Trung thu trong bạn là?...
Hôm qua, như mọi ngày mình mở tivi lên, vào mục Phim của FPT Play để xem có phim gì mới cập nhật không, thì vô tình nhìn thấy bộ phim mới của Trung Quốc - Lương Sinh, Liệu Chúng Ta Có Thể Ngừng Đau Thương? hiện đang cập nhật tới tập 6. Mình mở ngay tập 1 lên để xem thì có cảnh chiếu một cô bé con xinh xắn đang ngồi trước bàn ăn cơm, còn người mẹ thì dọn cơm và đồ ăn lên vừa dọn vừa nói với cô bé là "Đợi bố về rồi mới được ăn." Lúc đó cô bé đã nói một câu thế này mà mình rất thích:
Bỗng nhiên, mình nhớ đến một kỷ niệm buồn giữa Ba mình và mình, cũng là một sự chờ đợi kiểu trong lòng mình thì không bao giờ tin Ba sẽ trở về, nhưng ngoài mặt thì vẫn cứ chờ đợi.
Và kỷ niệm đó lại xảy ra trong những ngày giáp Trung thu năm 1998, năm mình 12 tuổi.
Thực ra, cái mình chờ đợi không phải là bánh Trung thu, không phải là quà gì cao sang. Vì Trung thu đó mình vẫn cùng các anh chị em đi theo lân, múa lân, nhận quà bánh từ Phường như bao mùa Trung thu trước. Cái mình chờ đợi là sự có mặt của Ba. Nhưng Ba đã không xuất hiện.
Trung thu năm đó chính là mùa trăng buồn nhất của mình, vì sau này mình không có lại được cái cảm giác cần ai đó chơi cùng, hay cần ai đó ở cạnh bên nhân dịp nào đó nữa. Có cũng được không có cũng chẳng sao. Tự nhiên mình thấy câu "Ba không phải là Tết, Ba sẽ không về đâu!" ấy thật ấn tượng và ý nghĩa với mình, khiến mình nhớ đến kỷ niệm ấy.
Còn bạn, kỷ niệm mùa Trung thu nào đáng nhớ nhất trong bạn? Đó là kỷ niệm buồn hay vui? Bạn có còn cảm giác háo hức mỗi mùa Trung thu đến?
- Bố sẽ không về đâu. Bố không phải là Tết, Bố sẽ không về đâu!
Bỗng nhiên, mình nhớ đến một kỷ niệm buồn giữa Ba mình và mình, cũng là một sự chờ đợi kiểu trong lòng mình thì không bao giờ tin Ba sẽ trở về, nhưng ngoài mặt thì vẫn cứ chờ đợi.
Và kỷ niệm đó lại xảy ra trong những ngày giáp Trung thu năm 1998, năm mình 12 tuổi.
Ảnh: Internet
Năm đó Ba và Má mình giận nhau. Mà cái chuyện Ba Má giận nhau thì mình nghĩ nhà nào cũng có, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau thôi. Má giận Ba, Ba lấy xe đạp chở mình theo ra bến xe, sau đó quay lại nói mình về đi, Ba đi đây có chuyện. Mình hỏi bao giờ Ba về, có mua bánh Trung thu cho mình không, Ba chỉ nói đơn giản ngắn gọn là "Ba về chứ" nhưng rồi sau đó mình đợi hoài đợi mãi đợi đến qua Trung thu Ba vẫn không thấy về. Đến lúc mình không đợi nữa thì Ba về. Không có bánh, không có quà. Thực ra, cái mình chờ đợi không phải là bánh Trung thu, không phải là quà gì cao sang. Vì Trung thu đó mình vẫn cùng các anh chị em đi theo lân, múa lân, nhận quà bánh từ Phường như bao mùa Trung thu trước. Cái mình chờ đợi là sự có mặt của Ba. Nhưng Ba đã không xuất hiện.
- Sẽ không có gì để buồn nếu như Ba không phải là người đầu tiên làm cho mình chiếc đèn ông sao để chơi Trung thu.
- Sẽ không có gì để nhớ nếu như Ba không phải là người đầu tiên đưa mình đi công viên tỉnh.
- Sẽ không có gì để thở than nếu như Ba không phải là người đầu tiên cho mình biết pháo hoa đêm Giao thừa là gì.
- Sẽ không có gì để hối tiếc nếu như Ba không phải là người đầu tiên dẫn mình đi xem phim ở rạp.
