Từ khi nào ''fashion week'' thành ‘’show-sion-week’’?

  1. Thời trang

Fashion Show nghĩa là gì?

Fashion Show là một buổi trình diễn thời trang (French défilé de mode), là một sự kiện để nhà thiết kế/ thương hiệu thời trang trình diễn - giới thiệu những thiết kế mới hoặc dòng quần áo, phụ kiện v.v sắp tới của họ trong Tuần lễ thời trang. Chương trình thời trang ra mắt mỗi mùa, đặc biệt là mùa Xuân / Hè và Thu / Đông. Đây là nơi các xu hướng thời trang mới nhất được quảng bá. Hai tuần lễ thời trang có ảnh hưởng nhất là Tuần lễ thời trang Paris và Tuần lễ thời trang New York, diễn ra nửa năm một lần. Ngoài ra, Milan, London, Sibiu và Berlin cũng là các sự kiện thời trang có tầm quan trọng toàn cầu.

Fashion Week nghĩa là gì?

Tuần lễ thời trang là sự kiện thời trang, kéo dài khoảng một tuần, trong đó các nhà thiết kế thời trang, thương hiệu hoặc "nhà mốt" trưng bày bộ sưu tập mới nhất của họ trong các chương trình trình diễn thời trang cho người mua và giới truyền thông. Những sự kiện này ảnh hưởng đến xu hướng cho các mùa hiện tại và sắp tới.

Tuần lễ thời trang nổi bật nhất được tổ chức tại các thủ đô thời trang của thế giới, với "4 ông lớn" nhận được phần lớn sự chú ý của giới báo chí là New York, London, Milan, và Paris, và các tuần lễ thời trang mới sau này như Sao Paulo, Tokyo, Seoul.

Nếu được hiểu và dịch sát nghĩa như thế :

1. Hiện tượng các tuần kễ thời trang hiện nay tại Việt Nam trong 4-5 năm trở lại đây như một phong trào, tạo ra một sân chơi mới, một chưỗi sự kiện mới (event ) cho ngành công nghiệp thời trang tại Việt Nam. Đây là một điếu đáng khích lệ khi mang tiêu chuẩn quốc tế - chuyên nghiệp đến Việt Nam cũng như mang các tên tuổi thuơng hiệu quốc tế đến với những người đam mê thời trang.

2. Không thể mua vé tham dự tuần lễ thời trang

Fashion week không dành cho người “ngoại đạo”. Vì vậy nếu không làm việc trong ngành thời trang, bạn khó có cơ hội tham dự các buổi trình diễn. Hầu hết vé mời chỉ dành cho các biên tập viên, blogger, nhà thiết kế, chuyên gia trang điểm, stylist và khách hàng lớn, người mua hàng của các trung tâm mua sắm, các kên bán hàng.

Quan trọng nhất của Fashion Show/ Fashion Week theo tiêu chí quốc tế là để các buyer/ người mua hàng đặt hay đăng ký mua BST để kenh bán hàng của họ.

Khách hàng lẻ, khách hàng thường xuyên của thương hiệu đây là dịp tri ân những khách hàng VIP cùng với những event after party.

3. Bạn đi coi thời trang chứ không để người ta coi bạn:

Tại các tuần kể thời trang, khách mời đến để xem bộ sưu tập, chiêm ngưỡng những thiết kế mới, thiết kê xu hướng đón đầu trên sàn catwalk hay presentation format (hình thức trưng bày) chứ không phải làm người tạo ra sự chú ý để bạn là trọng tâm của show diễn.

Một show diễn, được chuẩn bị rất lâu, rất kỹ với các dự báo xu hướng và công tác chuẩn bị thiết kế của một đội ngũ, vì thế ‘giới chuyên môn’’ xem tuần lễ thời trang - buổi biểu diễn thời trang là nghệ thuật nên rất được trân trọng.

Tại Việt Nam, rất nhiều Celeb hiểu sai về sự xuất hiện của mình, bạn không thể:

  • Mặc một chiếc đầm dạ hội dài 2-3m đển xem show diễn, hay làm lố làm nàng tiên cá và thay đồ trên thảm đỏ (Xin lưu ý, trên sàn diễn quốc tế, không có thảm đỏ cho Fashion Week)
  • Sự chuẩn bị chỉnh chu của celeb tại Việt Nam không tôn trọng nhà thiết kế hay thương hiệu, vì các bạn nghĩ đây là nơi để gây tiếng vang, tạo scandal. Quản lý và Celeb có hiểu thời trang là gì khi tham dự?
  • Các bạn trẻ đi tham gia street-style hay tham dự show diễn, các bạn đến để check-in để cho công đồng biết bạn ‘’biết’’ thời trang hay bạn đến chiêm ngưỡng thời trang?

