Tư duy logic và Tư duy phản biện khác gì nhau?
tư duy phản biện
,tư duy logic
,phong cách sống
Tư duy logic và tư duy phản biện là hai mặt của cùng một đồng tiền, mặc dù chúng không nhất thiết là phải giống nhau.
Tư duy logic có một cách giải quyết vấn đề là thông qua việc áp dụng các nguyên tắc suy luận – đó là lập luận rồi suy ra một kết luận. Trọng tâm của logic là ý tưởng về một sự lập luận hợp lí. Một sự lập luận chỉ có thể được cho là hợp lí khi sự thật của cơ sở (premises) đảm bảo sự thật của kết luận (conclusion). Kết luận không thể bị sai nếu như cơ sở tiền đề của nó đúng. Theo một nghĩa nào đó, cơ sở đã bao hàm sẵn kết luận; nếu ta tập trung vào những cơ sở đúng, ta có thể dễ hình thành nên một lập luận mà là một con đường chắc chắn dẫn đến một kết luận mong muốn. Để dễ hiểu hơn, logic có thể được ví như là tính chất bắc cầu trong phương trình toán học. Ví dụ, nếu A = B và B = C, thì A = C. Và bất kể ta có hoài nghi về bản chất hình thành hay mục đích phục vụ của A,B hay C đi chăng nữa thì mọi sự vẫn như vậy, tức là A=B=C.
Tư duy phản biện, mặt khác, lại liên quan đến nhiều sự tra hỏi hơn. Mọi thứ có cơ sở hợp lí không? Có lỗ hổng nào trong lập luận này không? Vai trò của từng thứ A, B, C có thể hoàn toàn hoán đổi được cho nhau không? Đây sẽ là những loại câu hỏi mà sẽ khiến người tư duy phản biện phản bác lại một chiều hướng lập luận và chấp nhận chiều hướng còn lại là đáng tin cậy hơn. Với tư duy phản biện, mọi thứ đều là đối tượng của sự tra hỏi.
Tư duy phản biện, dựa trên nhiều định nghĩa được công nhận sẵn, có thể được hiểu là một sự tổng hợp các kĩ năng quan sát, giải thích, phân tích, suy luận, đánh giá và siêu nhận thức (metacognition) – kĩ năng cuối này được định nghĩa bởi từ điển Oxford là sự nhận thức được và hiểu được quá trình hình thành suy nghĩ của chính bản thân, được dùng chủ yếu trong lĩnh vực tâm lý học.
Tư duy phản biện không phải là một đích đến cuối cùng, mà là một quá trình tiếp diễn, một thói quen tự sửa tự chữa của trí óc mà giúp cho những người viết học thuật hiểu rằng việc tư duy, suy nghĩ được kết cấu như thế nào, những tác nhân trong cuộc sống nào mà ảnh hưởng chiều hướng suy nghĩ của ta, và lợi thế và giới hạn của ngôn ngữ được sử dụng trong việc bày tỏ những suy nghĩ đó.
Việc đưa ra một định nghĩa cho tư duy phản biện không khó, nhưng việc hiểu rõ bản chất của tư duy phản biện thì lại là một vấn đề khác, và việc có thể vận dụng và rèn giũa kĩ năng này là một bước đi xa hơn.
Đặng Thị Lan Anh
Tư duy logic và tư duy phản biện là hai mặt của cùng một đồng tiền, mặc dù chúng không nhất thiết là phải giống nhau.
Tư duy logic có một cách giải quyết vấn đề là thông qua việc áp dụng các nguyên tắc suy luận – đó là lập luận rồi suy ra một kết luận. Trọng tâm của logic là ý tưởng về một sự lập luận hợp lí. Một sự lập luận chỉ có thể được cho là hợp lí khi sự thật của cơ sở (premises) đảm bảo sự thật của kết luận (conclusion). Kết luận không thể bị sai nếu như cơ sở tiền đề của nó đúng. Theo một nghĩa nào đó, cơ sở đã bao hàm sẵn kết luận; nếu ta tập trung vào những cơ sở đúng, ta có thể dễ hình thành nên một lập luận mà là một con đường chắc chắn dẫn đến một kết luận mong muốn. Để dễ hiểu hơn, logic có thể được ví như là tính chất bắc cầu trong phương trình toán học. Ví dụ, nếu A = B và B = C, thì A = C. Và bất kể ta có hoài nghi về bản chất hình thành hay mục đích phục vụ của A,B hay C đi chăng nữa thì mọi sự vẫn như vậy, tức là A=B=C.
Tư duy phản biện, mặt khác, lại liên quan đến nhiều sự tra hỏi hơn. Mọi thứ có cơ sở hợp lí không? Có lỗ hổng nào trong lập luận này không? Vai trò của từng thứ A, B, C có thể hoàn toàn hoán đổi được cho nhau không? Đây sẽ là những loại câu hỏi mà sẽ khiến người tư duy phản biện phản bác lại một chiều hướng lập luận và chấp nhận chiều hướng còn lại là đáng tin cậy hơn. Với tư duy phản biện, mọi thứ đều là đối tượng của sự tra hỏi.
Tư duy phản biện, dựa trên nhiều định nghĩa được công nhận sẵn, có thể được hiểu là một sự tổng hợp các kĩ năng quan sát, giải thích, phân tích, suy luận, đánh giá và siêu nhận thức (metacognition) – kĩ năng cuối này được định nghĩa bởi từ điển Oxford là sự nhận thức được và hiểu được quá trình hình thành suy nghĩ của chính bản thân, được dùng chủ yếu trong lĩnh vực tâm lý học.
Tư duy phản biện không phải là một đích đến cuối cùng, mà là một quá trình tiếp diễn, một thói quen tự sửa tự chữa của trí óc mà giúp cho những người viết học thuật hiểu rằng việc tư duy, suy nghĩ được kết cấu như thế nào, những tác nhân trong cuộc sống nào mà ảnh hưởng chiều hướng suy nghĩ của ta, và lợi thế và giới hạn của ngôn ngữ được sử dụng trong việc bày tỏ những suy nghĩ đó.
Việc đưa ra một định nghĩa cho tư duy phản biện không khó, nhưng việc hiểu rõ bản chất của tư duy phản biện thì lại là một vấn đề khác, và việc có thể vận dụng và rèn giũa kĩ năng này là một bước đi xa hơn.