Trường phái trị liệu nhận thức (2) - Trị liệu đa phương diện
Trị liệu đa phương diện do Arnold Lazarus đề xuất năm 1950, ông nhận thấy sau khi được trị liệu thay đổi hành vi và nhận thức thân chủ vẫn còn những hình ảnh mang tính rối loạn và vẫn gặp khó khăn. Sau đó ông đưa hình ảnh vào danh sách những thứ cần thay đổi nhưng vẫn không có hiệu quả, cuối cùng ông đưa ra bảy chiều cạnh mà ông cho rằng có thể bao trọn hết nhân cách:
(1) Hành vi,
(2) Cảm xúc,
(3) Cảm giác,
(4) Tưởng tượng liên cá nhân,
(5) Nhận thức/suy nghĩ,
(6) Quan hệ liên cá nhân,
(7) Sinh học.
Bảy phương diện này được gọi là BASICIB sau đổi thành BASIC ID. Lazarus cho rằng các rối loạn hay vấn đề tâm lý phát sinh từ sự tương tác giữa các thành tố trong BASIC ID với nhau và với môi trường bên ngoài trong quá trình học tập xã hội của cá nhân. Đó là khi cá nhân nhận được hoặc xây dựng cho mình những niềm tin và giả định không đúng về thực tại, ông có niềm tin đó là thông tin sai sự thật.
Đối với trị liệu, Lazarus quan điểm cần tác động vào tất cả các phương diện của thân chủ với tư cách là một nhân cách toàn vẹn. chúng ta chỉ cần tập trung thay đổi một số phương diện nhất định có thể hỗ trợ thay đổi các phương diện khác đang có mối quan hệ với nhau, điều này cho thấy ở các dấu hiệu bệnh giống nhau nhưng với từng thân chủ cần có phương pháp trị liệu riêng biệt.
Hầu hết phương pháp trị liệu nhận thức là dựa vào các câu hỏi, Lazarus cũng vậy, ông luôn đưa ra các giải thuyết để tìm các bằng chứng ủng hộ hay bác bỏ nó thông qua quan sát thân chủ.
Các câu hỏi ở trên nên được tìm hiểu ở buổi đầu tiên để có một cái nhìn tổng quan nhất những vấn đề cơ bản về thân chủ theo từng vấn đề:
(1) Bệnh lý, dấu hiệu bệnh lý – có những dấu hiệu lâm sàng nào chứng minh sự hiện diện của bệnh lý.
(2) Vấn đề (bắt đầu và diễn biến) của thân chủ là gì? Vì sao thân chủ đến trị liệu vào thời điểm này(điều gì đã xảy ra)? Ai là người ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến vấn đề của thân chủ?
(3) Điểm mạnh điểm yếu trong ca này? Có thể dựa vào các mối quan hệ nào của thân chủ để cải thiện vấn đề?
(4) Liệu pháp trị nào sẽ phù hợp nhất đối với thân chủ? Thân chủ đã từng được trị liệu chưa? Nếu có thì kết quả thì điều hữu ích hay vô ích ở lần trước là gì?
Trị liệu đa phương diện sử dụng các kỹ thuật thay đổi nhận thức và niên tin nói chung, và sử dụng mô hình ABCDE để nhận diện niềm tin phi lý và cảm xúc kèm theo, đồng thời phản chứng niềm tin để thay đổi niềm tin phi lý, hướng dẫn thân chủ thay thế những cảm xúc tiêu cực mang tính hủy hoại ( giận giữ, thù địch, đau đớn, cảm giác tội lỗi,...) bằng cảm xúc tiêu cực lành mạnh( buồn, trống rỗng, bực bội, hối tiếc,...) lựa chọn hành vi thích ứng hơn.
Tài liệu tham khảo: Giáo trình tâm lý học Lâm sàng, Nguyễn Thị Minh Hằng (2014)
---
Đọc thêm:
tâm lý học
,trường phái nhận thức
,tâm lý học
Cảm ơn chia sẻ từ Hanh nhé:)
Nguyenphuhoang Nam
Cảm ơn chia sẻ từ Hanh nhé:)