Trung Quốc điều chỉnh chính sách ngoại giao để hỗ trợ quyền lực mềm như thế nào?
kiến thức chung
Trung Quốc cũng đã điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình. Đầu những năm 1990, nước này cảnh giác trước các thỏa thuận song phương và bất hòa về mục đích với nhiều nước láng giềng. Sau đó, Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại thế giới, đóng góp hơn 3.000 quân phục vụ trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình của LHQ, được việc hơn trong công tác ngoại giao chống phổ biến vũ khí hạt nhân (gồm cả việc chủ trì các cuộc đàm phán sáu bên về Bắc Triều Tiên), dàn xếp tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, và tham gia nhiều tổ chức khác nhau trong khu vực, trong đó, hội nghị thượng đỉnh Á Đông là ví dụ mới nhất. Thuật ngoại giao mới này đã góp phần làm dịu đi nỗi e sợ và giảm thiểu xác suất các nước khác liên minh để cân bằng một cường quốc đang “trỗi dậy”. Theo một nghiên cứu, “Phong cách Trung Quốc là nhấn mạnh các mối quan hệ tượng trưng, các cử chỉ rùm beng, thằng bạn như việc xây lại Tòa nhà Quốc hội Campuchia hoặc Bộ Ngoại vụ Mozambique. Nhưng quyền lực mềm của Mỹ cũng như của Trung Quốc đều có giới hạn. Năm 2006, Trung Quốc sử dụng lễ kỷ niệm các cuộc thám hiểm trên biển của đô đốc nhà Minh của nước này Trịnh Hòa để tạo ra một câu chuyện nhằm hợp lý hóa cuộc bành trướng hiện đại trên biển của nước này vào Ấn Độ Dương, nhưng điều đó không sinh ra quyền lực mềm ở Ấn Độ, nơi mà nhiều hiềm nghi về tham vọng biển của Trung Quốc đã dẫn đến bầu không khí nghi kị. Tương tự, Trung Quốc đã cố gắng tăng cường quyền lực mềm của mình bằng việc tổ chức thành công Thế vận hội 2008, nhưng không lâu sau đó cuộc đàn áp trong nước ở Tây Tạng, ở Tân Cương, và đối với các nhà hoạt động như Lưu Hiểu Ba (sau này nhận giải Nobel hòa bình) đã làm suy yếu những thành tích quyền lực mềm của nước này.
Năm 2009, Bắc Kinh tuyên bố kế hoạch bỏ ra hàng tỉ đô la để phát triển các công ty truyền thông khổng lồ toàn cầu để cạnh tranh với Bloomberg, Time Warner, và Viacom “để sử dụng quyền lực mềm thay vì sức mạnh quân sự nhằm thu phục bạn bè nước ngoài”. Nhưng nỗ lực của Trung Quốc đã bị chế độ kiểm duyệt chính trị trong nước cản trở. Bất chấp các nỗ lực nhằm biến Xinhua và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc thành đối thủ của CNN và BBC, “không có lượng khán giả quốc tế nào xem kiểu tuyên truyền chính trị yếu ớt này”. Phim Bollywood của Ấn Độ xứng đáng nhận được lượng khán giả quốc tế nhiều hơn hẳn phim Trung Quốc làm mất đi tính hiệu quả
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi một cuộc trưng cầu thực hiện ở châu Á cuối 2008 cho thấy quyền lực mềm của Trung Quốc ít hơn quyền lực mềm của Mỹ, và kết luận rằng “cuộc tấn công bằng thiện cảm của Trung Quốc cho tới giờ vẫn chưa công hiệu“. Kết quả này được một cuộc trưng cầu của BBC năm 2010 xác nhận. Cuộc trưng cầu 28 nước này cho thấy một hình ảnh Trung Quốc tích cực chỉ có ở Pakistan và châu Phi. trong khi ở châu Á, châu Mỹ, và châu Âu thì ý kiến mẫu mực là từ trung lập đến tệ. Các cường quốc cố gắng sử dụng văn hóa và tài kể chuyện để tạo ra quyền lực mềm nhằm thúc đẩy lợi thế của những nước này, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng thuyết phục nếu lời nói và biểu tượng không nhất quán với thực tế trong nước.
Có thể dùng quyền lực mềm cho các tương tác “tổng bằng 0″ lẫn các tương tác “tổng dương”. Như ta đã thấy, là một sai lầm nếu nghĩ về quyền lực khả năng tác động người khác để đạt được kết quả mong muốn chỉ đơn giản là “quyền lực đối với” thay vì “quyền lực cùng” người khác. Một số nhà quan sát đã bày tỏ lo sợ về tiềm năng gia tăng quyền lực mềm của Trung Quốc. Điều này sẽ là một vấn đề cho các nước khác hay không còn tùy thuộc vào cách quyền lực này được sử dụng. Nếu Trung Quốc dùng quyền lực mềm của mình để điều khiến chính trị châu Á nhằm loại trừ Mỹ, chiến lược của nước này sẽ gây xung đột, nhưng trong trường hợp Trung Quốc có thái độ của một ”cổ đông có trách nhiệm” trong thời cuộc quốc tế, thì sự phối hợp giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm của nước này có thể tạo nên một đóng góp tích cực.
Trung Quốc còn lâu mới bình đẳng về quyền lực mềm với Mỹ hay châu Âu, nhưng sẽ ngu ngốc nếu lờ đi những lợi lộc mà Trung Quốc đang đạt được. May thay, những lợi lộc này có thể tốt cho Trung Quốc và cũng có thể tốt cho các nước khác. Quyền lực mềm không cần thiết phải là trò chơi ”tổng bằng 0”, trong đó, lợi lộc của nước này nhất thiết phải là thiệt hại của nước khác. Nếu Trung Quốc và Mỹ, chẳng hạn, cả hai trở nên hấp dẫn hợn trong mắt nhau, thì xác suất xảy ra các xung đột tai hại sẽ giảm. Nếu quyền lực mềm của Trung Quốc tăng lên làm giảm xác suất xung đột, thì nó có thể là một phần trong mối quan hệ “tổng dương”.
Nội dung liên quan
Thục Tùng