Tục chọc sàn của người dân tộc Thái
“Bặc sao” - Tục chọc sàn là những lời tỏ tình, giao duyên của các đôi trai gái dân tộc Thái khi đến tuổi "cập kê". Các đôi trai gái đã gặp nhau, quen biết nhưng để dẫn đến mối tình “công khai” hay xa hơn là chuyện đám cưới, chàng trai sẽ thực hiện phong tục chọc sàn.
Vào khoảng gần 11 - 12 giờ đêm chàng trai tìm đến nhà cô gái bằng một đoạn gỗ nhỏ dài 40 - 50cm dùng để gõ lên sàn nơi cô gái nằm để báo hiệu mình đang đợi bên dưới. Theo tục người Thái gian đầu thờ tổ tiên, gian tiếp bố mẹ ngủ, rồi đến gian con trai, con gái nhưng cũng có trường hợp chàng trai chọc nhầm sàn.
Bên cạnh đó, chàng trai còn mang theo những nhạc cụ sáo, nhị, tính tẩu và đàn môi. Chàng thổi sáo, đánh đàn tính tẩu gửi gắm lời tỏ tình đến người con gái mình thích qua những câu hát dân gian. Cô gái có ý đáp trả thì hỏi mấy câu thăm dò qua sàn xuống dưới. Nếu cảm thấy ưng cái bụng thì cô gái sẽ mở cửa mời chàng trai vào nhà hoặc đi ra ngoài sân cùng nhau tâm sự đến gần sáng. Sau đêm ấy, về sau cô gái chỉ cần nghe tiếng đàn tính tẩu, giọng hát là nhận ra chàng trai đến tìm mình.
Sau ba bốn đêm chuyện trò như thế thì chàng trai hỏi cô gái có nhất trí làm vợ mình không. Cô gái đồng ý, chàng trai về thưa chuyện với bố mẹ đến hỏi cưới.
Một nét đẹp văn hóa trong tục chọc sàn là khi không được người con gái đáp lại, chàng trai cũng không bao giờ oán trách.
văn hóa
,văn hóa việt nam
,văn hóa
Nhà sàn ngày xưa theo mô tả thì bên trên là người ở, bên dưới sẽ nuôi gia xúc như trâu bò.
Mình có 1 thắc mắc là các đồng bào vùng cao có nuôi chó không? Mấy thanh niêm đến "chọc sàn" có bị chó cắn không? Hay đó là các than niên quen trong bản, đã sang chơi nhiều lần nên quen thuộc?
Người ẩn danh
Nhà sàn ngày xưa theo mô tả thì bên trên là người ở, bên dưới sẽ nuôi gia xúc như trâu bò.
Mình có 1 thắc mắc là các đồng bào vùng cao có nuôi chó không? Mấy thanh niêm đến "chọc sàn" có bị chó cắn không? Hay đó là các than niên quen trong bản, đã sang chơi nhiều lần nên quen thuộc?