Tư duy của người "làm thuê" liệu có thành công?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Thinking Hub

Từ khóa: 

làm thuê

,

tư duy

,

thành công

,

kỹ năng mềm

,

thinking hub

Câu hỏi đặt ra là: Như thế nào là thành công?

Thành công của bạn khác với thành công của tôi. Vì vậy để trả lời được câu hỏi này, mình phải trả lời được câu hỏi phía trên.

Ai cũng có cơ hội thành công là như nhau, chỉ khác là định lượng và định tính về thanh công của chúng ta là không giống nhau

Trả lời

Câu hỏi đặt ra là: Như thế nào là thành công?

Thành công của bạn khác với thành công của tôi. Vì vậy để trả lời được câu hỏi này, mình phải trả lời được câu hỏi phía trên.

Ai cũng có cơ hội thành công là như nhau, chỉ khác là định lượng và định tính về thanh công của chúng ta là không giống nhau

Người làm thuê có người này người kia, không phải người làm thuê nào cũng có tâm lý là làm cho có, với mục đích tiền lương là chính. Có rất nhiều người ý thức về sự phát triển của bản thân và nỗ lực cho dù đang ở vị trí là một nhân viên. Họ cố gắng, không chỉ vì lợi ích của mình mà còn vì lợi ích của công ty. Người ta gọi là sẵn sàng cống hiến và hết mình vì công việc. Những người như thế mới được sếp trọng dụng và sau này tỉ lệ thành công rất cao.

Ông nào làm chủ mà chả phải đi làm thuê trước, làm lính trước thì mới làm quan được bạn nhé. Chứ nhảy phát làm quan mà chả có tư duy, hiểu biết cóc gì thì ngồi chễm trệ ở đó làm gì, khổ bao người!

TƯ DUY CỦA NGƯỜI "LÀM THUÊ" CÓ DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG?
 
Vậy tư duy đó là như thế nào?
 
Thường thì với người "làm thuê", ở đây mình nói là mọi nghề, mọi khía cạnh: công nhân, bán hàng, nhân viên,....hay có suy nghĩ trả nhiêu làm nhiêu, không cần biết tại sao lại làm công việc đó, công việc đó giúp mình phát triển những gì, nghĩ rằng mình không có trách nghiệm phải đóng góp ý kiến, công ty có phát triển hay không, không quan trọng, miễn là mình vẫn có lương. Người có cách nghĩ như thế là người tự lột bỏ cơ hội học hỏi, phát triển bản thân. 
 
"Làm thuê" cho người nhưng "làm chủ" bản thân, thành công nhất đinh sẽ đến. Có thánh công nào mà dễ dàng đến đâu. Đâu phải đùng cái ra trường, chưa trải qua sự đời mà được nâng lên ngồi vào cái vị trí của trưởng phòng, giám đốc đâu? Điều chúng ta nên hành động, đó chính là làm với tinh thần say mê sáng tạo, không ngừng cố gắng để hoàn thành mục tiêu hơn mong đợi, nhanh hơn, tốt hơn, hay hơn, vui hơn. Tâm thế luôn là như thế. Thái độ luôn là như thế.