Ứng dụng CNTT trong ngành Y tế có hiệu quả gì?
y tế
,y học
,sức khoẻ
,công nghệ thông tin
(TECH MOSS) Trong thời gian qua, ngành Y tế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý Y tế. Hiệu quả ban đầu đã được chứng minh trong đại dịch COVID-19. Hãy cùng nhìn lại nhé!
Ngày 18/10/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4888/QĐ-BYT ban hành Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025 vói mục tiêu góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Các giải pháp CNTT sẽ hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời.
Với hỗ trợ từ công nghệ, các nhân viên y tế, y bác sĩ, dược sĩ sẽ có nhiều thời gian hơn cho công tác chuyên môn. Việc thông tin, liên lạc hỗ trợ giữa các cơ sở cũng thuận tiện hơn.
Các nhiệm vụ chính ứng dụng công nghệ trong quản lý Y tế
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật
2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin y tế: Phát triển trung tâm dữ liệu y tế quốc gia bảo đảm có thể lưu trữ, quản lý đủ các số liệu tập trung của ngành y tế; Xây dựng các trung tâm dữ liệu y tế chuyên ngành; Xây dựng trung tâm dữ liệu gen (ADN) người Việt Nam.
3. Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, góp phần thực hiện thành công chương trình sức khỏe Việt Nam. Xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân, phấn đấu đến năm 2025 bảo đảm 100% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử. Ưu tiên triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc theo dõi, cảnh báo dịch bệnh trên cả nước. Phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân;
Ứng dụng công nghệ trong quản lý y tế đã đạt nhiều thành tựu
4. Xây dựng hệ thống khám, chữa bệnh thông minh. Hoàn thiện các phần mềm quản lý và số hóa bệnh viện; Xây dựng “bệnh viện thông minh” và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử. Phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh.
5. Xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh. Triển khai nền hành chính y tế điện tử; Triển khai dịch vụ công trực tuyến, xây dựng cổng dịch vụ công Bộ Y tế, kết nối Hải quan một cửa quốc gia và tham gia một cửa Asean.
6. Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, gồm nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong ngành y tế.
7. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ thông minh trong y tế.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế.
9. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về y tế thông minh. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, các cơ sở y tế, doanh nghiệp, cộng đồng về vai trò và lợi ích của y tế thông minh. Triển khai các kênh hỗ trợ trực tiếp, trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng khi sử dụng các dịch vụ y tế trực tuyến.
> Xem thêm:
- 09 lời khuyên giúp tăng doanh thu cơ sở hành nghề y tế
- Quản lý y tế bằng phần mềm: Những lợi ích không ngờ tới
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý dược
Với việc triển khai hệ thống dữ liệu Dược Quốc Gia, Cục Quản lý Dược đã tiên phong số hóa ngành y tế. Với yêu cầu 100% nhà thuốc, quầy thuốc thực hiện liên thông cổng Dữ liệu Dược Quốc Gia năm 2020, Cục Quản lý Dược đã cán đích sớm nhất.
Mục đích của việc số hóa quản lý dược đó là kiểm soát toàn diện kinh doanh thuốc.
- Quản lý giá thuốc
- Quản lý nguồn gốc, xuất xứ, hàm lượng thuốc, hạn dùng của thuốc
- Quản lý việc bán thuốc kê đơn; làm chậm quá trình kháng kháng sinh đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng
- Thực hiện quản lý nguồn cung; tăng cường quản lý, điều phối thuốc trong những điều kiện đặc biệt (dịch bệnh, thiên tai)
Việc kiểm soát hoạt động tự ý kê đơn thuốc giúp chúng ta chống lại quá trình kháng kháng sinh. Đây là lợi ích rõ ràng của việc quản lý hoạt động kinh doanh thuốc.
