Truyện Trần Long
Chương 6
(Đang viết đến đoạn này thì bị bí, không biết nên viết tiếp thế nào? làm thế nào để mở nắp quách đá mà vẫn hợp lô gic với phần trên). Anh em nào rảnh rổi đọc qua thì cho ý kiến nhé. XIn cảm ơn
"Phía bên phải hương án có một lớp cửa bằng gỗ nữa có khóa nhưng đã hoen gỉ, đó chính là lối vào trung điện hay còn gọi là chính điện. Trần Long nhẹ nhàng tiến tới đẩy cánh cửa bật ra, bụi bay mịt mờ …. Một luồng không khí lạnh bất chợt ùa ra khiến anh phải rùng mình như đang ở giữa mùa đông, càng đi vào sâu cảm giác lạnh giá càng rõ rệt. Trần Long chợt nghĩ không rõ trong này ngoài người chết ra còn chứa thứ gì mà lại có hàn khí mạnh mẽ đến như vậy
Dưới ánh sáng của những ngọn đèn dầu cháy bằng mỡ cá ông có thể thấy không gian ở điện này không lớn hơn so với tiền điện là bao và cũng trang trí khá là đơn giản. Chính điện gồm có phòng trung tâm được xây dựng theo lối trời tròn, đất vuông cũng chính là nơi Trần Long đang đứng. Ngoài ra mỗi bên trái phải đều có một gian phòng nhỏ được ngăn cách bằng cửa đá thường là để những vật dụng dùng để tế lễ.
Nằm chính giữa phòng trung tâm có 4 bệ đá hình vuông chu vi khoảng 1 người ôm, cao không quá rốn, tất cả đều được làm từ loại đá hoa cương thượng hạng. Ngoài ra trên thân mỗi bệ đều được chảm trổ các hình thần thú nhìn từ ngoài vào trong, từ trái qua phải lần lượt là Long, Ly, Quy và Phượng. Trên mỗi bệ lại có một chiếc rương sơn son thiếp vàng được phủ một lớp vải lụa có hình các linh thú được thêu bằng chỉ vàng. Tuy những chiếc rương này đều được khóa kín nhưng nó không thể làm khó được Trần Long, chỉ trong chớp mắt với chiếc xẻng chuyên dụng trong tay anh đã có thể dễ dàng mở được. Anh mở chiếc rương ở bệ đá khắc hình rồng ra đầu tiên.
Không rõ, trong chiếc rương này chứa bảo bối gì đây!
Trần Long thầm nghĩ.
Thứ mà anh thấy khi mở chiếc rương đầu tiên ra là một con rồng vàng đang uốn lượn được điêu khắc hết sức sinh động bên cạnh là một một tấm lụa có chữ viết. Tuy đã trải qua ngàn năm nhưng những chử trên đó phần lớn vẫn còn có thể đọc được, thì ra đó là một chiếu chỉ sắc phong của hoàng đế nhà Tùy cho Lưu Phương. Những chiếc rương tiếp theo cũng tương tự như vậy, đều chứa một bức tượng linh thú làm bằng vàng và một dải lụa ghi lại những chiến công và vinh quang mà chủ nhân ngôi mộ đã có được khi còn sống.
Sau khi mở những chiếc rương ra, Trần Long cảm thán:
Chiến công, vinh quang của kẻ này đôi khi cũng là thất bại và tủi nhục của người khác. Cuối cùng thì kẻ chiến thắng cũng sẽ về với cát bụi còn những vinh hoa phú quý nhuốm đầy máu của người thất bại cũng bị chôn vùi tại đây cả ngàn năm!
Sau các bệ đá khoảng 10 trượng nữa là sẽ đến điểm cuối của chính điện, nơi đặt quan quách của người chết. Trong không gian tĩnh mịch, lãnh lẽo của gian điện anh và hai chiến hữu của mình giờ đây chỉ còn cách một người đã chết cả ngàn năm trước chỉ mấy bước chân. Nghĩ đến việc sắp khai quan trong lòng Trần Long vừa hào hứng vừa hồi hộp, anh cẩn thận tiến từng bước một về phía trước.
