Truyền thống hiếu khách của người Việt Nam và câu chuyện 1 điếu thuốc

  1. Văn hóa

Với khởi thủy là một quốc gia nông nghiệp, người Việt Nam rất coi trọng việc phát triển và giữ gìn các mối quan hệ tốt với các thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là việc giao tiếp, thăm hỏi. Mục đích thì không chỉ vì nhu cầu công việc, mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm các mối quan hệ.

Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu cũng cố gắng tiếp đón chu đáo và tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất: Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa. Tính hiếu khách này là truyền thống từ ngàn đời này của dân tộc, bất kể ở tầng lớp nào. Và ngày nay truyền thống này còn là ưu thế lớn khi được áp dụng trong các nghi thức ngoại giao.Còn nhớ cách đây không lâu, Tổng thống Mỹ, Brack Obama đến Việt Nam, bên cạnh những nghi lễ ngoại giao thông thường, ông nhận được sự chào mừng của rất nhiều người dân Việt Nam. Đặc biệt hơn, Tổng thống Obama đã có 1 trải nghiệm thú vị khi một buổi tối ông chọn dừng lại một quán bún chả giữa lòng thủ đô, đối ẩm cùng 1 người bạn, và uống bia. Báo chí trong nước và quốc tế đã bình luận câu chuyện này rất nhiều, nhưng lại quên đi rằng, để có hình ảnh đó thì phải chân chân chính chính xuất phát từ sự thân thiện, hiếu khách, cách sống tình cảm của người dân Việt Nam, điều này đã tạo nên niềm tin cậy cho người đứng đầu của cường quốc số 1 thế giới. Một môi trường Việt Nam đầy hòa bình, ổn định, phát triển và vươn tới ước mơ. Quê hương Việt Nam yêu dấu trên mọi nẻo đường đều sẵn sàng thân thương nhất, thật thà và chân thành nhất để đón mọi vị khách nước ngoài, cho dù đó là ai.

Tổng thống Obama lúc còn đương chức

Một Việt Nam như vậy thì không bao giờ có thể nói có sự bất công tồn tại hay là sự áp bức bóc lột nào. Nếu có thì cũng chỉ có trong tâm can của những người luôn không muốn xã hội này có sự bình yên mà thôi.

Và vừa qua, trong 1 lần nguyên thủ quốc gia Việt Nam ngồi bên cạnh hút cigar với một người lãnh đạo đồng cấp của quốc gia bạn, Tổng thống nước Cộng hòa Czech, có thể nói là đây là một “hậu trường” hiếm hoi mà người dân chúng ta được thấy thay vì những hình ảnh những cái bắt tay và nụ cười tươi như hay gặp trên mặt báo. Bỏ qua những nghi thức ngoại giao, bỏ qua những quy định về mặt chính trị, nhiều người đã bình luận rằng, hình ảnh ấy cho thấy sự thư thái, điềm đạm giữa 2 người đàn ông, giống như 2 người bạn lâu năm với nhau, ngồi bên nhau kể những câu chuyện cuộc sống. Một hình ảnh vô cùng nhẹ bẫng lòng người bên cạnh những cuộc hội đàm chính trị quốc gia đầy căng thẳng.

Hình ảnh hiếm hoi của 2 vị lãnh đạo 2 nhà nước

Czech hiện đang có 35 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký khoảng 91,3 triệu USD. Czech thường xuyên tham gia các Hội nghị quốc tế tài trợ cho Việt Nam và là nước Đông Âu đầu tiên liên tục cấp ODA cho Việt Nam. Hiện nay có khoảng 60.000 người Việt cư ngụ trên lãnh thổ của quốc gia này.

Đúng là ở nước ta có những quy định không khuyến khích hút thuốc, nhưng khi có khách đến nhà và có mong muốn về việc thưởng thức một điếu cigar – thực tế là vị nguyên thủ quốc gia nước bạn vừa rồi cũng là một người đàn ông nghiện thuốc thì chúng ta cũng luôn sẵn sàng chiều khách. Mà hành động ấy không đơn thuần chỉ cho bạn bè thế giới thấy rằng, có một Việt Nam bình yên, một Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia, mà thông qua đó hình ảnh này còn mang đến cho chúng ta những bản hợp đồng, những giao ước kí kết quan trọng trị giá nhiều triệu USD.

Thành quả đạt được đã thể hiện qua sự thư thái trong phút giây của 2 người đàn ông ấy.

Vậy tại sao lại có một số người chỉ tập trung soi mói vào câu chuyện khói thuốc, quan sát vấn đề đi theo góc nhìn đầy ác ý, trong khi hiện hữu rằng là chúng ta sẽ đạt được vô số lợi ích khi mời những người bạn đối tác của chúng ta, dù chỉ là 1 điếu thuốc?

Từ khóa: 

văn hóa