Trưởng Thành Về Cảm Xúc" Là Gì? Và Làm Thế Nào Để Đạt Được Điều Đó? - P1
Trưởng thành cảm xúc (Emotional maturity) chính xác là gì?
Khi nghĩ về một người trưởng thành về cảm xúc, chúng ta thường nghĩ đến một người hiểu rõ họ là người như thế nào.
Ngay cả khi họ không có mọi câu trả lời, một người trưởng thành về cảm xúc sẽ mang lại cảm giác “bình tĩnh giữa cơn bão.” Họ là người mà chúng ta tìm đến khi trải qua một giai đoạn khó khăn, vì họ luôn thể hiện rất tốt khi bị căng thẳng.
Nói cách khác, trưởng thành cảm xúc là khi một người có thể quản lý cảm xúc của mình bất kể hoàn cảnh nào.
Họ biết cách ứng phó với những tình huống khó khăn mà vẫn giữ được sự bình tĩnh. Đó là bộ kỹ năng họ có thể sử dụng bất kỳ lúc nào.
Dưới đây là những đặc điểm chính và những điều chúng ta có thể làm để hình thành sự trưởng thành về cảm xúc.
Những đặc điểm chính của người trưởng thành về cảm xúc là gì?
1. Nhận trách nhiệm
Những người trưởng thành cảm xúc nhận thức về trách nhiệm của họ trong xã hội và sẽ cố gắng thay đổi hành vi của mình.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ không trách người khác (hay bản thân) khi sự việc không được như ý.
Bạn khiêm tốn – thay vì phàn nàn về hoàn cảnh của mình, bạn đưa ra giải pháp. Bạn có thể tự hỏi, “Tôi có thể làm gì để cải thiện tình hình này?”
2. Bày tỏ sự cảm thông
Người trưởng thành cảm xúc tiếp cận cuộc sống bằng cách làm tốt hết mức có thể và hỗ trợ những người xung quanh họ.
Bạn biết cách đặt mình vào vị trí của người khác. Có nghĩa là, bạn thường cảm thấy lo lắng cho người khác và cố gắng tìm cách giúp họ.
3. Nhận lỗi
Bạn biết cách xin lỗi người khác khi bạn mắc lỗi. Không viện cớ. Bạn sẽ thừa nhận sai lầm của mình và tìm cách để sửa chữa nó.
Bạn cũng không có ham muốn lúc nào cũng phải đúng. Thay vào đó, bạn thừa nhận rằng bạn thực sự không có “tất cả câu trả lời.”
4. Không sợ bị tổn thương
Bạn luôn sẵn sàng mở lòng và chia sẻ những khó khăn của bản thân để người khác cảm thấy bớt cô đơn hơn.
Bạn cũng không quan tâm đến việc lúc nào cũng được xem là “hoàn hảo.”
Trưởng thành cảm xúc có nghĩa là thành thật với cảm xúc của mình và xây dựng lòng tin với những người xung quanh.
5. Nhận thức và thừa nhận nhu cầu
Những người có sự trưởng thành cảm xúc có thể thừa nhận khi nào họ cần sự trợ giúp hoặc khi nào họ đang bị burn out (hội chứng gây ra bởi căng thẳng mãn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc). Ví dụ, bạn sẽ thừa nhận khi nào bạn cần nghỉ ngơi và biết khi nào thì xin sếp cho một ngày nghỉ.
Bạn cũng có thể giao tiếp rõ ràng với người yêu để được giúp đỡ nhiều hơn trong nhà/
6. Tạo các giới hạn lành mạnh
Tạo giới hạn lành mạnh là một hình thức tự yêu thương và tôn trọng bản thân. Bạn biết làm thế nào và khi nào để tạo ranh giới và không cho phép người khác vượt qua nó.
Nếu một đồng nghiệp coi thường hoặc hạ thấp bạn, bạn sẽ không chịu đựng nó và sẽ để cho tiếng nói của bạn được lắng nghe.
Liệu tuổi tác có liên quan đến sự trưởng thành cảm xúc?
Ngắn gọn: có và không. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trưởng thành của một người. Được trải nghiệm nhiều ở độ tuổi trẻ hơn là một ví dụ.
Một nghiên cứu phát hiện rằng hút thuốc lá và uống rượu cũng ảnh hưởng đáng kể trong việc phát triển não bộ của thanh thiếu niên, và tác động đến cách chúng trưởng thành.
Các bộ phận quan trọng của não như vỏ não trước - giúp hạn chế hành vi chấp nhận rủi ro - không phát triển đầy đủ cho đến khoảng 25 tuổi. Điều này có thể giải thích tại sao rất nhiều cảm xúc của thanh thiếu niên thường không thể đoán trước được.
Tuy nhiên, mức độ trưởng thành của một người liên quan đến trí thông minh cảm xúc của họ nhiều hơn – hoặc cách họ chọn để phản ứng với khó khăn – hơn là tuổi tác của họ.
Ngay cả một người trưởng thành hoàn toàn có thể có mức độ trưởng thành thấp. Đó là lý do vì sao bạn có thể gặp một người trẻ hơn bạn nhưng lại có vẻ khôn ngoan hơn tuổi của họ.
tâm lý học
Đọc hết bài mới thấy mình vẫn như 1 đứa con nít vậy. Cảm xúc của mình đôi khi còn không thể tự điều chỉnh được
Hán Phương Anh
Đọc hết bài mới thấy mình vẫn như 1 đứa con nít vậy. Cảm xúc của mình đôi khi còn không thể tự điều chỉnh được