Trung Quốc thời nhà Hạ?
kiến thức chung
Theo truyền thuyết, trong thời gian Hạ Vũ trị vì, Vũ đã phát minh ra lối tát nước vào ruộng, lại bắt sống được một số người dân tộc Man về làm nô lệ. Vũ bắt đầu xây dựng thành quách để giữ gìn của riêng và người trong dòng họ. Của cải của Vũ, để lại cho con là Hạ Khải thừa hưởng. Khải lên ngôi, tình thế chưa ổn định, phải lấy đất An Ấp (thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay) để đóng đô. Những con cháu sau này nối ngôi Khải đều nhiều lần đánh phá lẫn nhau, luôn gây ra các cuộc chiến tranh chinh phạt nhỏ. Kinh tế xã hội lúc bấy giờ đã phát triển khá tiến bộ. Phương pháp làm lịch cũng bắt đầu xuất hiện. Từ khi lên ngôi, Khải cho đặt tên triều đại là Hạ. Theo truyền thuyết, đời Hạ đã có chín cái vạc đồng do Khải cho đúc. Như vậy, có thể thời kỳ này đã có đồng và nghề đúc đồng.
Những ghi chép của Tư Mã Thiên về thời gian thành lập Nhà Hạ là từ khoảng 4.000 năm trước, nhưng điều này không thể được chứng thực. Một số nhà khảo cổ học cho rằng nhà Hạ có liên quan tới di vật khai quật được tại Nhị Lý Đầu (二里头) ở trung tâm tỉnh Hà Nam, một bức tượng đồng niên đại từ khoảng năm 2000 TCN. Những dấu hiệu sớm của thời kỳ này được tìm thấy trên các bình gốm và mai rùa trông tương tự như những đường nét đầu tiên của chữ Trung Quốc hiện đại, nhưng nhiều học giả vẫn không chấp nhận ý kiến này. Bằng chứng về sự tồn tại của Nhà Hạ vẫn cần phải được hỗ trợ thêm nữa qua các cuộc khảo cổ. Vì không có những văn bản ghi chép rõ ràng như các văn bản trên các loại xương hay mai rùa dùng để bói của nhà Thương hay những ghi chép trên vại đồng của nhà Chu nên thời đại nhà Hạ vẫn còn chưa được biết đến kỹ lưỡng.
Nhà Hạ truyền được 17 đời vua, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt được hơn bốn trăm năm thì diệt về tay Thành Thang nhà Thương.
Nội dung liên quan
Thường Tranh