Trước khi thuốc mê/thuốc tê xuất hiện thì bác sĩ làm gì để giảm đau cho bệnh nhân?

  1. Khoa học

  2. Sức khoẻ

Ngày xưa khi làm phẫu thuật, tiểu phẫu hoặc khâu da các bác sĩ làm gì giúp bệnh nhân giảm đau hả các bác?

Từ khóa: 

khoa học

,

sức khoẻ

Nhân tiện câu hỏi này mình xin chia sẻ một chút thông tin về Cách các phụ nữ thời xưa khi sinh khi chưa có thuốc tê, thuốc giảm đau:

Sản phụ thời đó sẽ để người trần và sinh con ngoài trời. Người ta sẽ cố định tay của người mẹ vào một sợi dây buộc vào một cành cây để việc sinh nở dễ dàng hơn. Phương pháp này đã được áp dụng cả thế kỉ trước đó như hình dưới đây:
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/698902854290303410633236810255540749336576n-1675331522.jpg
Hoặc người ta sẽ sử dụng một cái võng như trong cộng đồng người Mexico.
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/695019404290303843966525567205689329188864n-1675331632.jpg
Nếu sản phụ sống ở nơi gần nguồn nước (sông, biển, hồ...), họ sẽ sinh con dưới nước để giảm đau. Đây là cách sinh con truyền thống của các bộ lạc sống trên đảo. (Có một sự thật rằng, có một bộ lạc mà trẻ em sinh ra đều có thể nhìn trong nước là do chúng đã thích nghi với cuộc sống dưới mặt nước từ khi còn rất nhỏ).
Khi các phong tục tập quán được hình thành và sự phát triển của xã hội, cách sinh nở bắt đầu thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh sống và các yêu cầu của nền văn hóa (phụ nữ sống ở các thành phố không tìm có cây hay biển để sinh con nữa). Thế là người ta phát minh ra ghế sinh.
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/701689644290304643966445314507719351205888n-1675331737.jpg
Ghế sinh khi mới được phát minh
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/apipqbcbs760411626735682-1675331922.jpg
Ví dụ khác về ghế sinh
Trước khi Kitô giáo ra đời, sản phụ được tự do trong việc lựa chọn có mặc quần áo khi sinh hay không. Tuy nhiên, đến thời Trung cổ, phụ nữ phải mặc những chiếc váy rất nặng, điều này gây không ít khó khăn cho quá trình sinh nở. Ghế sinh cũng ít nhiều cản trở phụ nữ trong việc di chuyển thân mình.
Nói chung, từ thời Đế chế La Mã đến thế kỉ XVI, phụ nữ thường sinh con trên một chiếc ghế có lỗ hình chữ U, mặc quần áo kín mít và không phải ca nào cũng mẹ tròn con vuông.
Sau đó, vua Louis XIV – người có hàng tá tình nhân và con cái muốn hỗ trợ việc sinh nở cho phụ nữ. Ngài ta muốn được nhìn thấy đứa trẻ sinh ra như thế nào, và bạn đoán xem một nhà vua có muốn quỳ xuống để nhìn không? =)))
Cho đến thời điểm đó, việc đỡ đẻ được giao cho mẹ, chị gái của sản phụ hoặc một nữ hộ sinh. Nhưng Louis XIV muốn con mình được sinh ra một cách suôn sẻ nhất nên đã cho phép các bác sĩ tham gia vào việc sinh nở.
Nhưng các bác sĩ toàn là những người đàn ông giữ vị trí cao trong xã hội sẽ không chịu quỳ gối trước một người phụ nữ. Và thế là tư thế sinh con hiện đại ra đời. Người phụ nữ sẽ được cho nằm ngửa với hai chân giơ cao.
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/13883174014664990-1675332492.jpg
Ngoài vấn đề nóng nực và khó thở khi sinh, một vài vấn đề nghiêm trọng đã phát sinh:
  • Tư thế sinh này hoàn toàn mất tự nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy không có con vật nào nằm ngửa như thế này để sinh cả. Thứ nhất, tư thế này không tận dụng được trọng lực, vì vậy việc đưa em bé ra ngoài sẽ khó khăn hơn. Thứ hai, mông và xương chậu không mở rộng được (em bé dễ bị mắc lại và bị đau, còn người mẹ thì dễ xuất huyết).
  • Nhiệt độ cơ thể phụ nữ khi sinh cao, cộng thêm dễ bị khó thở. Tư thế này dễ để người khác nhìn thấy bộ phận sinh dục khiến hộ sinh lo lắng, căng thẳng.
  • Tệ nhất là lây lan của dịch sốt hậu sản. Bác sĩ nhìn thấy người bệnh, họ chạm vào người bệnh nhân, chạm vào những vết thương bị nhiễm trùng và chạm vào bộ phận sinh dục của những sản phụ đang lâm bồn. Rất nhiều phụ nữ đã chết vì dịch sốt hậu sản trước khi các bác sĩ kịp phát hiện ra rằng việc rửa tay trước khi chạm vào cơ thể người sản phụ sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh này. Vì vậy, về cơ bản, những người đàn ông tham gia vào quá trình sinh đẻ của phụ nữ chỉ gây thêm đau đớn cho họ, thậm chí là khiến họ tử vong trong nhiều thế kỉ.
Đến thời hiện đại, với sự phát triển của y học, những nhược điểm kia đã dần được giải quyết. Các nghiên cứu cũng cho thấy càng ít bác sĩ thì càng ít rủi ro. Tư thế sinh tự nhiên cũng cho kết quả tốt hơn, và thậm chí phụ nữ cũng không cần sử dụng thuốc giảm đau nếu sinh theo tư thế này. Và rồi xuất hiện phòng hộ sinh.
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/692976794290306677299572424721411839885312n-1675332268.jpg
Sản phụ cũng có thể tận dụng trọng lực, có thể ngồi và thoải mái di chuyển. Với phương pháp này số lượng những ca sinh thành công lớn nhất từ trước đến nay, phụ nữ ít phải chịu các biến chứng từ việc sinh nở cũng như việc cho con bú. Sức khỏe tâm thần sau sinh được cải thiện đáng kể.
Trả lời

