Từ là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên nhất trong ngôn ngữ. Bất kỳ một cá nhân nói một bản ngữ nào, khi được yêu cầu đưa ra những từ cụ thể, đều không gặp khó khăn gì để thực hiện. Thế nhưng, khi được yêu cầu đưa ra một phát biểu ‘’có lý thuyết’’, rằng: từ là gì? Thì vấn đề bắt đầu trở nên hết sức khó khăn và phức tạp. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học (và cả triết học, tâm lý học, tín hiệu học…) các định nghĩa về từ đã được đề xuất khá nhiều, nhưng tất cả đều có những điểm không đủ và/ hoặc không bao gồm hết các đơn vị được gọi là từ trong các ngôn ngữ; và ngay cả trong một ngôn ngữ cũng vậy. Một số xu hướng quan niệm về từ đã từng được đề xuất như: Từ là một tổ hợp âm có nghĩa. Từ là một tổ hợp âm phản ánh khái niệm. Từ là đơn vị có khả năng tiềm tàng trở thành câu. Từ là tín hiệu ngôn ngữ ứng với một khái niệm. Sở dĩ có tình trạng phức tạp và khó thống nhất ý kiến giữa các nhà nghiên cứu trong quan niệm về từ như vậy là vì bản thân các từ rất khác nhau về nhiều mặt. -Về kích thước vật chất, các từ có kích thước lớn nhỏ không giống nhau. -Về cấu trúc và tổ chức trong nội bộ từ, các kiểu loại không giống nhau. -Về nội dung và cách thức biểu thị, giữa các từ với nhau cũng không giống nhau. -Về năng lực và chức phận khi đi vào hoạt động ngôn ngữ (như: các chức năng ngữ pháp, đảm nhận các vai trò làm thành phần câu, các chức năng ngữ nghĩa, ngữ dụng… trong quá trình tham gia tạo câu…) các từ lại càng không giống nhau. Ví dụ: a) Mồ hôi, hợp tác xã, lấp lánh…(tiếng việt) Blackboad, bookstore, man, responsibility, speak…(tiếng anh) b) Nếu, và, ắt, hễ…(tiếng việt) On, if, the…(tiếng anh) -Các từ thuộc nhóm a) đều biểu thị khái niệm, có khả năng hoạt động độc lập trong câu, đảm nhiệm được vai trò làm thành phần câu: chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, vị ngữ… còn các từ thuộc kiểu nhóm b) thì không có năng lực đó: không biểu thị khái niệm, không có khả năng hoạt động độc lập trong câu, không đảm nhiệm được vai trò làm thành phần câu: chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, vị ngữ… -Các từ thuộc kiểu nhóm b) nếu, ắt, và, hễ…, on, if, the… có cấu trúc đơn giản, kích thước vật chất nhỏ, còn các từ mồ hôi, hợp tác xã, lấp lánh…, blackboad, independent, responsibility… có cấu trúc phức tạp hơn, kích thước vật chất lớn hơn, thậm chí có thể nói là đôi khi lớn hơn rất nhiều. Những phức tạp về mặt thực tiễn, những khó khăn về mặt lý luận đối với việc định nghĩa từ, từ trước đến nay đã gây nên rất nhiều cuộc thảo luận chưa bao giờ dứt, vì từ là cái rất khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau; và mong muốn đưa ra một định nghĩa về mặt lý luận có thể thỏa đáng được cho mọi từ trong mọi ngôn ngữ, là điều không thể đạt được. Nhiều nhà nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn trong lĩnh vực của mình đã đề xuất những khái niệm ‘’đơn diện’’ nhưng ‘’thực dụng’’ hơn về từ như: từ ngữ âm, từ chính tả, từ âm vị học, từ ngữ pháp, từ từ điển… thậm chí, có những nhà ngôn ngữ học (kể cả F. de. Saussure, S. Bally, G. Glison…) đã không ngần ngại, thẳng thừng chối bỏ khái niệm từ, hoặc nếu thừa nhận và đề cập khái niệm này, thì họ cũng tránh việc đưa ra những phát biểu mang tính khái niệm một cách chính thức. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, từ cũng vẫn là đơn vị tồn tại tự nhiên một cách rất hiện thực và là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Việc tri nhận từ như là một cái gì đó hiện thực về mặt tâm lý, hoàn toàn không có khó khăn gì đáng kể. Về mặt nghiên cứu, việc cố gắng đưa ra khái niệm về từ, là điều vẫn cứ phải làm. Một trong những quan niệm thường gặp, được nhiều người chấp nhận và sử dụng, được phát biểu như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập trong câu nói.
