Trước khi có chữ quốc ngữ cha ông ta dùng thứ chữ gì để ghi lại các tài liệu lịch sử, văn chương ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo tác giả Nguyễn Đức Hùng (http://vietsciences.free.fr) thì nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên, ngay sau khi quân Hán phương Bắc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỷ 1 TC tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Hán. Trong suốt thời gian Bắc thuộc với chính sách Hán hóa của nhà Hán, Tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam, và người Việt Nam đã chấp nhận thứ ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán, đổng thời đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ tiếng Việt, gọi là từ Hán Việt. Có rất nhiều từ Hán Việt đã đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, bằng chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức, nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, và chúng ta có âm Hán Việt. Do nhu cầu phát triển của tiếng Việt, tiếng nói của dân tộc, người Việt Nam đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho chính mình, và chữ viết của người Việt dựa trên chữ Hán đã ra đời. Đó là chữ Nôm. Nhiều học giả đã gắng đi tim bằng chứng thời điểm ra đời chính xác của chữ Nôm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thống nhất thời điểm ra đời của chữ Nôm. Một số tác giả cho rằng chữ Nôm bắt đầu hình thành từ thời giành được độc lập và được sử dụng lần đầu vào đời nhà Lý (vào khoảng thế kỷ thứ 11-12). Chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt được hình thành từ việc mượn chữ Hán. Sự ra đời của chữ Nôm ở Việt Nam cũng tương tự như sự ra đời của chữ viết ở Triều Tiên và Nhật Bản. Người Việt mượn chữ Hán để ghi âm thanh tiếng Việt. Chữ Nôm là dạng chữ biểu ý được hình thành dựa trên chữ Hán bằng cách mượn một chữ Hán hoặc hai ba chữ Hán kết hợp với nhau. Có thể tóm tắt chữ Nôm được tạo ra từ chữ Hán theo một số nguyên tắc sau: 1) Dùng chữ Hán có âm và nghĩa giống tiếng Việt, ví dụ: chữ Chè dùng chữ Hán ‘Trà" , chữ Là viết từ chữ Hán "La”, V.V... 2)Ghép hai hay 3 chữ Hán với nhau, ví dụ: Tháng = Nguyệt Thượng; Mắt = Mục *• Mạt, v.v... 3) Dùng một chữ Hán có âm giống như âm tiếng Việt , loại này người viết chữ chi trú trọng về âm, không chú trọng về nghĩa, ví dụ, chữ "ngã”, nghĩa là “tôi", được dùng với nghĩa là “ngã" trong từ “ngà nhào”... Thời xưa chữ Nôm có lẽ không được tiêu chuẩn hóa cho nên tự ai nấy diễn đạt chữ viết theo riêng mình, làm cho một chữ Nôm có thể được viết theo một vài cách khác nhau. Tuy không được truyền bá rộng rãi trong dân chúng, nhưng chữ Nôm đã được nhiều học giả và các nhà văn nhà thơ sử dụng trong việc ghi tên địa danh Việt Nam và trong sáng tác các tác phẩm văn học. Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỷ thứ 16, khi các nhà truyền đạo phương Tây vào Việt Nam, họ đã dùng chữ La Tinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ Quốc ngữ bắt đầu ra đời. Chữ Quốc ngữ bằng chữ La Tinh ra đời dần dần thay thế chữ Hán Nôm do sự đơn giản dễ nhớ dễ học, và đặc biệt chữ Quốc ngữ có thể phiên âm được các âm thanh có trong tiếng Việt. Và cho đến đầu thế kỷ 20, chữ Quốc ngữ chính thức thay thế chữ Hán Nôm.
Trả lời
Theo tác giả Nguyễn Đức Hùng (http://vietsciences.free.fr) thì nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên, ngay sau khi quân Hán phương Bắc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỷ 1 TC tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Hán. Trong suốt thời gian Bắc thuộc với chính sách Hán hóa của nhà Hán, Tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam, và người Việt Nam đã chấp nhận thứ ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán, đổng thời đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ tiếng Việt, gọi là từ Hán Việt. Có rất nhiều từ Hán Việt đã đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, bằng chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức, nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, và chúng ta có âm Hán Việt. Do nhu cầu phát triển của tiếng Việt, tiếng nói của dân tộc, người Việt Nam đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho chính mình, và chữ viết của người Việt dựa trên chữ Hán đã ra đời. Đó là chữ Nôm. Nhiều học giả đã gắng đi tim bằng chứng thời điểm ra đời chính xác của chữ Nôm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thống nhất thời điểm ra đời của chữ Nôm. Một số tác giả cho rằng chữ Nôm bắt đầu hình thành từ thời giành được độc lập và được sử dụng lần đầu vào đời nhà Lý (vào khoảng thế kỷ thứ 11-12). Chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt được hình thành từ việc mượn chữ Hán. Sự ra đời của chữ Nôm ở Việt Nam cũng tương tự như sự ra đời của chữ viết ở Triều Tiên và Nhật Bản. Người Việt mượn chữ Hán để ghi âm thanh tiếng Việt. Chữ Nôm là dạng chữ biểu ý được hình thành dựa trên chữ Hán bằng cách mượn một chữ Hán hoặc hai ba chữ Hán kết hợp với nhau. Có thể tóm tắt chữ Nôm được tạo ra từ chữ Hán theo một số nguyên tắc sau: 1) Dùng chữ Hán có âm và nghĩa giống tiếng Việt, ví dụ: chữ Chè dùng chữ Hán ‘Trà" , chữ Là viết từ chữ Hán "La”, V.V... 2)Ghép hai hay 3 chữ Hán với nhau, ví dụ: Tháng = Nguyệt Thượng; Mắt = Mục *• Mạt, v.v... 3) Dùng một chữ Hán có âm giống như âm tiếng Việt , loại này người viết chữ chi trú trọng về âm, không chú trọng về nghĩa, ví dụ, chữ "ngã”, nghĩa là “tôi", được dùng với nghĩa là “ngã" trong từ “ngà nhào”... Thời xưa chữ Nôm có lẽ không được tiêu chuẩn hóa cho nên tự ai nấy diễn đạt chữ viết theo riêng mình, làm cho một chữ Nôm có thể được viết theo một vài cách khác nhau. Tuy không được truyền bá rộng rãi trong dân chúng, nhưng chữ Nôm đã được nhiều học giả và các nhà văn nhà thơ sử dụng trong việc ghi tên địa danh Việt Nam và trong sáng tác các tác phẩm văn học. Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỷ thứ 16, khi các nhà truyền đạo phương Tây vào Việt Nam, họ đã dùng chữ La Tinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ Quốc ngữ bắt đầu ra đời. Chữ Quốc ngữ bằng chữ La Tinh ra đời dần dần thay thế chữ Hán Nôm do sự đơn giản dễ nhớ dễ học, và đặc biệt chữ Quốc ngữ có thể phiên âm được các âm thanh có trong tiếng Việt. Và cho đến đầu thế kỷ 20, chữ Quốc ngữ chính thức thay thế chữ Hán Nôm.