Trung Quốc thay Mỹ 'lãnh đạo thế giới' được không?

  1. Tin Tức

  2. Xã hội

Từ khóa: 

thương chiến mỹ trung

,

tin tức

,

xã hội

Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ về công nghệ
Đấy là title một bài báo trên tờ WSJ (Wall Street Journal - Mỹ) ngày 7/12/2021. Tôi xin tóm lược nội dung bài báo:
Một báo cáo về “đối thủ công nghệ vĩ đại” từ Trung tâm Belfer của Đại học Harvard: Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt phi thường đến mức giờ đây họ là một đối thủ ngang hàng toàn diện với Mỹ. Trong mỗi công nghệ nền tảng của thế kỷ 21: Trí tuệ nhân tạo AI, chất bán dẫn, mạng không dây 5G, khoa học thông tin lượng tử, công nghệ sinh học và năng lượng xanh, Trung Quốc có thể sớm trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu. Trong một số lĩnh vực, họ đã là số 1.
Năm 2020, Trung Quốc sản xuất 50% máy tính và điện thoại di động của thế giới, Mỹ chỉ sản xuất có 6% (gấp 8,3 lần Mỹ). Số tấm pin mặt trời Trung Quốc sản xuất gấp 70 lần Mỹ. Số xe ô tô điện bán ra của Trung Quốc gấp 4 lần Mỹ. Số trạm BTS 5G của Trung Quốc gấp 9 lần Mỹ và tốc độ mạng 5G của Trung Quốc nhanh gấp 5 lần mạng 5G của Mỹ. Số người dùng mạng 5G của Trung Quốc là 150 triệu, trong khi Mỹ chỉ có 6 triệu.
Trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế và an ninh trong thập kỷ tới, trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc đang đi trước Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng. Một báo cáo mùa xuân năm 2021 từ Ủy ban An ninh Quốc gia về AI cảnh báo rằng Trung Quốc sẵn sàng vượt Mỹ trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về AI vào năm 2030. Dự kiến đến năm 2025, số tiến sĩ khoa học, kỹ thuật công nghệ và toán học tốt nghiệp của Trung Quốc sẽ nhiều gấp đôi Mỹ. Báo cáo của Harvard cho biết thêm rằng Trung Quốc hiện đang dẫn đầu Mỹ về các ứng dụng AI thực tế, bao gồm nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng giọng nói và fintech.
https://cdn.noron.vn/2022/10/21/981104674519234-1666345662.png
Hiện tại Mỹ vẫn có vị trí thống trị trong ngành công nghiệp bán dẫn mà họ đã nắm giữ trong gần nửa thế kỷ. Nhưng Trung Quốc có thể sớm bắt kịp hai lĩnh vực quan trọng: chế tạo chất bán dẫn và thiết kế chip. Sản lượng chất bán dẫn của Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, với tỷ trọng sản xuất toàn cầu của Trung Quốc là 15%, trong khi đó Mỹ chỉ chiếm 12% (số liệu năm 1990: Trung Quốc 1%, Mỹ 37%). 
Về mạng 5G, Ủy ban Đổi mới Quốc phòng của Lầu Năm Góc báo cáo rằng Trung Quốc đang trên đường tái tạo những lợi thế kinh tế và quân sự mà Mỹ có được khi trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về 4G. Trung Quốc đã lắp đặt 950.000 trạm BTS so với 100.000 của Mỹ. Vào cuối năm 2020, 150 triệu người Trung Quốc đang sử dụng điện thoại di động 5G với tốc độ trung bình 300 megabit một giây, trong khi chỉ sáu triệu người Mỹ có quyền truy cập 5G với tốc độ 60 megabit một giây (số người dùng gấp 25 lần, tốc độ cao hơn 5 lần. Có vẻ nhà cung cấp dịch vụ 5G của Mỹ đã tập trung nhiều hơn vào việc quảng cáo khả năng của họ hơn là xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc cũng có kế hoạch mở rộng vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực chế tạo robot để duy trì vị thế là công xưởng sản xuất của thế giới. Năm 2020, số robot công nghiệp của Trung Quốc là 140.000, nhiều hơn tổng số robot công nghiệp của cả Mỹ, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc cộng lại.Mặc dù Mỹ vẫn đang dẫn đầu toàn cầu trong nhiều cuộc đua quan trọng, bao gồm hàng không, y học và công nghệ nano, nhưng Trung Quốc đã nổi lên như một đối thủ nặng ký. Người Mỹ đang bắt đầu nhận thấy nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt, vào tháng 6/2021, Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Đổi mới và Cạnh tranh, cho phép đầu tư 250 tỷ đô la vào KHCN trong 5 năm tới. Rất tiếc, luật đó đã bị đình trệ trong Hạ viện và đối mặt với một tương lai không chắc chắn.
