Từ không gian văn hóa đến sự lưu giữ nước Nga trong truyện ngắn Những quả táo Antonop của I. Bunin
kiến thức chung
Những quả táo Antonov được viết năm 1900, khá lâu trước khi tác giả rời khỏi nước Nga. Cả tác phẩm là hành trình trở về “nước Nga cổ xưa” trong tâm tưởng của nhân vật “tôi”. Trong cuộc hành trình không có bạn đồng hành ấy, “tôi” đã tận hưởng trọn vẹn những rung cảm các giác quan của mình. Truyện được Bunin chia làm bốn phần, gắn liền với hình dung về nước Nga nông thôn trong kí ức của nhân vật “tôi”.
- Văn xuôi của I. Bunin mang hơi thở của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và những vùng thảo nguyên mênh mông lộng gió; những rừng bạch dương trải dài chạy tít tắp; những cánh đồng tuyết phủ, thấp thoáng ánh trăng và những sao sáng trên bầu trời và những cây sồi già vững chãi trụ vững trong giông bão...
- Trong truyện, quang cảnh nông thôn vào mùa thu tháng tám ”đã có những trận mưa nhỏ ấm áp và những trận mưa này cố tình rơi xuống cho dân cày cấy” và “không khí trong trẻo đến nỗi hệt như hoàn toàn không có nó nữa, khắp khu vườn âm vang tiếng cười nói, tiếng xe ngựa tải kèn kẹt. Ấy là những nhà tiểu thương những thị dân trồng vườn đã thuê được nông dân” . Không khí ngày mùa tấp nập nhộn nhịp của những người đi thu hoạch hoa quả trong “một buổi sớm mai yên tĩnh... ở khu vườn lớn đã khô lá khoác bộ áo màu vàng óng... có lối đi giữa hai hàng cây phong thoáng mùi thơm nhẹ nhàng của lá rụng và mùi táo Antônốp”.
- Bunin viết nhẹ nhõm. Ngay cả nỗi buồn ẩn chứa trong cái mênh mông của mất mát cũng qua ngòi bút của Bunin mà trở nên đẹp đẽ và thanh thản. Mọi nỗi buồn như ngưng đọng lại, khuất sâu đi, chỉ còn những nét trìu mến thanh tân của thiên nhiên và con người nước Nga.
- Có một sự mất cân đối rõ ràng trong cách phân chia bố cục (cũng là kết cấu truyện) của Bunin. Trong bốn phần ấy, có đến ba phần nhà văn dành để miêu tả nước Nga xưa cũ với những nét đẹp của thiên nhiên và sinh hoạt văn hóa một thời. Sang phần thứ tư, một nước Nga khác - nước Nga của hiện tại cũng được tái hiện đầy chân thực, từ cảm giác và bằng cảm giác.
Nội dung liên quan
Tạ Thị Ngọc Huyền