Trung Quốc làm hàng giả, hàng nhái sao kinh tế vẫn phát triển?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Nhiều người gọi vui Trung Quốc là thiên đường hàng nhái của thế giới. Báo cáo của GIPC (2017) cho thấy ngành hàng nhái của Trung Quốc đem về cho nước này 396 tỷ USD mỗi năm. Tờ Cafebiz đưa tin: "Một cuộc khảo sát của trường đại học Curtin University của Australia cho thấy gần 3/4 số người tiêu dùng tại các trung tâm mua sắm của Thượng Hải thừa nhận họ có sử dụng hàng giả". Tại sao lại có sự vô lý như vậy nhỉ? Lẽ nào Trung Quốc đi lên bằng hàng nhái à?
Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp

Mọi vấn đề đều có tính 2 mặt của nó. Mình xin phép có một chút phân tích về việc làm và bán hàng giả hàng nhái thế này.

Mặt thứ nhất

Người TQ giống người VN (và nhiều sắc dân khác) có lối sống tiết kiệm. Nên họ bỏ ít tiền để mua sắm, và nếu có mua thì ưu tiên mua giá rẻ hoặc có khuyến mãi. Tuy nhiên, họ cũng rất sĩ diện.

Vừa muốn khoe đồ đẹp, vừa muốn tiết kiệm, ắt sẽ dẫn đến việc mua hàng nhái, với giá rẻ và được làm gần giống với hàng thật. Như vậy, đây là một nhu cầu ở các thị trường tiêu thụ như thế này, và nhu cầu này ở TQ lớn do dân số quá đông (tất nhiên cần cộng thêm các sắc dân mê đồ rẻ ở các nước khác). Tất cả tạo nên một tổng thể mà hàng nhái có thể tiêu thụ dễ dàng. Ngoài ra, vì giá rẻ nên rất dễ đến được thị trường ngách của người nghèo, vốn không có sự lựa chọn nào.

Vấn đề hàng nhái thì chất lượng kém, vì vậy có thể bị hư sớm, và khiến người tiêu dùng phải mua mới. Đây cũng có thể xem là có lợi, khi họ mua thêm đồ mới là đi khoe tiếp. Hihi...

Mặt thứ hai

Khi có hàng nhái, được bán số lượng lớn, thì sẽ giúp cho một loạt các ngành phụ trợ khác phát triển theo. Ví dụ làm nhái điện thoại, với số lượng lớn, sẽ giúp cho mảng chế tạo vỏ điện thoại hoặc màn hình được có đơn hàng liên tục. Mặc dù các đơn hàng đó không cần chất lượng cao, nhưng nó luôn tạo ra dòng tiền ổn định, giúp các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ này có tiền để đầu tư nghiên cứu các sản phẩm chất lượng cao. Chính sự thúc đẩy này khiến cho các công ty đó lấy được các đơn hàng từ các công ty nước ngoài khó tính.

Thêm một yếu tố nữa là giá nhân công TQ rẻ, do đó chi phí đầu ra cho một sản phẩm chất lượng tương đương thì sản xuất ở TQ lúc nào cũng rẻ hơn Mỹ Nhật và Châu Âu. Và nếu mặt hàng đó không phải bán cho người tiêu dùng, mà chỉ bán cho các công ty khác (vốn không coi trọng thương hiệu bằng chất lượng thực tế), thì sẽ mang lại lợi nhiều với giá rẻ. Thậm chí, các thương hiệu nổi tiếng cũng nhảy vào để dùng nhân công TQ sản xuất các mặt hàng nổi tiếng.

Tóm lại, với việc phổ biến hàng nhái diện rộng, chưa ai biết được là có lợi cho sự phát triển hay không. Mọi thứ đều có thể xảy ra.

Trả lời

Mọi vấn đề đều có tính 2 mặt của nó. Mình xin phép có một chút phân tích về việc làm và bán hàng giả hàng nhái thế này.

Mặt thứ nhất

Người TQ giống người VN (và nhiều sắc dân khác) có lối sống tiết kiệm. Nên họ bỏ ít tiền để mua sắm, và nếu có mua thì ưu tiên mua giá rẻ hoặc có khuyến mãi. Tuy nhiên, họ cũng rất sĩ diện.

Vừa muốn khoe đồ đẹp, vừa muốn tiết kiệm, ắt sẽ dẫn đến việc mua hàng nhái, với giá rẻ và được làm gần giống với hàng thật. Như vậy, đây là một nhu cầu ở các thị trường tiêu thụ như thế này, và nhu cầu này ở TQ lớn do dân số quá đông (tất nhiên cần cộng thêm các sắc dân mê đồ rẻ ở các nước khác). Tất cả tạo nên một tổng thể mà hàng nhái có thể tiêu thụ dễ dàng. Ngoài ra, vì giá rẻ nên rất dễ đến được thị trường ngách của người nghèo, vốn không có sự lựa chọn nào.

Vấn đề hàng nhái thì chất lượng kém, vì vậy có thể bị hư sớm, và khiến người tiêu dùng phải mua mới. Đây cũng có thể xem là có lợi, khi họ mua thêm đồ mới là đi khoe tiếp. Hihi...

