Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?
Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?
Tuổi trẻ ư? Nó đáng giá có 56.000 VNĐ đã sale 20% trên Tiki kìa các bạn trẻ !
"Hỡi thanh niên, hãy bán cho tôi một năm tuổi trẻ, tôi sẽ trả bạn một tỉ đô xanh" - Lý Quang Diệu
"Bạn hối tiếc khi không nắm bắt cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.
Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.
Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ giang dở, đó không phải việc của họ.
Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn.
Nên hay làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.
Vì...sau tất cả, chẳng ai quan tâm" - Trích trong tác phẩm
Tác phầm là một cuốn tự truyện của tác giả Rosie Nguyễn
Đôi điều về tác giả
Rosie Nguyễn - tên thật là Nguyễn Hoàng Nguyên, tác giả viết sách, blogger Việt Nam về văn hóa du lịch, giảng viên lớp kỹ năng và huấn luyện viên yoga. Tốt nghiệm ngành kinh tế Đại học Ngoại Thương TP HCM.
Cảm nhận của tôi về tác phẩm
Cuốn sách là lời tự truyện của tác giả trong quá trình sau khi tốt nghiệp đại học đến trở thành một tác giả viết sách. Tác phẩm "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu" được rất nhiều bạn trẻ đón đọc, trong đó có tôi.
Lời văn rất dễ đọc và chân thật. Cuốn sách hướng ta nhìn về thế giới bên ngoài. Những trải nghiệm của tác giả về sự "đi". Đi là "phượt" như lời tác giả nói.
Vì đây là tự truyện nên sẽ có đổi phần mang đến cái tôi của tác giả. Những chia sẻ về tầm quan trọng của việc học, cũng như đừng quên tuổi trẻ phải đi đây, đi đó mà không hề hối tiếc tuổi thanh xuân.
Đi ư? Điều mà tôi xưa nay vẫn không thích. Vì tôi luôn cắm mặt trong phòng. Sau khi đọc cuốn sách tôi nhận thấy rằng, những chuyến đi thực sự có giá trị không chỉ thoải mái tâm hồn, kỹ năng về xã hội mà chúng ta có thể thấy được những thứ xung quanh ta thực sự đáng sống hơn những thứ ảo giác trên mạng xã hội.
Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu dudợc tác giả chia làm ba phần chính HỌC - LÀM - ĐI. Nhưng còn một phần nữa mà tác giả ngụ ý, chính là ĐỌC.
Bài học
"Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt" - Aristotle
Khi ta còn trẻ hãy đầu tư cho?
- Đầu tư cho sức khỏe: Dậy sớm chạy bộ, chơi thể thao, tập gym,...
- Đọc sách: Bất kỳ loại sách chủ đề nào bạn thích, đọc ít tiểu thuyết ngôn tình thôi.
- Học trực tuyến: coursera, udemy, edx, khanacademy,....
- Đi du lịch: Cùng bạn bè, cùng gia đinh và đi một mình (deep)
- Làm công việc tình nguyện cho ích cho xã hội
- Làm thêm
- Học một môn nghệ thuật nào đó: nhảy, vẽ, nhạc cụ,...
- Dành thời gian cho bản thân và các hoạt động tinh thần: THIỀN
Sách là cả thế giới
Bạn hãy cho tôi tên một người cực kỳ thành công mà trong nhà ông ta không có bất cứ cuốn sách nào?
Tuổi trẻ có thời gian hãy đọc sách nhiều hơn, vì sau này đi làm rồi chúng ta chẳng có thời gian mà đọc, mà ngẫm.
Đọc sách giúp con người ta thấu hiểu đạo lý hơn, tích lũy được vô vàn vốn từ vựng. Thật đấy !
"Đọc sách đâu đảm bảo thành công" - Một câu ngụy biện kinh điển của những người lười đọc.
"Sách chỉ khiến người ta mơ mộng hão huyền phi thực tế" - Phát biểu từ một người thiếu hiểu biết về sách.
Tự học
Sự kém cỏi của Záo Zụk truyền thống và bệnh thành tích
Ở Việt Nam, giáo dục nhà trường còn nhiều bất cập vì phải chạy đua theo thành tích. Chương trình học nhồi nhét kinh khủng, lí thuyết, lí thuyết và lí thuyết mà không hề có thực tiễn. Học xong chẳng biết áp dụng vào việc gì. Nhìn vào nền giáo dục ở các nước tiên tiến sẽ thấy đất nước chúng ta lạc hậu về giáo dục như thế nào. Bộ giáo dục luôn chỉ chăm chăm vào thay đổi "cách để thi đại học, tốt nghiệp" (mỗi năm lại một đám chuột thí nghiệm) mà quên thứ quan trọng nhất cần thay đổi là "nền giáo dục".
Cái giáo trình (quá cũ rồi), chất lượng giảng viên (giỏi thôi chưa đủ, ngoài truyền kiến thức, phải truyền cả động lực),...
Môn vật lí, hóa học chỉ cần 1 tiết lí thuyết, 2 tiết hướng dẫn thí nghiệm thì đảm bảo học sinh/sinh viên nào cũng phát triển được tài năng.
