Trường quốc tế dạy công dân quốc tế chứ không dạy công dân Việt Nam?

  1. Xã hội

  2. Văn hóa

  3. Tin Tức

Mầy hôm nay vụ học sinh trường quốc tế ở TP.HCM đánh nhau đã gây xôn xao dư luận. Cuộc thảo luận xung quanh vấn đề giáo dục của trường quốc tế đang trend. Trong đó có một quan điểm rằng, trường quốc tế dạy theo kiểu phương tây, không học lịch sử và văn hóa Việt Nam, chỉ dạy công dân quốc tế chứ không dạy công dân Việt Nam. Thế hệ tương lai ở trong đó sẽ không quen thậm chí không thiện cảm với văn hóa của mình.

Sự thật có như vậy không?

Từ khóa: 

truong_quoc_te

,

giao_duc

,

ishcmc-aa

,

xã hội

,

văn hóa

,

tin tức

Và theo quan điểm của riêng cá nhân, tớ chưa bao giờ đánh giá cao những trường phổ thông mang danh Quốc Tế nếu so với một cơ số trường "rặt Việt Nam".
Dạy theo kiểu quốc tế giáo dục theo kiểu Phương Tây chưa chắc học sinh sẽ giỏi hơn. Còn việc học Lịch sử thì học Lịch sử và Văn hoá Việt Nam thì bắt buộc phải học do cơ chế chính sách rồi bạn nhé. Việc các thế hệ đó có quen, thiện cảm với văn hoá Việt Nam hay không thì cũng tuỳ gia đình và nhiều yếu tố tác động. Vì ngoài ở trường các bạn ấy còn tiếp xúc với gia đình và xã hội nữa.
Với tớ, học trường Quốc Tế, có chăng, cũng chỉ chứng minh được việc cha mẹ bé có tiền, chứ ít khi chứng minh được việc bé có khả năng học tập, có thực lực. Cơ mà cũng không ít trường hợp cha mẹ chật vật để con có tiền học "Quốc Tế", thành ra cũng chả chứng minh được gì.
Theo tớ, thay vì quăng một đống tiền cho con vào "Quốc Tế" thì việc dạy cho con học kiến thức, cách tư duy, cả cách làm người, động viên con nỗ lực để vào các trường Chuyên như Phổ thông Năng Khiếu, Hà Nội Amsterdam, Chuyên Trần Đại Nghĩa (ahihi ông cố tui đó), hay Chuyên Lê Hồng Phong, Nguyễn Thượng Hiền,... sẽ luôn là điều tốt hơn.
Nhìn xã hội,t hấy không ít các bạn trường chuyên Hà Nội như Chu Văn An, HN- Amsterdam, Kim Liên, Trần Đại Nghĩa,... hay thậm chí là các trường chuyên của tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định thôi... cũng đang học ở các trường hàng đầu thế giới như Havard, MIT, Stanford..... chứ chả thấy bạn nào ở trường Quốc Tế được nhắc đến cả.
Còn chuyện bạo lực học đường thì. Vào mấy trường chuyên, lớp chọn, học đủ mệt rồi, áp lực bài vở đủ chết rồi làm gì còn sức mà oánh nhau.
Trả lời
Và theo quan điểm của riêng cá nhân, tớ chưa bao giờ đánh giá cao những trường phổ thông mang danh Quốc Tế nếu so với một cơ số trường "rặt Việt Nam".
Dạy theo kiểu quốc tế giáo dục theo kiểu Phương Tây chưa chắc học sinh sẽ giỏi hơn. Còn việc học Lịch sử thì học Lịch sử và Văn hoá Việt Nam thì bắt buộc phải học do cơ chế chính sách rồi bạn nhé. Việc các thế hệ đó có quen, thiện cảm với văn hoá Việt Nam hay không thì cũng tuỳ gia đình và nhiều yếu tố tác động. Vì ngoài ở trường các bạn ấy còn tiếp xúc với gia đình và xã hội nữa.
Với tớ, học trường Quốc Tế, có chăng, cũng chỉ chứng minh được việc cha mẹ bé có tiền, chứ ít khi chứng minh được việc bé có khả năng học tập, có thực lực. Cơ mà cũng không ít trường hợp cha mẹ chật vật để con có tiền học "Quốc Tế", thành ra cũng chả chứng minh được gì.
Theo tớ, thay vì quăng một đống tiền cho con vào "Quốc Tế" thì việc dạy cho con học kiến thức, cách tư duy, cả cách làm người, động viên con nỗ lực để vào các trường Chuyên như Phổ thông Năng Khiếu, Hà Nội Amsterdam, Chuyên Trần Đại Nghĩa (ahihi ông cố tui đó), hay Chuyên Lê Hồng Phong, Nguyễn Thượng Hiền,... sẽ luôn là điều tốt hơn.
