Ứng dụng Thiền định và Chánh niệm vào cuộc sống như thế nào?

  1. Kỹ năng mềm

Nhiều người trong số chúng ta hẳn đều biết về những lợi ích đến từ việc thiền định. Dù sao thì Phật học và các bộ môn như yoga, tu thiền đang ngày càng trở thành một xu hướng mạnh mẽ và rõ ràng toàn xã hội. Thế nhưng, Phật học nói chung và thiền định nói riêng vẫn bị một bộ phận cộng đồng không nhỏ coi là một chủ đề gì đó có phần trừu tượng, xa rời thực tế.

Vậy nhận định đó có đúng không? Chúng ta có thể ứng dụng thiền định vào cuộc sống theo những cách nào?

1) Bước từng bước nhỏ một

Giống như bất cứ môn tập nào, khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên đặt ra thời hạn khoảng 5 - 10' mỗi ngày. Miễn là trong 5' ít ỏi đó, bạn hoàn toàn nhập tâm vào việc thiền định và duy trì chánh niệm.

Dành cho những ai chưa hiểu, thì 'chánh niệm' có nghĩa là khả năng 'chú tâm hoàn toàn vào giây phút hiện tại'. Người nào ít khi lo nghĩ vẩn vơ về quá khứ và tương lai, chính là người biết cách thực hiện chánh niệm.

Cũng tương tự như ngồi thiền, bạn có thể bắt đầu rèn luyện chánh niệm từng bước nhỏ một. Bạn có thể đặt ra chỉ tiêu: trong vòng 15' hoặc 30' tới, bạn sẽ hoàn toàn tập trung vào việc cảm nhận những thứ đang diễn ra xung quanh mình, trong giây phút hiện tại.

thien-dinh

(mindful.org)

2) Lắng nghe với chánh niệm

Để giao tiếp hiệu quả, điều quan trọng không phải là bạn nói thật nhiều, mà là thực sự chú tâm lắng nghe những lời người còn lại nói. Việc này rõ ràng cần đến sự ứng dụng của chánh niệm.

Bạn cần đặt ra chỉ tiêu cho mình, ví dụ: trong vòng 1h tới, mỗi khi nói chuyện với bất cứ ai, tuyệt đối đừng nghĩ về những danh sách các công việc cần thực hiện, hoặc những câu trả lời trong đầu. Bởi một khi bạn suy nghĩ về những điều này, bạn sẽ đánh mất sự tập trung vào những lời mà người kia nói.

3) Ăn, uống với chánh niệm

Trong nhịp sống công nghiệp hối hả, không ít người có thói quen tiêu dùng thực phẩm ăn nhanh hoặc takeaways. Việc này tuy có thể giúp tiết kiệm chút ít thời gian, nhưng hậu quả nó để lại thì rất tai hại. Đơn cử là bạn có thể bị đau dạ dày, hoặc ăn quá nhanh nên không cảm nhận được hết sự thơm ngon của món ăn.

Ăn, uống với chánh niệm có thể giúp khắc phục cả 2 vấn đề này. Thật thú vị khi mà ngay cả trong những bữa ăn, bạn vẫn có dịp để rèn luyện thiền định và chánh niệm, phải không nào!

4) Làm việc nhà với chánh niệm

Không chỉ việc nhà, mà gần như tất cả các loại hình công việc mang tính lặp đi lặp lại, thậm chí nói rộng ra là tất cả những công việc mà bạn không cảm thấy hứng thú, đều có thể đưa chánh niệm và thiền định vào để giải quyết.

Ví dụ như khi bạn rửa chén bát. Đừng chỉ đơn giản vừa rửa chén vừa suy nghĩ vẩn vơ về những việc phải làm tiếp theo, hoặc những trò vui đang chờ bạn phía trước, cách này không hiệu quả đâu. Bạn hãy cứ thử tận hưởng hương thơm toát ra từ bình nước rửa chén, cảm giác mát lạnh khi bạn ngâm đôi bàn tay trong dòng nước, tiếng kin kít khi bạn chà rửa từng chiếc bát, cái ly, làn gió mát đến từ chiếc quạt trần trên đầu bạn...Bỗng dưng, bạn sẽ cảm thấy việc rửa chén bát thú vị, thậm chí thi vị hơn hẳn.

meditation

(mindful.org)

5) Nói không với "multitask"

Mình để ý thấy thời nay, chúng ta quá đề cao khả năng multitask. Trong các công ty, các ứng viên thường khoe rằng mình có thể đảm đương một lúc nhiều dự án khác nhau. Các sếp thì cũng thích những nhân viên đa di năng hơn là đơn năng. Chúng ta đang sống trong một nền văn minh "multitask", mặc cho biết bao nghiên cứu đã chỉ ra sự thiếu hiệu quả của cung cách làm việc này.

Đối với quan điểm thiền định và chánh niệm, multitask lại càng là một điều phải tránh. Bởi chánh niệm yêu cầu chúng ta tập trung hoàn toàn vào công việc hoặc những điều đang diễn ra vào khoảnh khắc hiện tại.

Để có thể nói không với multitask, bạn nên ý thức được rằng sự tập trung vào một đầu việc bất kì luôn mang lại hiệu suất cao hơn multitask. Bước kế tiếp chính là kiểm soát, không để mình đầu óc mình suy nghĩ miên man. Suy nghĩ miên man cũng tiêu hao không ít năng lượng của chúng ta, bạn biết đấy.


Đọc thêm tại:

Melli O'Brien - 11 Ways to Bring More Mindfulness into your life today.

Từ khóa: 

thiền định

,

thiền

,

meditation

,

ứng dụng

,

kỹ năng mềm