Lời kết: Việt Nam chúng ta là người hàng xóm của Trung Quốc. Làm cách nào để biến hàng xóm của một cường quốc đang trên con đường trở thành số 1 thế giới (cả về kinh tế lẫn KHCN) trở thành một lợi thế là việc cần suy nghĩ thật nghiệm túc, thật lý tính và khách quan, nhất định không theo cảm tính của số đông.
Trả lời
Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ về công nghệ
Đấy là title một bài báo trên tờ WSJ (Wall Street Journal - Mỹ) ngày 7/12/2021. Tôi xin tóm lược nội dung bài báo:
Một báo cáo về “đối thủ công nghệ vĩ đại” từ Trung tâm Belfer của Đại học Harvard: Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt phi thường đến mức giờ đây họ là một đối thủ ngang hàng toàn diện với Mỹ. Trong mỗi công nghệ nền tảng của thế kỷ 21: Trí tuệ nhân tạo AI, chất bán dẫn, mạng không dây 5G, khoa học thông tin lượng tử, công nghệ sinh học và năng lượng xanh, Trung Quốc có thể sớm trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu. Trong một số lĩnh vực, họ đã là số 1.
Năm 2020, Trung Quốc sản xuất 50% máy tính và điện thoại di động của thế giới, Mỹ chỉ sản xuất có 6% (gấp 8,3 lần Mỹ). Số tấm pin mặt trời Trung Quốc sản xuất gấp 70 lần Mỹ. Số xe ô tô điện bán ra của Trung Quốc gấp 4 lần Mỹ. Số trạm BTS 5G của Trung Quốc gấp 9 lần Mỹ và tốc độ mạng 5G của Trung Quốc nhanh gấp 5 lần mạng 5G của Mỹ. Số người dùng mạng 5G của Trung Quốc là 150 triệu, trong khi Mỹ chỉ có 6 triệu.
Trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế và an ninh trong thập kỷ tới, trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc đang đi trước Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng. Một báo cáo mùa xuân năm 2021 từ Ủy ban An ninh Quốc gia về AI cảnh báo rằng Trung Quốc sẵn sàng vượt Mỹ trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về AI vào năm 2030. Dự kiến đến năm 2025, số tiến sĩ khoa học, kỹ thuật công nghệ và toán học tốt nghiệp của Trung Quốc sẽ nhiều gấp đôi Mỹ. Báo cáo của Harvard cho biết thêm rằng Trung Quốc hiện đang dẫn đầu Mỹ về các ứng dụng AI thực tế, bao gồm nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng giọng nói và fintech.
https://cdn.noron.vn/2022/10/21/981104674519234-1666345662.png
Hiện tại Mỹ vẫn có vị trí thống trị trong ngành công nghiệp bán dẫn mà họ đã nắm giữ trong gần nửa thế kỷ. Nhưng Trung Quốc có thể sớm bắt kịp hai lĩnh vực quan trọng: chế tạo chất bán dẫn và thiết kế chip. Sản lượng chất bán dẫn của Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, với tỷ trọng sản xuất toàn cầu của Trung Quốc là 15%, trong khi đó Mỹ chỉ chiếm 12% (số liệu năm 1990: Trung Quốc 1%, Mỹ 37%). 
Về mạng 5G, Ủy ban Đổi mới Quốc phòng của Lầu Năm Góc báo cáo rằng Trung Quốc đang trên đường tái tạo những lợi thế kinh tế và quân sự mà Mỹ có được khi trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về 4G. Trung Quốc đã lắp đặt 950.000 trạm BTS so với 100.000 của Mỹ. Vào cuối năm 2020, 150 triệu người Trung Quốc đang sử dụng điện thoại di động 5G với tốc độ trung bình 300 megabit một giây, trong khi chỉ sáu triệu người Mỹ có quyền truy cập 5G với tốc độ 60 megabit một giây (số người dùng gấp 25 lần, tốc độ cao hơn 5 lần. Có