Nhìn xã hội,t hấy không ít các bạn trường chuyên Hà Nội như Chu Văn An, HN- Amsterdam, Kim Liên, Trần Đại Nghĩa,... hay thậm chí là các trường chuyên của tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định thôi... cũng đang học ở các trường hàng đầu thế giới như Havard, MIT, Stanford..... chứ chả thấy bạn nào ở trường Quốc Tế được nhắc đến cả.
Còn chuyện bạo lực học đường thì. Vào mấy trường chuyên, lớp chọn, học đủ mệt rồi, áp lực bài vở đủ chết rồi làm gì còn sức mà oánh nhau.
CHUYỆN VỀ MỘT TRƯỜNG QUỐC TẾ
Trên một chuyến bay từ Hà Nội đi Đà Nẵng trước đại dịch, tình cờ tôi ngồi cạnh một người nước ngoài. Chào hỏi, nói dăm ba câu chuyện, thì được biết anh là giáo viên của một trường quốc tế lớn ở Hà Nội, nơi học sinh phải đóng học phí hơn nửa tỷ đồng mỗi năm học. Dưới đây là một số trao đổi giữa chúng tôi.
- Tiêu chuẩn tuyển sinh của trường anh cao lắm nhỉ? - tôi hỏi.
- Không, chúng tôi chỉ tuyển theo một tiêu chí duy nhất. Đó là phụ huynh phải đủ giàu, mà là giàu bền vững, chứ không phải giàu xổi, tức có đủ khả năng trả học phí cho con trong suốt 12 năm học ở trường.
- Làm sao để biết được phụ huynh đủ giàu?
- Chúng tôi phỏng vấn phụ huynh, họ phải chứng minh khả năng tài chính!
- Nhưng ở Việt Nam có rất nhiều cách để chứng minh tài chính…
- Chúng tôi có những cách riêng để biết phụ huynh trung thực tới cỡ nào. Tất nhiên vẫn có những trường hợp sau một thời gian, phụ huynh không đủ sức đóng học phí cho con và buộc phải chuyển con sang trường khác. Nhưng tỉ lệ đó không nhiều.
- Vậy chất lượng học sinh như thế nào?
- Học sinh đa phần là trung bình, một tỷ lệ nhỏ học khá và cá biệt có những em học giỏi. Khoảng một nửa số học sinh các lớp cuối cấp có quan hệ yêu đương, một số em sử dụng chất kích thích. Tôi không biết vấn đề này ở các trường của Việt Nam như thế nào nên không dám so sánh.
- Tôi cứ tưởng học trường quốc tế lớn như vậy thì chất lượng giáo dục phải tốt chứ?
- Đó là lầm tưởng của rất nhiều người. Không thể có chất lượng giáo dục tốt với chính sách tuyển sinh như vậy. Trường tôi có một bộ phận lớn các em không đủ điểm vào học trường công. Các em đều là con cái các gia đình giàu có nên nhiều em không thấy lý do tại sao chúng lại phải cố gắng để học giỏi. Nếu chỉ nhìn chúng là những teenager sạch sẽ, sáng láng, ăn mặc thời trang, sử dụng các vật dụng đắt tiền và nghĩ rằng chúng học giỏi thì đó là sai lầm.
- Thế còn các giáo viên, nếu chất lượng giáo dục của trường chỉ ở mức trung bình thì những giáo viên nước ngoài như anh cũng đâu cần người giỏi?
- À không, việc này thì ngược lại, giáo viên như tôi đều có profile rất tốt. Chúng tôi là những bảo chứng để trường thu học phí cao.
- Anh gặp phải vấn đề gì trong công tác giảng dạy tại một trường quốc tế như vậy?
- Chúng tôi phải vừa dạy vừa nương để làm hài lòng học sinh và cha mẹ chúng. Tôi cũng ngạc nhiên về độ lơ là và phó mặc con cái cho nhà trường của các phụ huynh Việt. Rất nhiều người nghĩ rằng họ bỏ một đống tiền ra trả học phí thì trường quốc tế phải có nghĩa vụ biến con họ thành học sinh giỏi, thành người tốt. Trong đời làm giáo dục của tôi, tôi cũng hầu như không gặp những vị phụ huynh hung hăng cho đến khi tới Việt Nam.
- Anh đã làm việc ở Việt Nam được bao lâu rồi?
- 3 năm, tôi mới gia hạn hợp đồng thêm 3 năm nữa.
- Công việc như anh mô tả không hề hấp dẫn, sao anh có thể gắn bó lâu như thế?
- Lương của tôi ở đây rất cao. Đời sống ở Việt Nam rẻ và thú vị. Công việc lại không quá thách thức. Tôi happy!
——
P/S: Đây chỉ là ý kiến của một giáo viên, có thể không phản ánh đúng thực tế tại các trường quốc tế khác.

Facebook: Vũ Mạnh Cường