thụ. Diet Coke gần như ko có calo nên rõ ràng về mặt trực tiếp uống vào ko khác gì uống nước cả. Tuy nhiên, uống mấy cái này làm tăng cảm giác ngon miệng khi ăn, và bạn sẽ nốc vào nhiều đồ ăn khác hơn, buffet nướng hay bỏng ngô có cốc coca đi kèm thì tuyệt vời luôn.
Còn ung thư thì toàn là nói xàm, tin được lời lều báo với mấy mẹ bán hàng online chết liền, dân ta cứ cái gì dính đến "hóa học" là auto ung thư.
Khaii
Mình nghĩ dù dì thì coca ăn kiêng cũng là sản phẩm mới nên chưa chắc đc,nếu có gây ung thư thì dăm bữa nửa tháng có người bị là biết ngay,nói vậy chứ nuốn uống mà chỗ mình ko thấy bán :))
Minh Anh Đào
I Think I Can Answer
I Think I Can Answer