Trung thu năm đó chính là mùa trăng buồn nhất của mình, vì sau này mình không có lại được cái cảm giác cần ai đó chơi cùng, hay cần ai đó ở cạnh bên nhân dịp nào đó nữa. Có cũng được không có cũng chẳng sao. Tự nhiên mình thấy câu "Ba không phải là Tết, Ba sẽ không về đâu!" ấy thật ấn tượng và ý nghĩa với mình, khiến mình nhớ đến kỷ niệm ấy.
Còn bạn, kỷ niệm mùa Trung thu nào đáng nhớ nhất trong bạn? Đó là kỷ niệm buồn hay vui? Bạn có còn cảm giác háo hức mỗi mùa Trung thu đến?
trung thu
,rằm tháng tám
,kỷ niệm trung thu
,phong cách sống
Trung thu trong mình là những đêm theo lân múa lân thâu đêm suốt sáng. Tuy không phải làm ông Địa phẩy quạt xin tiền nhưng mình rất hiểu cảm giác khi bị từ chối. May mà các ông có mang mặt nạ không thôi xí hổ lắm 😂
Nội dung liên quan
Trần Việt
Trung thu trong mình là những đêm theo lân múa lân thâu đêm suốt sáng. Tuy không phải làm ông Địa phẩy quạt xin tiền nhưng mình rất hiểu cảm giác khi bị từ chối. May mà các ông có mang mặt nạ không thôi xí hổ lắm 😂
Thanh Nga Trần
Trung thu trong mình là những nỗi ám ảnh >.< Đêm nào cũng ở một mình, đóng cửa kín mít sợ mấy đội lân kéo vô nhà. Mình là mình sợ tiếng trống múa lân ghê rợn í 😨
Kha Vạn Cân
Mình không nhớ đó là Trung thu năm nào, nhưng mình qua chơi với một Mệ người Huế cạnh nhà, phụ Mệ trông cái tiệm tạp hóa nhỏ. Lúc đó có một đội lân vào nhảy và ông Địa thì lại quạt quạt Mệ xin tiền. Mệ mới cho ổng tờ 200 đồng, ổng lật lật nhìn nhìn xong xé tờ tiền làm ba làm bốn mảnh vì chê ít, xong quay ngoắt bỏ đi. Nhìn Mệ lượm từng mảng lên dán lại mà mình muốn khóc luôn. Kỷ niệm khó quên!
Ngọc Trang
Là một phần của tuổi thơ ba công tác xa, có bà nội có mẹ phá cỗ ông trăng. Là 1 chiếc đèn lồng cách điệu "xịn sò" nhất của hội trẻ con trong xóm, mình giữ nó như báu vật và dùng tận 5 mùa trung thu lận, giờ thì được cất trong tủ kính như lưu giữ 1 góc nhỏ của tuổi thơ. Trung thu ở quê 15 năm về trước ở 1 vùng quê với mình thật dân dã, không có quá nhiều ánh đèn điện nhiều màu sắc chỉ có ánh sáng của trăng, ánh đèn của những chiếc đèn lồng, ánh nến lúc sáng lúc tắt của những chiếc đèn ông sao. Chiều hôm trung thu là một chiều rộn ràng với mình, tắm sớm hơn, mẹ nấu cơm chiều sớm hơn, bà trải chiếu ngoài hè phe phẩy quạt mo vừa đọc thơ ông trăng vừa kéo áo gãi rôm lưng cho mình. Đợi team trẻ con trong xóm gọi là vác đèn lồng chạy đến nhà bác trưởng thôn xếp hàng chờ phát kẹo rồi thi nhau hát để được nhiều kẹo hơn. Trong lòng mình trung thu của những ngày đó mới là trung thu đúng nghĩa: bình dị, nhẹ nhàng mà sâu sắc chẳng thể quên. Giờ thì trung thu là 1 trong vô vàn cái cớ để chúng ta đi ăn với nhau :))
Phạm Hương - HVT
Thế vậy nên, Trung thu người lớn mình cần dành cho các thiếu nhi niềm vui thực sự, cho chúng thích. Đã trải qua tuổi thơ dữ dội rồi, hy vọng con mình hay các bạn nhỏ khác (nghèo, mồ côi,...) đều được hưởng hạnh phúc thực sự, tình yêu thương của người lớn.