Môn văn, trời....điểm cao = đúng giàn ý giáo viên soạn. Những thứ còn lại là rác rưởi (Đoạn này có vẻ mình hơi bức xúc vì ngày xưa học cấp 3 viết văn theo cảm xúc cá nhân mà không đúng giàn ý cô cho chép nên lúc nào cũng bị mắng)
Hãy nhìn vào nền giáo dục của Phần Lan hay Isarel mà học tập !
Đừng dựa vào trường học hãy dựa vào chính mình - Tự học.
"Bất cứ ai ngừng học tập đều già, dù anh ta ở tuổi hai mươi hay tuổi tám mươi" - Henry Ford
Chuyện bỏ học
Nói về bỏ học, ai cũng nhắc đến Bill Gates và Steve Jobs, hai huyền thoại từng bỏ dở việc học ở các trường đại học danh tiếng.
Ô thế cứ tưởng bỏ học lập nghiệp là sẽ thành công à? Mỗi năm trên thế giới không biết bao nhiêu triệu sinh viên bỏ học, mà sự nghiệm xậy dưng lẫy lừng chỉ có đếm trên đầu ngón tay.
Có 3 loại sinh viên "bỏ học":
- Học dốt (Anh hùng bàn phím)
- Chán học, và cứ nghĩ đi làm sớm sẽ có thành công sau này (Sinh viên ảo tưởng)
- Việc đi học khiến tôi tốn thời gian cho công việc của tôi đang lập nghiệp (Bill Gates, Steve Jobs)
Bỏ qua tầm quan trọng của tấm bằng trong một xã hội coi trọng bằng cấp như Việt Nam, thì có nhiều điều ta cần cân nhắc trước khi bỏ học. Nên nhớ Bill Gates, Steve Jobs đều đỗ những trường đại học hàng đầu thế giới.
Dĩ nhiên, có những người thậm chí không học đại học họ vẫn có nghề nghiệp ổn định, thậm chí thăng tiến theo năm tháng.
Tất cả những người bỏ học mà thành công đều có điểm chung là có được kỹ năng "self learning". Dù vậy, tỉ lệ bỏ học thành công còn quá thấp so với những người tốt nghiệp đại học danh giá, bằng giáo sự, tiến sĩ. À, tôi đang nói là bằng cấp của nước ngoài nha.
Tấm bằng có quan trọng?
Theo tôi, tấm bằng là rất quan trọng nhưng nó không phải là điều kiện cần, cũng chẳng phải điều kiện đủ. Ở một xã hội hội nhập như ngày nay thì yếu tố kỹ năng mềm là cực kỳ quan trọng. Ôi anh cầm tấm bằng xuất sắc nhưng chẳng thể viết nổi cái CV xin việc, ôi bảng điểm của chị 8 phẩy tiếng anh mà đến phát âm "Hê lô" (Hello) cũng SAI. Ôi....
Một câu thôi. Làm được hay không? Chứ cầm tấm giấy đỏ điểm số đẹp dã man mà vẫn thất nghiệp dài dài.
Bốn năm đại học (Trích trong tác phẩm)
Điều lớn nhất của tôi là không chủ động tiếp thu kiến thức. Chỉ biết học theo chương trình của trường, cứ tưởng học giỏi các môn trong trường là đủ. Mà quên đọc sách, quên tự học, quên đào sâu nghiên cứu những gì mình quan tâm. Không học kỹ năng xã hội.
Thứ nhì là không làm nhiều. Không tham gia các câu lạc bộ sinh viên, không tổ chức chương trình, không biết chỗ nào đễ hoạt động tình nguyện. Không kết giao bạn bè.
Học phải đi đôi với hành và hãy nhớ:
- Hãy thấu hiểu bản thân ta trước
- Đam mê không phải là tất cả
- Sức mạnh của thói quen tích cực
- Chỉ có mình mới cứu được mình
- Đừng lãng phí tuổi trẻ vào những thứ mà mình không thích
Làm
Bớt ảo tưởng và làm ngay đi !
Đi
Tuổi trẻ sẽ thật đáng tiếc khi ta không có ít nhất một lần đi du lịch (cùng bạn bè, gia đình, và gấu *chưa có*)
Sẽ có rất nhiều điều đáng học hỏi ngoài kia, thậm chí có rất nhiều người có cuộc sống cơ cực cần những người như ta giúp đỡ, thay vì cắm mặt vào facebook và LIKE AND SHARE và tự thủ dâm tinh thần mình rằng mình vừa làm từ thiện.
Ở phần ĐI này, mình cũng chẳng có gì để nói, vì bản thân mình cũng ít đi. Vậy nên mình đi đây ! Và bạn hãy tự viết nên những chuyến đi của chính bạn.
Cảm ơn bạn đọc !
Blog:
phong cách sống
Cảm ơn bạn vì bài viết cũng như đã chia sẻ về những quan điểm riêng trong của cuốn sách của chị Rosie. Chúc bạn sẽ có tuổi trẻ thật thú vị và tràn đầy nhiệt huyết.
Đặng Nhi
Cảm ơn bạn vì bài viết cũng như đã chia sẻ về những quan điểm riêng trong của cuốn sách của chị Rosie. Chúc bạn sẽ có tuổi trẻ thật thú vị và tràn đầy nhiệt huyết.