Nhân tiện câu hỏi này mình xin chia sẻ một chút thông tin về Cách các phụ nữ thời xưa khi sinh khi chưa có thuốc tê, thuốc giảm đau:

Sản phụ thời đó sẽ để người trần và sinh con ngoài trời. Người ta sẽ cố định tay của người mẹ vào một sợi dây buộc vào một cành cây để việc sinh nở dễ dàng hơn. Phương pháp này đã được áp dụng cả thế kỉ trước đó như hình dưới đây:
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/698902854290303410633236810255540749336576n-1675331522.jpg
Hoặc người ta sẽ sử dụng một cái võng như trong cộng đồng người Mexico.
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/695019404290303843966525567205689329188864n-1675331632.jpg
Nếu sản phụ sống ở nơi gần nguồn nước (sông, biển, hồ...), họ sẽ sinh con dưới nước để giảm đau. Đây là cách sinh con truyền thống của các bộ lạc sống trên đảo. (Có một sự thật rằng, có một bộ lạc mà trẻ em sinh ra đều có thể nhìn trong nước là do chúng đã thích nghi với cuộc sống dưới mặt nước từ khi còn rất nhỏ).
Khi các phong tục tập quán được hình thành và sự phát triển của xã hội, cách sinh nở bắt đầu thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh sống và các yêu cầu của nền văn hóa (phụ nữ sống ở các thành phố không tìm có cây hay biển để sinh con nữa). Thế là người ta phát minh ra ghế sinh.
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/701689644290304643966445314507719351205888n-1675331737.jpg
Ghế sinh khi mới được phát minh
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/apipqbcbs760411626735682-1675331922.jpg
Ví dụ khác về ghế sinh
Trước khi Kitô giáo ra đời, sản phụ được tự do trong việc lựa chọn có mặc quần áo khi sinh hay không. Tuy nhiên, đến thời Trung cổ, phụ nữ phải mặc những chiếc váy rất nặng, điều này gây không ít khó khăn cho quá trình sinh nở. Ghế sinh cũng ít nhiều cản trở phụ nữ trong việc di chuyển thân mình.
Nói chung, từ thời Đế chế La Mã đến thế kỉ XVI, phụ nữ thường sinh con trên một chiếc ghế có lỗ hình chữ U, mặc quần áo kín mít và không phải ca nào cũng mẹ tròn con vuông.
Sau đó, vua Louis XIV – người có hàng tá tình nhân và con cái muốn hỗ trợ việc sinh nở cho phụ nữ. Ngài ta muốn được nhìn thấy đứa trẻ sinh ra như thế nào, và bạn đoán xem một nhà vua có muốn quỳ xuống để nhìn không? =)))
Cho đến thời điểm đó, việc đỡ đẻ được giao cho mẹ, chị gái của sản phụ hoặc một nữ hộ sinh. Nhưng Louis XIV muốn con mình được sinh ra một cách suôn sẻ nhất nên đã cho phép các bác sĩ tham gia vào việc sinh nở.
Nhưng các bác sĩ toàn là những người đàn ông giữ vị trí cao trong xã hội sẽ không chịu quỳ gối trước một người phụ nữ. Và thế là tư thế sinh con hiện đại ra đời. Người phụ nữ sẽ được cho nằm ngửa với hai chân giơ cao.
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/13883174014664990-1675332492.jpg
Ngoài vấn đề nóng nực và khó thở khi sinh, một vài vấn đề nghiêm trọng đã phát sinh:
  • Tư thế sinh này hoàn toàn mất tự nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy không có con vật nào nằm ngửa như thế này để sinh cả. Thứ nhất, tư thế này không tận dụng được trọng lực, vì vậy việc đưa em bé ra ngoài sẽ khó khăn hơn. Thứ hai, mông và xương chậu không mở rộng được (em bé dễ bị mắc lại và bị đau, còn người mẹ thì dễ xuất huyết).
  • Nhiệt độ cơ thể phụ nữ khi sinh cao, cộng thêm dễ bị khó thở. Tư thế này dễ để người khác nhìn thấy bộ phận sinh dục khiến hộ sinh lo lắng, căng thẳng.
  • Tệ nhất là lây lan của dịch sốt hậu sản. Bác sĩ nhìn thấy người bệnh, họ chạm vào người bệnh nhân, chạm vào những vết thương bị nhiễm trùng và chạm vào bộ phận sinh dục của những sản phụ đang lâm bồn. Rất nhiều phụ nữ đã chết vì dịch sốt hậu sản trước khi các bác sĩ kịp phát hiện ra rằng việc rửa tay trước khi chạm vào cơ thể người sản phụ sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh này. Vì vậy, về cơ bản, những người đàn ông tham gia vào quá trình sinh đẻ của phụ nữ chỉ gây thêm đau đớn cho họ, thậm chí là khiến họ tử vong trong nhiều thế kỉ.
Đến thời hiện đại, với sự phát triển của y học, những nhược điểm kia đã dần được giải quyết. Các nghiên cứu cũng cho thấy càng ít bác sĩ thì càng ít rủi ro. Tư thế sinh tự nhiên cũng cho kết quả tốt hơn, và thậm chí phụ nữ cũng không cần sử dụng thuốc giảm đau nếu sinh theo tư thế này. Và rồi xuất hiện phòng hộ sinh.
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/692976794290306677299572424721411839885312n-1675332268.jpg
Sản phụ cũng có thể tận dụng trọng lực, có thể ngồi và thoải mái di chuyển. Với phương pháp này số lượng những ca sinh thành công lớn nhất từ trước đến nay, phụ nữ ít phải chịu các biến chứng từ việc sinh nở cũng như việc cho con bú. Sức khỏe tâm thần sau sinh được cải thiện đáng kể.
Ngày đấy họ không có giảm đau gì hết luôn vì gần như chẳng có phẫu thuật gì ở bên trong cơ thể cả. Tuy nhiên cắt cụt chi thì rất phổ biến. Trong quá trình này thì người ta sẽ trói bệnh nhân lại, cho họ ngậm một thanh củi để có gì còn cắn, hoặc là chuốc bệnh nhân say tới bến.
Vết thương hiếm khi được khâu sâu hơn lớp da. Người ta ngăn máu chảy (đặc biệt là máu từ động mạch) bằng cách dùng một thanh kim loại nóng hôi hổi để đốt cho vết thương đóng lại.
Hồi đó các phẫu thuật viên có cả “trợ lý” nữa, và họ phụ trách việc đè bệnh nhân nằm xuống, đặc biệt khi cưa các chi thì việc mấy “trợ lý” này mất 1 hay 2 ngón là quá bình thường nên là sự nghiệp của mấy trợ lý phẫu thuật này có thể nói là… ”hẻo mệnh”.
https://cdn.noron.vn/2023/02/03/15845209815323933102990872102581729136450321n-1675407727.jpg