Mặt thứ hai

Khi có hàng nhái, được bán số lượng lớn, thì sẽ giúp cho một loạt các ngành phụ trợ khác phát triển theo. Ví dụ làm nhái điện thoại, với số lượng lớn, sẽ giúp cho mảng chế tạo vỏ điện thoại hoặc màn hình được có đơn hàng liên tục. Mặc dù các đơn hàng đó không cần chất lượng cao, nhưng nó luôn tạo ra dòng tiền ổn định, giúp các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ này có tiền để đầu tư nghiên cứu các sản phẩm chất lượng cao. Chính sự thúc đẩy này khiến cho các công ty đó lấy được các đơn hàng từ các công ty nước ngoài khó tính.

Thêm một yếu tố nữa là giá nhân công TQ rẻ, do đó chi phí đầu ra cho một sản phẩm chất lượng tương đương thì sản xuất ở TQ lúc nào cũng rẻ hơn Mỹ Nhật và Châu Âu. Và nếu mặt hàng đó không phải bán cho người tiêu dùng, mà chỉ bán cho các công ty khác (vốn không coi trọng thương hiệu bằng chất lượng thực tế), thì sẽ mang lại lợi nhiều với giá rẻ. Thậm chí, các thương hiệu nổi tiếng cũng nhảy vào để dùng nhân công TQ sản xuất các mặt hàng nổi tiếng.

Tóm lại, với việc phổ biến hàng nhái diện rộng, chưa ai biết được là có lợi cho sự phát triển hay không. Mọi thứ đều có thể xảy ra.

Ở đây, khía cạnh đạo đức kinh doanh, công bằng trong thương mại....xin phép bỏ qua vì ai cũng biết!

  1. Để làm hàng fake, hàng nhái, hay copy 1 sản phẩm, người ta phải nghiên cứu kỹ sp đó để tìm cách làm giống nhất, công dụng y hệt...
  2. Để làm được giống nhất, tốt nhất là học được cách làm ra nó.

Đến đây, ta phải thừa nhận 1 điều: hàng nhái phải đạt chất lượng nhất định nào đó mới có thể có thị trường. Chính quá trình nghiên cứu làm hàng nhái đã cho những người sx kinh nghiệm và môi trường để học hỏi và sáng tạo.

Khi họ đã làm chủ công nghệ, sáng tạo trong giải pháp, tức là họ đã giỏi ngang người sở hữu bằng sáng chế (hoặc đã giỏi hơn)

....

Đến đây, hẳn các bạn hiểu, và có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trên đây.

• Hãy "ăn cắp" 1 cách sáng tạo. Hãy sử dụng hiểu biết của mình để "ăn cắp" công nghệ và biến nó là của mình với những đặc trưng của chính mình!

• Hãy bỏ qua nhữnglowif thị phi, sẵn sàng đưa ý tưởng mới vào hành động!

Mình thấy Trung Quốc là công xưởng của Thế Giới mà, nhiều khi hàng chính hãng chưa ra mà Trung Quốc đã có hàng nhái rồi :). Mà hàng giá rẻ Trung Quốc xuất khẩu thôi chứ 

mua hàng nội địa Trung Quốc
vẫn đỉnh của chop. 

Rõ còn gì. Bạn cứ thử ra 1 cửa hiệu áo quần xem, nào là Levi's, LV,... Giày dép thì Van, Converse,... Từ cao cấp đến bình dân, đc bao nhiêu cái quần, bao nhiêu đôi giày là hàng thật và bao nhiêu là hàng fake, super fake. Hàng nhái giá rẻ, thị trường rất rộng lớn, người nghèo thì bao giờ cũng nhiều hơn ng giàu mà. Hàng giá rẻ kém chất lượng, ng dùng sẽ nhanh chóng thay mới sản phẩm, rách rồi phải mua cái khác chứ để thì sao mà mặc.

Bạn bán 1 cái áo 10 đồng lời 5 đồng mặc 3 năm chưa rách, như chỉ bán đc cho 1 ng.

TQ bán cái áo giống vậy chỉ 5 đồng và lời chỉ 1 đồng nhưng nó bán đc cho đến 9 ng. Và 1 năm sau thì áo rách 4 ng trong đó lại đi mua 1 cái áo mới. Tính ra lợi hơn làm đồ tốt đến tận 13 đồng ấy chứ.

Bảo sao TQ ko giàu.

Theo mình điều này có thể hiểu được qua việc TQ có nguồn nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm đó, hoặc có nguồn nguyên liệu với chất lượng tương đương, hoặc giống với những sản phẩm thịnh hành trên thị trường. Thứ hai, hiện nay tất cả các nước trên thế giới đều đặt TQ sản xuất từ đó họ nắm được thiết kế, kỹ thuật. Khi có nguồn nguyên liệu, có thiết kế, có kỹ thuật sản xuất thì họ sẽ tạo ra các sản phẩm với mẫu mã giống như các sản phẩm trên thị trường (chất lượng có khi còn tương đương) để cung cấp theo nhu cầu của người tiêu dùng với giá thành rẻ hơn, nhiều hơn, thu lợi nhuận và tích luỹ kinh nghiệm để dần tạo ra những thương hiệu của riêng đất nước họ. Một lợi thế nữa là dân số đông, và sẵn sàng mua hàng nội địa nên tạo đà cho sản xuất trong nước.