Cuối cùng thì cũng tới cuối điện, không khí càng lúc càng lạnh lẽo và âm u hơn. Hình ảnh hiện ra trước mắt Trần Long là một chiếc quách đá được đặt trên bệ cao đến ngang lưng, dưới chân bệ là ba thi thể người chết cứng đờ, khô quắp đang quỳ gối. Nhìn qua trang phục của những thi thể này Trần Long nhận ra rằng họ là những nô lệ người Lâm Ấp bị bắt bồi táng ở đây. Đã trải qua cả ngàn năm mà thân thể không bị phân hủy, hơn nữa trên da lại nổi rất nhiềm chấm đen lốm đốm điều đó chứng tỏ trước khi chết nhiều khả năng họ bị bắt uống thủy ngân. Việc dùng thủy ngân để bảo quản đồ vật tránh bị tổn hại theo thời gian thì không phải là hiếm, nhưng việc dùng nó để ướp xác người thì thật là một việc hết sức tàn độc. Những người bị bắt bồi tang thì khoảng hai ngày trước khi chết sẽ không được cho ăn gì cả mà chỉ cho nước uống, mục đích của việc này chính là để rửa ruột thanh lọc cơ thể. Đến ngày thứ 3 khi chuẩn bị nhập mộ cùng với chủ nhân, những người bồi táng sẽ bị đổ trực tiếp thủy ngân vào miệng và mũi, sau đó thi thể còn được tẩm thêm một lần thủy ngân bên ngoài nữa.
Nhìn thấy cảnh những người vô tội phải chết trong đau đớn như vậy, thì một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết vì đại nghĩa như Trần Long không khỏi xúc động, anh gào lên:
Thật là tàn nhẫn, đã chết rồi còn bắt người khác phải chết theo mình một cách đau đớn như vậy, thật là trời đất căm phẩn. Kẻ như vậy sao có thể thành tiên được?
Anh lấy những tấm lụa trên những chiếc rương ở giữa điện phủ lên người những xác chết rồi chắp tay vái lạy:
Tôi đến đây là cũng chỉ vì muốn cứu vớt những mãnh đời bất hạnh đang phải sống trong khổ sở, ngoài ra không hề có ý gì khác. Các vị trước khi mất cũng đã phải chịu những cái chết đau đớn, cả ngàn năm qua đều không được yên nghỉ. Nay tôi chỉ có thể làm được nhỏ này và cầu mong cho các vị siêu thoát …
Ngoài những thi thể bồi tang ra thì bên cạnh quách đá còn có 4 bức tượng kích cở tương đương người thực, tượng được đeo mặt nạ quỷ, toàn thân mang áo giáp đen. Hai tượng đứng trước tay cầm đoản đao, hai tượng phía sau thì mang trường đao, Cả 4 bức tượng giống như 4 vị thần đang canh cho giấc ngủ của chủ nhân ngôi mộ suốt ngàn năm qua.
Trần Long cũng không quá để ý đến 4 bức tượng, cái anh quan tâm chính là chiếc quách đá có màu xanh ngọc bích đang ở trước mặt mình. Càng tới gần quách đá thì cảm giác lạnh lẽo càng thấy rõ dường như luồng hàn khí lan tỏa khắp trong điện là xuất phát từ đây, điều đó càng khiến cho anh thêm hồi hộp và lo lắng không biết mình đang đối diện với thứ gì?.
Khác với những quách đá trong những ngôi mộ mà anh thường thấy là loại quách tam hợp thì đối với ngôi mộ cổ này quách lại được làm từ đá nguyên khối thượng hạng. Quách có chiều dài khoảng hơn 5 thước, cao 1,5 thước và rộng chừng 1 thước.
Nhìn vào quách đá có thể thấy từ khối đá ban đầu người thợ chế tác đã xẻ làm hai phần, phần trên được dùng làm nắp, phần dưới được khoét rỗng ở bên trong để đặt quan tài. Ngoài ra các bề mặt xung quanh quách không được gia công trang trí mà vẫn giữ lại nguyên trạng vốn có lúc đầu của khối đá.
Trần Long tiến tới đi một vòng quan sát kỹ chiếc quách, rồi anh lùi lại về sau 1 bước xoa xoa đôi bàn tay định vận lực đẩy nắp quách. Đúng lúc khi bàn tay vừa chạm vào thì cũng là lúc một cảm giác buốt giá lan toản khắp cơ thể, đồng thời sức lực dừng như cũng bị rút hết khiến anh chao đảo ngã khụyu xuống. Toàn thân như tê lạnh, đầu óc choáng váng phải mất một lúc Trần Long mới có thể đứng dậy vững. Sau một hồi quan sát không phát hiện ra được vấn đề khả nghi, đang lúc phân vân chưa biết phải làm thế nào, thì Trần Long bổng nhớ đến một câu chuyện mà anh từng được nghe từ sư phụ, câu chuyện kể về một loại đá có tên là “Hàn Băng Thạch”.