Làm t nhớ về cái ảnh này =))

https://cdn.noron.vn/2023/02/06/13883174014675734-1675650756.jpg
Trước khi thuốc gây mê được sáng chế ra, có khá nhiều cách thay thế cho nó để phục vụ việc mổ.
Bóp cổ bệnh nhân cho đến khi bất tỉnh là một cách, cách nữa là thuê vận động viên đấm bốc chuyên nghiệp để đấm cho nạn nhân bất tỉnh.
Nhưng cách được ưu tiên hơn cả vẫn là phẫu thuật càng nhanh càng tốt. Trong thời Nội chiến, ghi chép có cho rằng cắt cụt chi càng nhanh thì càng dễ giảm thiểu khả năng xảy ra sốc không thể phục hồi. Kỉ lục tại bệnh viện đa khoa Massachusetts cho một cú cắt cụt chi trên đầu gối là 28 giây. Và cũng tiện nói luôn là trong cùng ca mổ kỉ lục đấy thì có một trợ lý mổ bị cắt mất một hay hai ngón tay gì đấy (nếu tôi còn nhớ đúng) và một bác sĩ phẫu thuật nữa bị cắt mất bi.
Nói tóm lại: Cuộc đời của bác sĩ phẫu thuật ngày hôm nay khá khẩm hơn nhiều rồi, ơn cũng nhờ đồng nghiệp là mấy ông bác sĩ gây mê.
Người La Mã dùng rượu vang và thuốc phiện để giảm đau. Rượu cũng được dùng để giảm đau cho phẫu thuật thời Trung cổ.
Ngành giải phẫu ở La Mã phát triển rất sớm, ca tách cặp sinh đôi dính liền đầu tiên trên thế giới cùng từ các bác sĩ người La Mã thế kỉ 10 ở Constantinople thực hiện. Bệnh nhân sống được 3 ngày.
https://cdn.noron.vn/2023/02/02/conjoined-b-1675331066.jpg