Song song, có một việc khá là buồn cười khi bạn là người đi xem show thời trang của BST mới nhưng lại đang mặc chính bộ sưu tập đang diễn?

4. Nhân xét chuyên môn thời trang:

Trên thế giới, qua rất nhiều fashion show và fashion week trên thế giới, chúng ta sẽ đọc được các review/critics - phân tích/nhận xét từ những tay viết quyền lực của ngành báo chí thời trang như Tim Blank, Suzy Menkes, Imran Amed v.v để nhận xét chuyên môn khen và chê về từng bộ sưu tập trên các kênh truyền thông nhưng tại môi trường Việt Nam, chúng ta hầu như là khen và nhận xét rất chung ‘’là đẹp’' thay vì các bài viết phân tích chuyên môn, phân tích thị trường, phân thích khả năng ứng dụng của bộ sưu tập. Đồng thời, hầu hết các trang báo là ồ ạt sự xuất hiện của Celeb thay vì là tin tức của NTK hay Thương hiệu.

Một trong những nhà mốt hàng đầu là NTK Nguyễn Công Trí luôn luôn được truyền thông đưa tin theo NTK.

5. Fashion Show - Fashion Week là cho kinh doanh chứ không phải chương trình tạp kỹ:

People goes to Fashion Show to see clothes not drama unless its haute couture show or special fashion show.

Khách đến xem thời trang là xem quấn áo nếu đó là show/tuần lễ thời trang ứng dụng - RTW chứ không phải show thời trang cao cấp hay show thời trang giải trí.

Vì thế, khi tổ chức show diễn thời trang hay tuần kễ thời trang, ngôn ngữ hãy thật rõ ràng.

6. Sau show diễn sẽ là gì?

  • Bạn có tìm kiếm được buyer ( người mua hàng như trung tâm mua sắm, kênh mua sắm?)
  • Bạn đã giới thiệu được với client ( khách hàng cũ - khách hàng mới - khách hàng tiềm năng)

Điều quan trọng nhất là bạn đã bán được BST và mở rộng được kênh bán hàng hay chưa? Hay bạn chỉ đang thoả mãn mức độ truyền thông của thương hiệu? Và liệu rồi, sự đầu tư cho 3-6 tháng qua của bạn có xứng đáng hay chưa? Bạn sẽ tiếp tục một fashion show/ một fashion week tiếp chứ ?



Sự chuyên nghiệp hoá của thị trường thời trang Việt Nam đang được phát triễn rất rõ, nhưng chuyên môn hoá để phát triển thị trường, chất lượng sản phẩm thì chưa được đề cao. Chúng ta hiện nay vẫn là show, chứ chưa là thời trang!

Từ khóa: 

,

thời trang

Từ khi fashion week xuất hiện ở Việt Nam:))

Mọi thứ khi về Việt Nam đều bị "sáng tạo" (biến tướng) một cách quá lố, do người ta Ko quan tâm tới bản chất, mực đích & format ban đầu. Cái mọi người quan tâm chỉ là thứ mình cần - mình show; chứ k cần biết bối cảnh, bản chất là gì :))

Mot xã hội mà Ngu/dở / điên cũng là một định vị- một cách người ta sẵn sang để nổi tiếng thì việc thay đồ tredn thảm đỏ để xuất hiện trên mặt báo là chuyện chúng ta đang phải chấp nhận sống chung :(

Trả lời

Từ khi fashion week xuất hiện ở Việt Nam:))

Mọi thứ khi về Việt Nam đều bị "sáng tạo" (biến tướng) một cách quá lố, do người ta Ko quan tâm tới bản chất, mực đích & format ban đầu. Cái mọi người quan tâm chỉ là thứ mình cần - mình show; chứ k cần biết bối cảnh, bản chất là gì :))

Mot xã hội mà Ngu/dở / điên cũng là một định vị- một cách người ta sẵn sang để nổi tiếng thì việc thay đồ tredn thảm đỏ để xuất hiện trên mặt báo là chuyện chúng ta đang phải chấp nhận sống chung :(

Bạn có thể chia sẻ tại sao trang phục trong các bộ sự tập nhiều bộ khá kỳ dị và không thể mặc trong thực tế ?

Sorry, dạo này bận quá, tôi nay sẽ lên bài nha