Tu hành để làm gì?
Dạo này mình có tìm hiểu về tâm linh cụ thể là mình đọc cuốn sách "Hành trình về phương Đông" thì trong sách nói khá nhiều về việc tu hành để giải thoát cho bản thân. Minh tự hỏi là chúng ta đau khổ vì điều gì mà lại cần phải giải thoát cho bản thân, có phải ta sinh ra để đau khổ?
tâm linh
Hi bạn, có thể nói mọi đau khổ của con người đều đến từ:
- Các nhu cầu & ham muốn mang tính bản năng của cơ thể.
- Các quan điểm, định kiến có sẵn của chúng ta về thế giới (cái này phải như thế này, cái kia phải như thế kia...).
- Các cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố...vốn bắt rễ & đi liền với 2 khía cạnh trên.
Điểm chung của cả 3 khía cạnh này là chúng đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các tác nhân bên ngoài. Nếu 1 trong 3 khía cạnh này ko đc đáp ứng, thì con người chúng ta sẽ trải nghiệm sự "khổ" (hay nói đơn giản là một cảm giác khó chịu, "khó ở"). Ngược lại, nếu chúng luôn luôn đc đáp ứng, thì con người sẽ ko phải trải nghiệm sự "khổ".
Vấn đề là, các tác nhân bên ngoài lại rất khó có thể được nắm bắt & kiểm soát. Việc chúng luôn luôn đáp ứng 3 khía cạnh trên của con người gần như là ko thể.
Ví dụ:
- Khi chúng ta đói --> cơ thể cảm thấy khó chịu --> chúng ta sẽ trải nghiệm sự "khổ". Sau khi ăn no, chúng ta tạm thời thoát khỏi sự khổ đó, nhưng chắc chắn sự khổ này sẽ quay về khi ta cảm thấy đói trở lại.
- Tương tự, khi một sự việc xảy ra ko đúng với quan điểm của chúng ta, ta cũng sẽ trải nghiệm sự khổ. Ví dụ: một người bạn đã hứa sẽ gặp chúng ta vào cuối tuần, nhưng cuối cùng lại "bùng". Quan điểm của chúng ta cho rằng việc đó thật ko thể chấp nhận đc --> ta cảm thấy khó chịu --> lại "khổ".
- Con người luôn thích đc khen ngợi, chú ý, quan tâm...Nên mỗi khi nhận đc những điều này, chúng ta cảm thấy khoan khoái, dễ chịu. Ngược lại, khi bị chê trách, phê bình, ghẻ lạnh...ta cảm thấy khó chịu, thấy "khổ".
Như vậy, về bản chất, con người có lẽ ko thể tránh khỏi cảm giác đau khổ. Thế nên nói "đời là bể khổ". Một khi con người vẫn còn để 3 khía cạnh trên khống chế, chúng ta sẽ còn khổ.
Đây là lúc việc tu tập vào cuộc.
Mục đính chính của tu tập chính là để giúp con người, từng bước một, gỡ bỏ sự khống chế của 3 khía cạnh trên. Nếu chúng ta bớt quan tâm tới việc ăn ngon, ăn no; bớt quan tâm tới việc thế giới phải luôn nuông chiều những định kiến của chúng ta; bớt quan tâm tới việc ta nhận đc lời khen ngợi hay chê bai từ thiên hạ...thì chúng ta sẽ bớt khổ. Đây chính là khái niệm buông bỏ (learn to let go) mà Phật Giáo thường giảng.
Thế nên, để trả lời câu hỏi của bạn:
1 - chúng ta đau khổ vì các bản năng cố hữu (bao gồm cả các định kiến & cảm xúc).
2 - chúng ta có thể thoát khổ bằng cách ko để các bản năng này khống chế mình.
3 - một trong những cách để tránh sự khống chế của chúng, chính là học cách buông bỏ.
Thân. :D
Woo Map
Hi bạn, có thể nói mọi đau khổ của con người đều đến từ:
Điểm chung của cả 3 khía cạnh này là chúng đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các tác nhân bên ngoài. Nếu 1 trong 3 khía cạnh này ko đc đáp ứng, thì con người chúng ta sẽ trải nghiệm sự "khổ" (hay nói đơn giản là một cảm giác khó chịu, "khó ở"). Ngược lại, nếu chúng luôn luôn đc đáp ứng, thì con người sẽ ko phải trải nghiệm sự "khổ".