Trả lời
Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên nhất trong ngôn ngữ. Bất kỳ một cá nhân nói một bản ngữ nào, khi được yêu cầu đưa ra những từ cụ thể, đều không gặp khó khăn gì để thực hiện. Thế nhưng, khi được yêu cầu đưa ra một phát biểu ‘’có lý thuyết’’, rằng: từ là gì? Thì vấn đề bắt đầu trở nên hết sức khó khăn và phức tạp. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học (và cả triết học, tâm lý học, tín hiệu học…) các định nghĩa về từ đã được đề xuất khá nhiều, nhưng tất cả đều có những điểm không đủ và/ hoặc không bao gồm hết các đơn vị được gọi là từ trong các ngôn ngữ; và ngay cả trong một ngôn ngữ cũng vậy. Một số xu hướng quan niệm về từ đã từng được đề xuất như: Từ là một tổ hợp âm có nghĩa. Từ là một tổ hợp âm phản ánh khái niệm. Từ là đơn vị có khả năng tiềm tàng trở thành câu. Từ là tín hiệu ngôn ngữ ứng với một khái niệm. Sở dĩ có tình trạng phức tạp và khó thống nhất ý kiến giữa các nhà nghiên cứu trong quan niệm về từ như vậy là vì bản thân các từ rất khác nhau về nhiều mặt. -Về kích thước vật chất, các từ có kích thước lớn nhỏ không giống nhau. -Về cấu trúc và tổ chức trong nội bộ từ, các kiểu loại không giống nhau. -Về nội dung và cách thức biểu thị, giữa các từ với nhau cũng không giống nhau. -Về năng lực và chức phận khi đi vào hoạt động ngôn ngữ (như: các chức năng ngữ pháp, đảm nhận các vai trò làm thành phần câu, các chức năng ngữ nghĩa, ngữ dụng… trong quá trình tham gia tạo câu…) các từ lại càng không giống nhau. Ví dụ: a) Mồ hôi, hợp tác xã, lấp lánh…(tiếng việt) Blackboad, bookstore, man, responsibility, speak…(tiếng anh) b) Nếu, và, ắt, hễ…(tiếng việt) On, if, the…(tiếng anh) -Các từ thuộc nhóm a) đều biểu thị khái niệm, có khả năng hoạt động độc lập trong câu, đảm nhiệm được vai trò làm thành phần câu: chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, vị ngữ… còn các từ thuộc kiểu nhóm b) thì không có năng lực đó: không biểu thị khái niệm, không có khả năng hoạt động độc lập trong câu, không đảm nhiệm được vai trò làm thành phần câu: chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, vị ngữ… -Các từ thuộc kiểu nhóm b) nếu, ắt, và, hễ…, on, if, the… có cấu trúc đơn giản, kích thước vật chất nhỏ, còn các từ mồ hôi, hợp tác xã, lấp lánh…, blackboad, independent, responsibility… có cấu trúc phức tạp hơn, kích thước vật chất lớn hơn, thậm chí có thể nói là đôi khi lớn hơn rất nhiều. Những phức tạp về mặt thực tiễn, những khó khăn về mặt lý luận đối với việc định nghĩa từ, từ trước đến nay đã gây nên rất nhiều cuộc thảo luận chưa bao giờ dứt, vì từ là cái rất khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau; và mong muốn đưa ra một định nghĩa về mặt lý luận có thể thỏa đáng được cho mọi từ trong mọi ngôn ngữ, là điều không thể đạt được. Nhiều nhà nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn trong lĩnh vực của mình đã đề xuất những khái niệm ‘’đơn diện’’ nhưng ‘’thực dụng’’ hơn về từ như: từ ngữ âm, từ chính tả, từ âm vị học, từ ngữ pháp, từ từ điển… thậm chí, có những nhà ngôn ngữ học (kể cả F. de. Saussure, S. Bally, G. Glison…) đã không ngần ngại, thẳng thừng chối bỏ khái niệm từ, hoặc nếu thừa nhận và đề cập khái niệm này, thì họ cũng tránh việc đưa ra những phát biểu mang tính khái niệm một cách chính thức. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, từ cũng vẫn là đơn vị tồn tại tự nhiên một cách rất hiện thực và là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Việc tri nhận từ như là một cái gì đó hiện thực về mặt tâm lý, hoàn toàn không có khó khăn gì đáng kể. Về mặt nghiên cứu, việc cố gắng đưa ra khái niệm về từ, là điều vẫn cứ phải làm. Một trong những quan niệm thường gặp, được nhiều người chấp nhận và sử dụng, được phát biểu như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập trong câu nói.