Ứng xử khi trẻ con tranh giành đồ chơi
- Con bạn khi chơi có tranh giành đồ chơi không?
- Trẻ con hàng xóm, bạn bè con tụ tập nhau chơi có tranh giành không?
- Ở trên lớp các trẻ có có giành đồ chơi với nhau không?
Nếu có, chắc chắn bài này dành cho bạn!
Đôi khi không hẳn là đồ chơi mới/ món gì đó mới hấp dẫn mà. Có 1 điều cực phi lý mà lại có lý: là có những món để mốc meo, thậm chí tưởng vứt đi đến nơi rồi. Thế mà khi có 1 đứa moi ra, nó bỗng trở thành cục kim cương các mẹ ạ. Và có khi trẻ con tranh nhau để có món đồ đó @@. Hàng trăm món đồ chơi trong phòng bỗng đều là...rác, không đáng lưu tâm. Chỉ có cái "món dở hơi" kia là the best!!! Hay đơn giản là nó nằm trên tay bạn khác, và thấy nó hấp dẫn thú vị, vậy là tranh giành.
1. Lý do tranh giành
Vì vốn dĩ khi trẻ chơi là muốn bày tỏ quan điểm. Trẻ tham gia chơi như chúng ta lao động, làm việc trong 1 xã hội thu nhỏ. Vậy nên khi trẻ tranh giành đồ chơi cũng là một điều dễ hiểu và các mẹ cũng coi đó là điều…bình thường. Tuy nhiên, ta cần coi đây là cơ hội để các con học hỏi và để hoà hợp hơn.
Lý do thì tỉ thứ, mỗi gia đình sẽ có 1 trải nghiệm khác nhau, tình huống khác nhau, các độ tuổi của con cũng khác nhau. Thậm chí ở trường mầm non mẫu giáo các trẻ tranh giành nhau.
2. Vậy, người lớn cần làm gì?
Cấp độ 1: Mâu thuẫn nhỏ tí ti
Có nghe và quan sát thấy nhưng lờ đi, kệ cho các con tự giải quyết, mình tiếp tục làm việc mình. (Nhưng nhớ quan sát kín đáo để can thiệp kịp thời nếu căng thẳng "leo thang")
Thực tế cho thấy bọn trẻ dàn xếp mâu thuẫn rất ổn. Đây là 1 cơ hội cho các con học được bài học trau dồi kinh nghiệm.
Cấp độ 2: Mâu thuẫn tăng cao. Cảm nhận thấy có thể có xung đột mức căng thẳng cần can thiệp
Ngay lập tức tách chúng ra
Những đứa trẻ lúc tranh giành thì cảm xúc lên cao, chúng sẽ tìm mọi cách để có được món đồ, nhẹ thì mếu máo, ấm ức, nặng thì nhảy vào nhau cào cắn, “túm tóc giật tai tát tới tấp”. Nên ngay lập tức, an toàn vẫn là trên hết.
Lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe một cách tôn trọng: Tranh giành chỉ là hành vi, là kết quả. Ẩn sau hành vi là nguyên nhân. Kể cả con khóc lóc, hay gì thì cũng cho xả hết cái ấm ức khó chịu. Bình tĩnh rồi nói chuyện và sau đó ta lắng nghe. Lần lượt từng bạn sẽ nói ra nguyên nhân.
Khi tất cả bình tĩnh, chúng ta sẽ xác định được lý do thực sự nằm ở đâu.
Chúng ta cần thừa nhận sự tức giận của các con với nhau
Nhiệm vụ này cực quan trọng vì trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng, không bị gạt đi.
Có thể giúp các con gọi tên sự tức giận , riêng điều này đã giúp con bình tĩnh rồi.
Thể hiện sự đồng cảm: "đây là vấn đề khó"
Công nhận vấn đề này khó xử thật, bố mẹ cũng chưa biết cách giải quyết sao đây: "Việc này khó thật, hai bạn đều muốn chơi mà lại có mỗi 1 cái xe ô tô".