Vấn đề là, các tác nhân bên ngoài lại rất khó có thể được nắm bắt & kiểm soát. Việc chúng luôn luôn đáp ứng 3 khía cạnh trên của con người gần như là ko thể.
Ví dụ:
Như vậy, về bản chất, con người có lẽ ko thể tránh khỏi cảm giác đau khổ. Thế nên nói "đời là bể khổ". Một khi con người vẫn còn để 3 khía cạnh trên khống chế, chúng ta sẽ còn khổ.
Đây là lúc việc tu tập vào cuộc.
Mục đính chính của tu tập chính là để giúp con người, từng bước một, gỡ bỏ sự khống chế của 3 khía cạnh trên. Nếu chúng ta bớt quan tâm tới việc ăn ngon, ăn no; bớt quan tâm tới việc thế giới phải luôn nuông chiều những định kiến của chúng ta; bớt quan tâm tới việc ta nhận đc lời khen ngợi hay chê bai từ thiên hạ...thì chúng ta sẽ bớt khổ. Đây chính là khái niệm buông bỏ (learn to let go) mà Phật Giáo thường giảng.
Thế nên, để trả lời câu hỏi của bạn:
1 - chúng ta đau khổ vì các bản năng cố hữu (bao gồm cả các định kiến & cảm xúc).
2 - chúng ta có thể thoát khổ bằng cách ko để các bản năng này khống chế mình.
3 - một trong những cách để tránh sự khống chế của chúng, chính là học cách buông bỏ.
Thân. :D
Nguyễn Quang Vinh
Theo Phật giáo thì nguồn căn của cái khổ là từ: THAM - SÂN - SI, mà ra.
Người tham muốn, tham tiền tài, tham quyền lực, tham sắc, tham tửu, tham sống, tham ăn,... ngay cả mong muốn tu có thành tựu hơn mức này, mức kia, cũng là tham. Ko cho cái mình có là đủ, thì luôn tìm cách để thỏa cái lòng tham muốn đó. Ng vậy, ko bao giờ cảm thấy hạnh phúc. Đó là khổ.
Ham muốn, ko đc đáp ứng, thì lại nổi lên sân giận. Sân giận thì lòng đã ko tịnh nay lại càng sóng gió. Đó lại càng khổ.
Si mê, trụy lạc, chìm đắm, có thể thỏa lòng trong đôi lúc nhưng hậu quả để lại cho tâm hồn, cho cơ thể rất lớn, càng ngày càng đòi hỏi hơn. Như này cũng gọi là khổ rồi. Nếu tệ hơn ko được đáp ứng thì còn khổ hơn bội phần.
Con người sinh ra, không phải để đau khổ, nhưng bản năng đã có sẵn 3 thứ trên, từ đó khiến con người khổ.
Bởi vậy, tu là sửa chính mình, hạn chế đến trừ bỏ những thứ trên. Lúc đó, tâm hồn ko còn ham muốn, ko còn si mê, ko còn giận dỗi. Nhận rõ cái chân giá trị của cuộc sống. Tâm hồn còn loạn, ko còn xao động, không còn khổ. Tu chỉ có vậy.
Yenhallo
Tu để sửa mình.
Ghost Wolf
Theo ý kiến cá nhân mình, thì dục vọng là động lực của sự phát triển, con người ta luôn truy cầu cái cao hơn, hướng đến cái mà mình chưa có. Nó là nguồn gốc của chiến tranh, tội phạm nhưng cũng là nguồn gốc của xã hội văn minh, các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện nay của loài người. Nếu ai ai cũng như các vị kia tuyên truyền, cái gì mà không tham sân si... thì hiện tại con người chắc vẫn ngồi trong hang nhóm lửa bằng cách xoay que.
Nhân chi sơ tính bản ác, thất đại tội là bản chất của con người rồi. Giáo dục, đạo đức, pháp luật, tu hành... gì gì đó rốt cục là để giới hạn chúng ta không bị chi phối hoàn toàn bởi những thứ kia thôi, còn nói giải thoát hẳn thì - "đời là bể khổ, qua được bể khổ thì cũng qua đời".
Mạnh Linh Nguyễn