vẻ nhà cung cấp dịch vụ 5G của Mỹ đã tập trung nhiều hơn vào việc quảng cáo khả năng của họ hơn là xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc cũng có kế hoạch mở rộng vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực chế tạo robot để duy trì vị thế là công xưởng sản xuất của thế giới. Năm 2020, số robot công nghiệp của Trung Quốc là 140.000, nhiều hơn tổng số robot công nghiệp của cả Mỹ, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc cộng lại.Mặc dù Mỹ vẫn đang dẫn đầu toàn cầu trong nhiều cuộc đua quan trọng, bao gồm hàng không, y học và công nghệ nano, nhưng Trung Quốc đã nổi lên như một đối thủ nặng ký. Người Mỹ đang bắt đầu nhận thấy nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt, vào tháng 6/2021, Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Đổi mới và Cạnh tranh, cho phép đầu tư 250 tỷ đô la vào KHCN trong 5 năm tới. Rất tiếc, luật đó đã bị đình trệ trong Hạ viện và đối mặt với một tương lai không chắc chắn.
Lời kết: Việt Nam chúng ta là người hàng xóm của Trung Quốc. Làm cách nào để biến hàng xóm của một cường quốc đang trên con đường trở thành số 1 thế giới (cả về kinh tế lẫn KHCN) trở thành một lợi thế là việc cần suy nghĩ thật nghiệm túc, thật lý tính và khách quan, nhất định không theo cảm tính của số đông.
Sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc hãy còn thua kém Mỹ một khoảng cách khá lớn, Trung Quốc chưa có năng lực toàn diện dẫn dắt thế giới. Cả Trung Quốc lẫn thế giới đều chưa làm tốt sự chuẩn bị tư tưởng như vậy. Trung Quốc thay Mỹ ‘lãnh đạo thế giới’ là điều không thể tưởng tượng nổi. Mặt khác, sự thực là quốc lực của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh mạnh, vì thế mà cơ cấu quyền lực thế giới đang dần dần thay đổi, Trung Quốc sẽ từng bước tham dự việc quản trị toàn cầu – đây là một quá trình tự nhiên lâu dài. Quá trình đó chẳng cần khoa trương cũng không cần phải tránh né, áp chế; Trung Quốc vừa chẳng nên làm liều lại cũng không thể tránh né. Nếu Mỹ thật sự rút ra khỏi Hiệp định Khí hậu Paris, Trung Quốc có thể vẫn kiên trì cam kết của mình, nhưng Trung Quốc sao có thể có năng lực bù đắp tổn thất gây ra bởi sự “bỏ cuộc” [nguyên văn: xả nước] của Mỹ? Nếu Mỹ không chỉ từ bỏ TPP mà dứt khoát từ nay trở đi chống lại tự do thương mại, thế thì Trung Quốc sẽ ứng phó ra sao với kết cục rối ren ấy? Còn nữa, một khi Mỹ “bỏ mặc” Trung Đông thì Trung Quốc sao mà có sức mạnh để ‘lấp chỗ trống”? Xét từ góc độ khác, nếu nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump chỗ nào cũng hạn chế, chèn ép Trung Quốc, ví dụ “cô lập” Trung Quốc ra khỏi hệ thống tự do thương mại của thế giới, để cho các nước xung quanh Trung Quốc đều ngả về phía Washington, trung thành với Mỹ, giúp Mỹ ức chế Trung Quốc, thì sao mà [Trung Quốc] có thể làm được [vai trò lãnh đạo]? Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đã ra đời, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” đã triển khai, cả hai đều bị Chính phủ Obama giở trò “ngầm phá đám”, chẳng phải là [sự phá đám của Mỹ] chưa đạt được kết quả nào đấy ư? Cho nên trong công cuộc quản trị thế giới sau đây, Trung Quốc và Mỹ nhất định phải hợp tác với nhau, căn bản không có sự lựa chọn thứ hai. E rằng trong một thời gian rất dài, “tác dụng lãnh đạo” của Mỹ không thể thay thế được, việc Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy và mở rộng sức ảnh hưởng của mình cũng chẳng thể ngăn cản. Xử lý tốt mối quan hệ lớn này tất sẽ là sự cùng thắng của Trung Quốc, Mỹ và các nước lớn cũng như của toàn thế giới trong thế kỷ 21.