Ứng dụng CNTT trong quản lý nghiệp vụ Y
Đối với các phòng khám, bệnh viện, Bộ Y tế còn có hệ thống quản lý đơn thuốc điện tử. Bạn có thể xem thêm về
Song song với Dược, nghiệp vụ Y là quan trọng trong ngành Y tế. Đối với các Phòng khám, bệnh viện, quá trình này có nhiều điểm khác biệt. Hiện tại chưa có yêu cầu nào là bắt buộc việc triển khai Công nghệ như nghiệp vụ Dược. Tuy nhiên, ý thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, các phòng khám chủ động chuyển đổi.
Các phòng khám đa khoa và chuyên khoa đã tự lựa chọn một giải pháp phần mềm quản lý hiệu quả. Phần mềm quản lý phòng khám giúp quản lý tổng thể. Các nghiệp vụ khám chữa bệnh, thu chi-kế toán, nhân viên, vật tư y tế,… đều được ghi chép lại tự động. Đặc biệt, phần mềm còn tích hợp hồ sơ bệnh án điện tử. Đây là một căn cứ quan trọng để bác sĩ khám chữa bệnh và đưa ra chỉ định phù hợp.
Với hỗ trợ máy móc, các bác sĩ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào nghiệp vụ. Từ đó giúp tăng hiệu quả khám chữa bệnh, nâng cao uy tín của cơ sở hành nghề y tế.
Phương tiện liên lạc hiện đại còn giúp các bác sĩ chẩn đoán, hội chẩn từ xa. Các bác sĩ được đào tạo chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau tốt hơn. Các bác sĩ tuyến trên có thể trợ giúp các bác sĩ tuyến dưới.
Ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong Y tế
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý Y tế có ý nghĩa to lớn. Người dân sẽ có thể tự tra cứu đơn thuốc của mình. Sau khi mua thuốc, bạn còn có thể truy xuất nguồn gốc xuất sứ của thuốc. Đây là một lợi ích rất rõ ràng.
Phòng khám đẩy mạnh quản lý bằng công nghệ
Ứng dụng CNTT giúp giảm thời gian chờ đợi khám của bệnh nhân. Hồ sơ sức khỏe được lưu trữ thông minh giúp giảm thiểu số xét nghiệm cần thiết
Nhìn chung, với ngành Y tế, ứng dụng CNTT giúp mang lại nhiều lợi ích rõ ràng và thiết thực. Bất kỳ ai cũng có lợi ích trong đề án này. Và Tech Moss cũng tự hào là một người đồng hành cùng các nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện trong tiến trình đó.
(Theo Techmoss.net)
Ðăng Khoa
(TECH MOSS) Trong thời gian qua, ngành Y tế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý Y tế. Hiệu quả ban đầu đã được chứng minh trong đại dịch COVID-19. Hãy cùng nhìn lại nhé!
Ngày 18/10/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4888/QĐ-BYT ban hành Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025 vói mục tiêu góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Các giải pháp CNTT sẽ hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời.
Với hỗ trợ từ công nghệ, các nhân viên y tế, y bác sĩ, dược sĩ sẽ có nhiều thời gian hơn cho công tác chuyên môn. Việc thông tin, liên lạc hỗ trợ giữa các cơ sở cũng thuận tiện hơn.
Các nhiệm vụ chính ứng dụng công nghệ trong quản lý Y tế
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật
2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin y tế: Phát triển trung tâm dữ liệu y tế quốc gia bảo đảm có thể lưu trữ, quản lý đủ các số liệu tập trung của ngành y tế; Xây dựng các trung tâm dữ liệu y tế chuyên ngành; Xây dựng trung tâm dữ liệu gen (ADN) người Việt Nam.
3. Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, góp phần thực hiện thành công chương trình sức khỏe Việt Nam. Xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân, phấn đấu đến năm 2025 bảo đảm 100% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử. Ưu tiên triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc theo dõi, cảnh báo dịch bệnh trên cả nước. Phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân;
Ứng dụng công nghệ trong quản lý y tế đã đạt nhiều thành tựu
4. Xây dựng hệ thống khám, chữa bệnh thông minh. Hoàn thiện các phần mềm quản lý và số hóa bệnh viện; Xây dựng “bệnh viện thông minh” và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử. Phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh.
5. Xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh. Triển khai nền hành chính y tế điện tử; Triển khai dịch vụ công trực tuyến, xây dựng cổng dịch vụ công Bộ Y tế, kết nối Hải quan một cửa quốc gia và tham gia một cửa Asean.
6. Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, gồm nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong ngành y tế.
7. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ thông minh trong y tế.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế.
9. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về y tế thông minh. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, các cơ sở y tế, doanh nghiệp, cộng đồng về vai trò và lợi ích của y tế thông minh. Triển khai các kênh hỗ trợ trực tiếp, trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng khi sử dụng các dịch vụ y tế trực tuyến.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý dược
Với việc triển khai hệ thống dữ liệu Dược Quốc Gia, Cục Quản lý Dược đã tiên phong số hóa ngành y tế. Với yêu cầu 100% nhà thuốc, quầy thuốc thực hiện liên thông cổng Dữ liệu Dược Quốc Gia năm 2020, Cục Quản lý Dược đã cán đích sớm nhất.
Mục đích của việc số hóa quản lý dược đó là kiểm soát toàn diện kinh doanh thuốc.
Việc kiểm soát hoạt động tự ý kê đơn thuốc giúp chúng ta chống lại quá trình kháng kháng sinh. Đây là lợi ích rõ ràng của việc quản lý hoạt động kinh doanh thuốc.
Ứng dụng CNTT trong quản lý nghiệp vụ Y
Đối với các phòng khám, bệnh viện, Bộ Y tế còn có hệ thống quản lý đơn thuốc điện tử. Bạn có thể xem thêm về
Song song với Dược, nghiệp vụ Y là quan trọng trong ngành Y tế. Đối với các Phòng khám, bệnh viện, quá trình này có nhiều điểm khác biệt. Hiện tại chưa có yêu cầu nào là bắt buộc việc triển khai Công nghệ như nghiệp vụ Dược. Tuy nhiên, ý thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, các phòng khám chủ động chuyển đổi.
Các phòng khám đa khoa và chuyên khoa đã tự lựa chọn một giải pháp phần mềm quản lý hiệu quả. Phần mềm quản lý phòng khám giúp quản lý tổng thể. Các nghiệp vụ khám chữa bệnh, thu chi-kế toán, nhân viên, vật tư y tế,… đều được ghi chép lại tự động. Đặc biệt, phần mềm còn tích hợp hồ sơ bệnh án điện tử. Đây là một căn cứ quan trọng để bác sĩ khám chữa bệnh và đưa ra chỉ định phù hợp.
Với hỗ trợ máy móc, các bác sĩ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào nghiệp vụ. Từ đó giúp tăng hiệu quả khám chữa bệnh, nâng cao uy tín của cơ sở hành nghề y tế.
Phương tiện liên lạc hiện đại còn giúp các bác sĩ chẩn đoán, hội chẩn từ xa. Các bác sĩ được đào tạo chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau tốt hơn. Các bác sĩ tuyến trên có thể trợ giúp các bác sĩ tuyến dưới.
Ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong Y tế
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý Y tế có ý nghĩa to lớn. Người dân sẽ có thể tự tra cứu đơn thuốc của mình. Sau khi mua thuốc, bạn còn có thể truy xuất nguồn gốc xuất sứ của thuốc. Đây là một lợi ích rất rõ ràng.
Phòng khám đẩy mạnh quản lý bằng công nghệ
Ứng dụng CNTT giúp giảm thời gian chờ đợi khám của bệnh nhân. Hồ sơ sức khỏe được lưu trữ thông minh giúp giảm thiểu số xét nghiệm cần thiết
Nhìn chung, với ngành Y tế, ứng dụng CNTT giúp mang lại nhiều lợi ích rõ ràng và thiết thực. Bất kỳ ai cũng có lợi ích trong đề án này. Và Tech Moss cũng tự hào là một người đồng hành cùng các nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện trong tiến trình đó.
(Theo Techmoss.net)