Túi nhựa phân hủy sinh học có thật sự thân thiện môi trường?

  1. Khoa học

Túi nhựa sinh học kết hợp sự tiện dụng và sự an toàn cho môi trường của hợp chất sinh học tự phân hủy được. Nhưng mình đang thắc mắc liệu chúng có thực sự tốt cho môi trường không?

Từ khóa: 

khoa học

Nếu không thực sự tìm hiểu kỹ, chỉ nhìn bao bì và nhãn mác trên sản phẩm, rất nhiều người sẽ lầm tưởng về tác dụng thật sự của các loại túi phân hủy sinh học. Trên lý thuyết, những sản phẩm này hứa hẹn phân hủy hoàn toàn, không tác động và gây hại cho môi trường. Nhưng thực tế, rất nhiều các sản phẩm gắn mác ‘phân hủy sinh học’ đã bị vạch trần khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Dù vẫn phân hủy, thế nhưng mức độ tác động môi trường của các loại túi phân hủy sinh học được cho vẫn tương đương như túi nhựa thông thường. Trong quá trình phân hủy, các hạt vi nhựa vẫn có thể bị động vật ăn hay vô tình hít vào. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng ngăn cản khả năng tiếp cận ánh sáng của thực vật khi quang hợp. Hơn hết, vấn đề cần lưu tâm chính là nhựa phân hủy sinh học hoàn toàn không thể tái chế chung với các loại nhựa khác bởi chúng có thể làm hỏng và biến chất thành phẩm tái chế, khiến lô nhựa tái chế không thể sử dụng.

Thế nên đa phần các loại túi nhựa phân hủy sinh học sẽ phải đem đi tiêu hủy, không thể được tái chế. Vì vậy, về khía cạnh môi trường loại nhựa tự phân hủy sinh học vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi.

Trả lời

Nếu không thực sự tìm hiểu kỹ, chỉ nhìn bao bì và nhãn mác trên sản phẩm, rất nhiều người sẽ lầm tưởng về tác dụng thật sự của các loại túi phân hủy sinh học. Trên lý thuyết, những sản phẩm này hứa hẹn phân hủy hoàn toàn, không tác động và gây hại cho môi trường. Nhưng thực tế, rất nhiều các sản phẩm gắn mác ‘phân hủy sinh học’ đã bị vạch trần khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Dù vẫn phân hủy, thế nhưng mức độ tác động môi trường của các loại túi phân hủy sinh học được cho vẫn tương đương như túi nhựa thông thường. Trong quá trình phân hủy, các hạt vi nhựa vẫn có thể bị động vật ăn hay vô tình hít vào. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng ngăn cản khả năng tiếp cận ánh sáng của thực vật khi quang hợp. Hơn hết, vấn đề cần lưu tâm chính là nhựa phân hủy sinh học hoàn toàn không thể tái chế chung với các loại nhựa khác bởi chúng có thể làm hỏng và biến chất thành phẩm tái chế, khiến lô nhựa tái chế không thể sử dụng.

Thế nên đa phần các loại túi nhựa phân hủy sinh học sẽ phải đem đi tiêu hủy, không thể được tái chế. Vì vậy, về khía cạnh môi trường loại nhựa tự phân hủy sinh học vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi.

Túi nhựa phân hủy sinh học cũng có nhiều loại, có loại làm hoàn toàn từ chất liệu tự phân hủy, nhưng hầu như chỉ là ít hàm lượng nhựa hơn trong vật liệu làm nên chiếc. Nó ít gây ra rác thải và vi nhựa hơn, nhưng nó vẫn là nguồn thải. Vì vậy, nó cũng chẳng thân thiện mấy.
Chưa hết, các sản phẩm phân hủy phải đảm bảo 1 số điều kiện. Ngay cả 1 tờ giấy thông thường, quá trình phân hủy cũng rất khác nhau khi trải nó ra trên mặt đất so với vò lại và chôn xuống đất. Nên các sản phẩm này chưa chắc đã có thể phân hủy, nhanh, hoàn toàn như quảng cáo, hay điều kiện trong phòng thí nghiệm.
Ngoài ra thì cái mác tự phân hủy cũng sẽ khiến ng ta sử dụng và xả ra bừa bãi hơn, 1 túi ít thải hơn, nhưng ng dùng lại dùng nhiều hơn, 2 nếp cũng thành 1 xôi.
Đó là chưa kể đến quá trình sản xuất, cái gì mà thân thiện môi trường thấy cũng tốn nhiều chi phi sản xuất và phát thải cả.
Nên tốt nhất, hạn chế tiêu tốn tài nguyên mới là thân thiện, còn đã dùng mà nói ko ảnh hưởng, chém gió mãnh liệt quá.