Cho các con ra quyết định xử lý
Bố mẹ có thể thể hiện niềm tin vào khả năng của các con trong việc đưa ra 1 giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được.
"Bố mẹ nghĩ rằng cả hai con thử cùng nhau suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết xem sao. Bố mẹ tin các con làm được, và có thể đưa ra cách mà cả hai đều thấy công bằng, hợp lý".
Để hai con lại xử lý và mình đi chỗ khác
Các con cứ suy nghĩ, bàn tính xem sao, Bố/mẹ đi ra ngoài/ đi chỗ khác đã nhé.
CẤP ĐỘ 3: Nếu sau đó quay lại, mà các con vẫn tranh giành, chưa tìm được giải pháp.
Vậy lúc này ta cần ra quyết định.
"Đây là việc khó và tự các con cũng chưa dàn xếp được, vậy nên mẹ sẽ phải làm 1 việc mà có khi 1 trong 2 con không thích đâu. Đó là bố mẹ sẽ quyết định ai sẽ chơi cái gì". ( rồi ra quyết định).
Tuy nhiên sau việc này, tất cả chúng ta cần ngồi nói chuyện với nhau và ra những nguyên tắc khi chơi, hoặc quy định về việc…
Một số lưu ý:
Yêu cầu “nhường”?
Thực ra rất nhiều anh chị ấm ức khi phải nhường em trong các trường hợp này. Chúng ta cần bình tĩnh sáng suốt để trao đổi và lắng nghe trẻ. Các trẻ lớn sẽ rất ấm ức nếu đang chơi vui thì 1 kẻ “ phá đám” xuất hiện và yêu cầu phải nhường. Vậy nên cha mẹ cũng cần phải lắng nghe chứ không phải cứ thấy bé lớn tranh giành là yêu cầu lớn phải nhường bé.
Hỏi ý kiến
Khi các con đã lớn nên có nhiều sở thích rất riêng. Nếu riêng thì em muốn chơi phải hỏi xin phép, anh/chị đồng ý thì mới được chứ bố mẹ cũng không can thiệp được vì đó là đồ cá nhân của anh/chị. Và ngược lại ở anh/chị cũng vậy, không phải lớn hơn là không cần "hỏi ý kiến" em.
Nguyên tắc: Nên có những nguyên tắc khi chơi. Ví dụ: khu vực đồ chung, ai cầm vào trước chơi trước, trẻ sau muốn chơi thì phải xếp hàng hoặc hỏi xem bạn đồng ý không mới chơi cùng. Hoặc xin phép chơi nếu là đồ cá nhân.
Những hồi ức đẹp: Trẻ em cần rất rất nhiều trải nghiệm về việc giành thời gian vui vẻ bên nhau để khi các cuộc xung đột và cãi vã xảy ra thì các con ít nhiều cũng đều có hồi ức về những lúc đã từng chơi với nhau rất vui, tích cực và mình cần tìm lại điều đó.
Trẻ nhỏ tranh giành đồ chơi là "chuyện thường ở huyện". Việc của người lớn là hướng dẫn trẻ kỹ năng giải quyết "chuyện thường" đó và can thiệp một cách văn minh, hợp lý.
Đừng chỉ ngồi im khi trẻ tranh giành đến mức xung đột. Càng không nên "nhảy bổ" vào trẻ để phân định đúng sai một cách thô bạo!
Yêu thương!
trẻ em
,bảo vệ trẻ em
,giáo dục sớm
,nuôi dạy con
,kỹ năng sống
,giáo dục
Đúng là những điều này không phải bố mẹ nào cũng hiểu được?
Trên Đường Băng
Đúng là những điều này không phải bố mẹ nào cũng hiểu được?
Phan Ngọc Nhi
Hay quá ạ
Vũ Thảo Linh
Em chưa làm mẹ nhưng thấy mấy đứa cháu cứ tranh giành nhau đồ chơi cũng thấy mệt rồi ạ