Trần Long từng được sư phụ kể lại rằng, lúc còn ở Trung Hoa ông ấy từng một lần được thấy Hàn Băng Thạch. Vốn là Trần sư phụ lúc đó có quen biết với một vị đại thần nhà Minh là họ hàng với hoàng đế, người này đặc biệt có sở thích sưu tập các loại đá cổ quý hiếm.Có một lần Trần sư phụ được vị đại thần kia mời đến nhờ xem hộ một “món bảo vật” mà lão đã phải tốn đến hơn 1 vạng lạng vàng mua lại từ một thương nhân. Nhìn món bảo vật được đặt trước mắt, Trần Sư Phụ không khỏi kinh ngạc, đó là một chiếc nghiên mực được điêu khắc, chạm trổ rồng phượng hết sức tinh xảo tuyệt đẹp. Dựa vào nhãn quan của mình Trần Sư phụ nhận ra rằng đây là bảo vật trong hoàng cung thời Bắc Tông cách đây cũng đã 500 năm, tuy vậy điều khiến ông ngạc nhiên nhất không phải là từ kỹ nghệ điêu khắc của 500 trước mà chính là từ vật liệu đã làm nên chiếc nghiên mực. Chiếc nghiên mực to chỉ gần bằng nửa cuốn sách được chế tác từ một loại đá rất đặc biệt có màu xanh ngọc bích, xung quanh luôn tỏa ra một luồng hàn khí bất kể thời tiết nóng hay lạnh, ngày hay đêm.
Trần Long nhớ lại sư phụ đã từng bảo tính hàn của loại đá làm nghiên mực này rất mạnh, chỉ là một mẫu nhỏ như vậy mà khi chạm trực tiếp vào thì ngay lập tức đầu ngón tay đã có cảm giác tê buốt. Tuy lần đó mới là lần đầu tiên Trần Sư phụ được nhìn thấy loại đá kỳ lạ này nhưng cũng may là trước đó ông từng đọc trong một cuốn thư tịch cổ ghi chép về các loại cổ vật tự trong tự nhiên có nhắc đến một loại đá có tính chất tương tự như chiếc nghiên mực của vị đại thần nhà Minh, loại đá đó có tên là Hàn Băng Thạch.
Băng thạch là một loại đá vô cùng hiếm có chỉ xuất hiện ở núi Hy Mã Lạp Sơn thuộc nước Thiên Trúc. Truyền thuyết kể lại rằng ban đầu từ rất xa xưa Hàn Băng Thạch đã luôn vùi sâu trong lòng đất và mãi cho đến khi Hi Mã Lạp sơn được hình thành thì cũng là lúc những khối đá này theo đó xuất hiện trên thế gian. Phải trải qua hơn 80 vạn kiếp người hấp thụ băng tuyết trên núi và tinh hoa của trời đất thì cuối cùng mới có những khối Hàn Băng Thạch thực thụ với một màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp và luôn tỏa ra một bầu không khí lạnh lẽo bất kể để nơi đâu.
Mặc dù quý hiếm là vậy nhưng thực ra Hàn Băng Thạch không hoàn toàn thích hợp để làm vật trang trí bên cạnh người sống vì tính hàn của nó, kích thước đá càng lớn thì tính hàn càng mạnh. Nhưng cũng bởi vì có tính hàn mạnh nên mặc dù không thực sự phù hợp với người sống nhưng lại rất thích hợp để làm quan quách người chết. Tính hàn mạnh mẽ của loại đá này khiến cho lũ chuột, sâu bọ, mối mọt không thể đến gần quan quách phá hoại, ngoài ra Hàn Băng Thạch còn có tính dưỡng thi giúp cho thi hài của người chết không bị thối rữa theo thời gian.
Nếu đúng như những gì Trần sư phụ đã kể và nếu đúng là cổ quách đá trước mắt là Hàn Băng Thạch thì có lẽ đây là báu vật vô giá cả ngàn năm may ra mới tái xuất một lần. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ phải làm thế nào để có thể nhanh chóng mở được quách đá mà vẫn an toàn, thật đáng tiếc là trong câu chuyện của sư phụ mà năm xưa Trần Long được nghe lại không nhắc đến việc khắc chế tính hàn của loại đá này, còn cuốn thư tịch cổ thì cũng đã bị thất lạc từ lúc Trần sư phụ chạy loạn sang nước ta."
Nếu ai muốn đọc thì có link phần trước:
Hường Hoàng