Tướng phu thê liệu có thật?
Nhiều cặp đôi yêu nhau hoặc đã kết hôn có gương mặt giống nhau. Họ được cho là có "tướng phu thê". Liệu điều này có đúng không?
tình yêu
Điều này là đúng một phần và hoàn toàn có thể giải thích được. Dưới đây là một số lý do. Khi một cặp giống nhau thì có thể do một hoặc nhiều trong các yếu tố dưới đây:
- Người có gương mặt giống mình sẽ tạo cho mình cảm giác thân thuộc trong tiềm thức, nên sẽ làm quen làm thân ---> có khả năng cưới nhau.
- Một cặp đôi sẽ có các trải nghiệm tương tự nhau, nên sẽ cùng nhau "lão hóa". Ví dụ chồng hay đùa thì vợ cũng hay cười --> nếp nhăn cười. Vợ chồng cùng lo lắng --> cùng nếp nhăn trán.
- "Nhất cự ly". Khi 1 cặp quen nhau tức là họ phải có chung hoàn cảnh gì đó (chung trường? chung xóm? chung công ty? chung chuyến du lịch?) Những người ở chung hoàn cảnh thường gần giống nhau hơn. Ví dụ: người Sài Gòn sẽ có khả năng cưới ai đó ở Sài Gòn hoặc miền Nam hơn là cưới người Hà Nội. Như thế bộ gien ở quanh quẩn miền Nam nó không pha với nơi khác. Như vậy khả năng nhìn giống nhau cao hơn. Tương tự, khả năng người Sài Gòn cưới người Ấn Độ càng thấp hơn nữa.
- Nếu ai tin vào thuyết của Freud thì nghe hơi ghê =)))) nhưng ổng nói con ng có xu hướng thích người giống bố mẹ. Nếu như thế thì khả năng giống ta cũng cao lên.
- Còn luận điểm này không hoàn toàn liên quan khi nói đến bề ngoài, nhưng mình cũng muốn thêm vào. Mình có phân tích trong một bài viết nói về Oxytocin rồi: cấu trúc vật lý của bộ não thay đổi khi yêu luôn! Bề ngoài có thay đổi luôn không? Cho như là thay đổi cấu trúc não không hề liên quan vẻ bề ngoài, việc một người thay đổi để hợp với người kia hơn dẫn đến các khả năng có những điều giống nhau hơn (ví dụ vợ thích tắm biển, chồng không thích nhưng thay đổi vì chiều vợ, rồi da 2 người cùng đen luôn!)
NOTA BENE! Cần phân biệt 2 thứ: Vài điều trong số trên lý giải tại sao người giống nhau lại dễ thành cặp; số còn lại lý giải tại sao sau khi thành cặp rồi trở nên dần giống nhau.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Duy Thiên
Điều này là đúng một phần và hoàn toàn có thể giải thích được. Dưới đây là một số lý do. Khi một cặp giống nhau thì có thể do một hoặc nhiều trong các yếu tố dưới đây:
NOTA BENE! Cần phân biệt 2 thứ: Vài điều trong số trên lý giải tại sao người giống nhau lại dễ thành cặp; số còn lại lý giải tại sao sau khi thành cặp rồi trở nên dần giống nhau.
Nguyễn Quang Vinh
Parker và Mary Jane ko giống nhau tý nào, chắc chẳng đến được với nhau đâu nhỉ :v
Nói chung tướng phu thuê là 1 trong những tín ngưỡng dân gian thôi, nó cũng như tướng số, tử vi vậy. Nó chỉ là đúc rút kinh nghiệm dân gian nên có lúc đúng, cũng có thể sai, ko thể chứng minh rành mạch được.
Người ta lý giải là 1 người thường có xu hướng cảm mến người giống mình, nên các cặp đôi giống nhau dễ yêu nhau hơn và yêu thương nhau hơn. Hoặc con người yêu thương, cảm mến ai thường dần thay đổi mình (trong vô thức thôi) cho giống với người kia. Từ đó dẫn đến tướng phu thuê. Nhưng cũng như trên, nghe có lý nhưng chẳng ai chứng minh đc nó đúng, và cũng chẳng thể bác bỏ được.
Nhưng cũng đâu có gì quan trọng nhỉ. Có tướng hay ko thì quan trọng mình sống như thế nào thôi. Chứ giống nhau như đúc mà ko toàn tâm toàn ý thì tướng anh em đó còn giành nhau sống chết nữa là vợ chồng.
Alice Liên Nguyễn
Theo như mình tìm hiểu, nghiên cứu khoa học đầu tiên về vấn đề này được thực hiện vào năm 1987. Các nhà khoa học từ Đại học Michigan (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu dữ liệu hình ảnh của các cặp vợ chồng ở thời điểm mới kết hôn và so sánh với hình ảnh của họ 25 năm sau đó.
Họ nhận thấy rằng trên thực tế không có cái được gọi là "tướng phu thê". Sự giống nhau về gương mặt của một cặp vợ chồng thực chất là "cảm nhận thoáng qua" của người khác về ngoại hình của họ.
Đó cũng là kết quả của nhiều năm sống gần nhau, cùng nhau chia sẻ cảm xúc, trải nghiệm cùng niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái. Sự đồng điệu này dẫn đến những biểu hiện trên gương mặt gần giống nhau.
Hai người sống với nhau càng lâu năm, trải qua các sự việc giống nhau sẽ có xu hướng phát triển giống nhau về mặt thể chất.
Vì vậy, theo Đại học Michigan thì "tướng phu thê" thực chất là kết quả của sự tiếp xúc xã hội lâu dài.
Nhưng nghiên cứu gần đây nhất được Đại học Stanford (Hoa Kỳ) thực hiện và công bố trên tạp chí Scientific Reports lại đưa kết luận có phần khác.
Nhóm nhà khoa học đã quan sát trên khoảng 600 cặp vợ chồng ở nhiều quốc gia, so sánh tướng mạo của họ ở thời điểm bắt đầu kết hôn và so sánh hình ảnh của họ sau 20 năm và 60 năm bên nhau. Họ nhận thấy, ở thời điểm mới và 20 năm sau kết hôn, các cặp vợ chồng khá giống nhau, nhưng thời gian sau đó không còn nhiều các đặc điểm tướng mạo tương đồng nữa.
Điều đó có nghĩa rằng các cặp đôi thường có xu hướng lựa chọn yêu và kết hôn với người có đặc điểm tướng mạo gần giống mình. Tuy nhiên, sự giống nhau này không kéo dài mãi. Không phải cặp đôi sống lâu cùng nhau thì sẽ phát triển gương mặt giống nhau.
Việc rất nhiều cặp vợ chồng có gương mặt giống nhau là bởi chúng ta có xu hướng bị thu hút trước một người có đặc điểm gương mặt hoặc sở thích giống mình.
Nói cách khác thì ngay từ đầu chúng ta đã lựa chọn người phối ngẫu với mình có các đặc điểm tương đồng về ngoại hình, sức khỏe, chế độ ăn uống, sức hấp dẫn về thể chất, học vấn, khả năng, trí thông minh, sức khỏe tâm lý, tính cách, tôn giáo, tầng lớp xã hội, dân tộc và nhiều đặc điểm khác.
Các nhà khoa học gọi đây là "một sự liên kết tiềm thức" nhưng cũng nhận định rằng không có bằng chứng nào cho thấy hai người trẻ có gương mặt giống nhau thì chắc chắn kết hôn. Cũng không có ai mang "tướng phu thê" với người còn lại.
Trên thực tế có rất nhiều cặp đôi được cho là có "tướng phu thê" nhưng lại không sống trọn đời bên nhau.