Tục lệ lì xì xuất phát từ Trung Quốc và Việt Nam áp dụng theo?
Tục lệ lì xì do đâu mà có? Có thật là xuất phát từ Trung Quốc và nước ta "ăn theo" không? Có điểm đặc trưng nào chứng tỏ tục lì xì cũng có nét rất riêng của Việt Nam không? Với cả, tuổi nào mới hết được nhận lì xì và tuổi nào thì phải lì xì lại ông bà cha mẹ?
hiểu tết để yêu tết
,lì xì
,văn hóa
Theo mình thì muốn xác định nguồn gốc của một cái gì, vấn đề nào, hay chuyện cụ thể ra sao, bất kể sự thật như thế nào, không phải là chuyện dễ. Có rất nhiều giai thoại truyền miệng được thêu dệt từ đời này sang đời khác, người này qua người nọ mà đâu có ai dám khẳng định chắc chắn là đúng? Chỉ biết từ lì xì theo các nhà Hán học giải thích thì là âm Quảng Đông, hàm ý phát tài, phát lộc, may mắn,... nên người ta tin rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc, hay đúng hơn là từ văn hóa Trung Hoa. Chứ thậm chí ngay cả người Trung Hoa cũng không biết phong tục này bắt đầu từ đời nảo đời nào.
Còn như nói Việt Nam mình "ăn theo" thì không đúng, vì dù là văn hóa du nhập nhưng mình vẫn có những nét riêng, mà như người ta nói thì là "hòa nhập nhưng không hòa tan".
Nếu như trong tục lì xì của Trung Quốc, chỉ những người đã đi làm hay có gia đình rồi mới lì xì cho người khác, và số tiền đựng trong phong bao lì xì phụ thuộc vào mức thu nhập riêng của mỗi người, thì ở Việt Nam mình không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà trước đây theo cổ truyền, con cháu còn phải mừng tuổi ông bà trước. Rồi bất kỳ ai cũng có thể lì xì, miễn là người lớn hơn thì lì xì cho các bé nhỏ hơn, ai có nhiều lì xì nhiều ai có ít lì xì ít, miễn có tấm lòng thành cầu mong điều tốt đẹp là đủ. Với ý nghĩa này, thì không có giới hạn nào về độ tuổi trong lì xì ở Việt Nam. Bất cứ ai cũng có thể được lì xì và nhận lì xì. :)
Mà ngày xưa, lì xì có nhiều ý nghĩa lắm, chứ như bây giờ ít nhiều biến tướng, rồi thêm bày vẽ đủ kiểu, đòi hỏi đủ đường, thành ra với người này là một thú vui, nhưng với người khác lại là gánh nặng gây áp lực lên tâm lý. ^^
Nguyễn Ánh Nguyệt
Theo mình thì muốn xác định nguồn gốc của một cái gì, vấn đề nào, hay chuyện cụ thể ra sao, bất kể sự thật như thế nào, không phải là chuyện dễ. Có rất nhiều giai thoại truyền miệng được thêu dệt từ đời này sang đời khác, người này qua người nọ mà đâu có ai dám khẳng định chắc chắn là đúng? Chỉ biết từ lì xì theo các nhà Hán học giải thích thì là âm Quảng Đông, hàm ý phát tài, phát lộc, may mắn,... nên người ta tin rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc, hay đúng hơn là từ văn hóa Trung Hoa. Chứ thậm chí ngay cả người Trung Hoa cũng không biết phong tục này bắt đầu từ đời nảo đời nào.
Còn như nói Việt Nam mình "ăn theo" thì không đúng, vì dù là văn hóa du nhập nhưng mình vẫn có những nét riêng, mà như người ta nói thì là "hòa nhập nhưng không hòa tan".
Nếu như trong tục lì xì của Trung Quốc, chỉ những người đã đi làm hay có gia đình rồi mới lì xì cho người khác, và số tiền đựng trong phong bao lì xì phụ thuộc vào mức thu nhập riêng của mỗi người, thì ở Việt Nam mình không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà trước đây theo cổ truyền, con cháu còn phải mừng tuổi ông bà trước. Rồi bất kỳ ai cũng có thể lì xì, miễn là người lớn hơn thì lì xì cho các bé nhỏ hơn, ai có nhiều lì xì nhiều ai có ít lì xì ít, miễn có tấm lòng thành cầu mong điều tốt đẹp là đủ. Với ý nghĩa này, thì không có giới hạn nào về độ tuổi trong lì xì ở Việt Nam. Bất cứ ai cũng có thể được lì xì và nhận lì xì. :)
Mà ngày xưa, lì xì có nhiều ý nghĩa lắm, chứ như bây giờ ít nhiều biến tướng, rồi thêm bày vẽ đủ kiểu, đòi hỏi đủ đường, thành ra với người này là một thú vui, nhưng với người khác lại là gánh nặng gây áp lực lên tâm lý. ^^
Bành Phương Linh
Mình không đồng tình với ý kiến lì xì Việt Nam "ăn theo" Trung Quốc. Nguồn gốc của phong tục lì xì được thêu dệt thành rất nhiều câu chuyện trong dân gian. Đây là kết quả của việc giao lưu và hội nhập văn hóa giữa các nước khu vực trong suốt chiều dài lịch sử. Trong quá trình đó, mỗi dân tộc sẽ có cách tiếp nhận, chọn lọc và thay đổi để biến những văn hóa du nhập đó thành của riêng mình, phù hợp hơn với nền văn hóa của quốc gia đó.
Các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo...cũng có nét văn hóa lì xì tương tự như vậy:
- Ở Nhật Bản, lì xì được gọi là Otoshidama. Phong bao lì xì Otoshidama thường có màu trắng chứ không phải phổ biến màu đỏ như những nước khác.
Từ lâu đời nay, lì xì đã trở thành một nét văn hóa đẹp mỗi dịp tết đến xuân về của người dân Việt Nam. Người lớn lì xì trẻ nhỏ thể hiện sự quan tâm, yêu thương của các bậc trưởng bối với con cháu trong gia đình. Khi những đứa trẻ lớn lên, đi làm kiếm tiền thì lại trở về lì xì, mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ để thể hiện lòng kính trọng, yêu thương, thay lời chúc ông bà thêm phước, thêm thọ. Dù ở lứa tuổi nào thì những ý nghĩa và may mắn của việc lì xì cũng vô cùng đẹp và đáng quý.
Nguyễn Quang Vinh
Lì-xì Hán - Việt là Lợi-thị, đọc là lì-shì nghĩa là tiền lời, tiền may mắn,...
Vì vậy, nếu ng Việt dùng tên khác thì còn có thể nghi ngờ. Nhưng đã dùng từ lì-xì thì mình sẽ chấp nhận đây là phong tục hay mà ng Việt tiếp nhận từ ng Hoa.
Còn khác nhau là ng Việt thường chỉ lì-xì vào ngày Tết và lì-xì cho trẻ nhỏ hoặc ng già mang nghĩa mừng tuổi. Còn bên TQ thì khai trương, sinh nhật, Tết nhất,... gì gì cũng có thể lì-xì đc cả.
Nguyenphuhoang Nam
Mình thấy chuyên gia
Chuyên gia nghĩ gì về việc ăn uống linh đình và việc mừng tuổi trẻ con vào ngày Tết ở nước ta?
www.noron.vn