Tuyết thật sự có màu gì?
Từ trước đến nay chúng ta luôn nghĩ tuyết có màu trắng, nhưng sự thật có vẻ như không phải đúng không mọi người?
khoa học
Nước và băng hấp thụ ánh sáng ở dải phổ khoảng 600-800 nm. Nên nó thực có màu xanh, nhưng vì băng tuyết ở dạng tinh thể quá mỏng nên ánh sáng có thể xuyên qua, do đó bông tuyết trong suốt và hơi xanh (nhưng mắt ko phân biệt đc).
Nhưng ta thấy tuyết có màu trắng vì khi nước ở dạng tinh thể (tuyết), bề mặt của tinh thể tuyết không đồng nhất gây ra sự tán xạ ánh sáng. Vì ánh sáng bình thường là tập hợp của dải phổ khả kiến (7 màu, hợp lại ra ánh sáng trắng). Nên ánh sáng tán xạ từ bông tuyết cũng đủ dải phổ và từ đó, ta thấy nó có màu trắng.
Nội dung liên quan
Nguyễn Quang Vinh
Nước và băng hấp thụ ánh sáng ở dải phổ khoảng 600-800 nm. Nên nó thực có màu xanh, nhưng vì băng tuyết ở dạng tinh thể quá mỏng nên ánh sáng có thể xuyên qua, do đó bông tuyết trong suốt và hơi xanh (nhưng mắt ko phân biệt đc).
Nhưng ta thấy tuyết có màu trắng vì khi nước ở dạng tinh thể (tuyết), bề mặt của tinh thể tuyết không đồng nhất gây ra sự tán xạ ánh sáng. Vì ánh sáng bình thường là tập hợp của dải phổ khả kiến (7 màu, hợp lại ra ánh sáng trắng). Nên ánh sáng tán xạ từ bông tuyết cũng đủ dải phổ và từ đó, ta thấy nó có màu trắng.
Đặng Lê Anh Khoa
Sở dĩ chúng ta thấy tuyết có màu trắng là bởi chúng tán xạ ánh sáng theo rất nhiều hướng và khuếch tán toàn bộ phổ màu. Khi nhiều bông tuyết nằm sát nhau và tạo thành những mảng tuyết lớn, quá trình tán xạ ánh sáng này sẽ khiến tuyết có màu trắng như chúng ta vẫn thường thấy.
Nhưng không chỉ có vậy, đôi khi bụi hay chất gây ô nhiễm có trong không khí cũng khiến tuyết bị xỉn màu. Loại tảo nước ngọt ưa lạnh (cryophilic) khiến tuyết có màu đen, cam hay thậm chí là xanh lam. Nếu trong nước có tảo astaxanthin, loại tảo có cấu tạo tế bào giống củ cả rốt, thì tuyết tạo ra sẽ có màu cam hay đỏ dưa hấu.