Trung Nguyên, chuyện đúng sai và giải pháp của bạn?
Sau khi quan sát, tìm hiểu về việc ly hôn của chị Thảo và anh Vũ. Mình hiểu ngắn gọn như sau:
Nguyên nhân: bất đồng về cách phát triển Trung Nguyên. Anh Vũ khuyên chị Thảo lui về hậu trường để anh toàn tâm phát triển tập đoàn theo cách của anh. Chị Thảo không đồng ý (Có thể là không tin vào cách của anh Vũ hoặc do lui về hậu trường nghĩa là từ bỏ quyền lực và danh tiếng).
Lý lẽ của anh Vũ: anh muốn phát triển trung nguyên xa hơn nữa, vợ không còn phù hợp đồng hành do bất đồng về cách phát triển. Muốn phát triển lên theo cách của anh thì phải tháo bỏ nút thắt là chị Thảo.
Lý lẽ của chị Thảo: em đã theo anh từ khi anh không có gì, gắn bó hỗ trợ anh lúc anh cơ cực nhất. Cùng anh vượt bao khó khăn xây dựng tập đoàn. Giờ anh muốn em lui về nhường lại hết ánh hào quang cho anh? công lao em đâu? cống hiến em đâu?
Nhu cầu được thể hiện và được công nhận là nhu cầu cơ bản thứ 5 của con người trong tháp nhu cầu của Maslow. Cả 2 đều có lý lẽ riêng và đều đúng theo góc nhìn của mình.
Bài học kinh nghiệm: Vấn đề không phải quyết định của ai đúng và của ai sai, vấn đề là phải quyết định. Con đường nào cũng đều sẽ nhận được trải nghiệm và thú vị của riêng nó.
Nếu cả hai đều là người quyết định, đến ngã ba người muốn rẽ trái người muốn rẽ phải thì sao đi? Không đi thì công ty đứng im, điều này cũng giải thích phần nào Trung Nguyên 4 năm trở lại đây rất ít những hoạt động nổi bật.
Đó cũng là lý do công ty có nhiều Founder thường tan rã do tranh chấp quyền ra quyết định. Hai người thì phải theo tỷ lệ 51/49, phân định rõ một người ra quyết định cuối cùng, người kia chỉ góp ý và hỗ trợ thực thi. Một Leader, còn lại đều là Follower.
Như:
- Sự thành công của Apple là 2 bác Steve: Steve Jobs và Steve Wozniak.
- Sự thành công của Microsoft: Bill Gates và Paul Allen
- Sự thành công của google: Larry Page và Sergey Brin
- Sự thành công của alibaba: Jack Ma và 17 Follower
Điểm chung là mọi người đa phần chỉ biết đến một người, người quyết định.
Người đứng giữa là nhà đầu tư đầu tiên: RONALD WAYNE
Nhìn sự việc khách quan, thông cảm và rộng lượng. Nếu mình là anh Vũ thì hướng giải quyết của mình sẽ như này, còn chi tiết như thế nào phải cần cố vấn của luật sư về các thủ tục và phương pháp chuyển đổi:
Đặt vấn đề:
Cảm ơn em đã tin tưởng, giúp đỡ, hỗ trợ anh trong lúc khổ cực nhất. Nay chúng ta đã vượt qua ngưỡng cơm không đủ no áo không đủ ấm. Thứ anh cần lúc này là sống vì một điều lớn lao hơn. Phát triển Trung Nguyên là nguyện vọng tiếp theo của anh. Vấn đề không phải là quyết định của em đúng hay của anh đúng, vấn đề là chúng ta cần một người quyết định chính. Không thể việc gì em cũng phải hỏi ý anh và ngược lại. Chúng ta sẽ bị chậm, chúng ta sẽ có những quyết định không nhất quán với những quyết định trước đó. Chúng ta không thể tiến lên. Vậy nên em lui khỏi Trung Nguyên nhé!
Trường hợp em muốn có việc để làm thì có hai cách giải quyết:
Xem xét cán bộ chủ chốt trong tập đoàn muốn theo ai?
- Muốn theo em, thì anh sẽ để trung nguyên lại và phát triển công ty mới, chia đôi nguồn lực trung nguyên sang hỗ trợ anh. Vì nếu anh nắm trung nguyên, em phát triển công ty mới mà cán bộ theo em hết thì chẳng khác nào Trung Nguyên chỉ có tên không có sức mạnh.
- Và ngược lại họ muốn theo anh, thì em nên để trung nguyên lại và phát triển công ty mới, chia đôi nguồn lực trung nguyên sang hỗ trợ em.
Game nhỏ
Mọi người nếu là Nữ thì thử đưa ra giải pháp đứng từ góc nhìn của chị Thảo còn nếu là Nam thì đưa ra giải pháp từ góc nhìn của a Vũ nhé. Chúng mình trao đổi và học tập lẫn nhau những giải pháp hay.
phattrienbanthan
,kheovathat
,phong cách sống
1. Có người tác động trực tiếp, ví dụ những người giác ngộ trong phật pháp khuyên giảng để giác ngộ buông bỏ.
2. Tự chị ấy nhìn lại hậu quả, thấy đau khổ trong chính tâm của chị ấy rồi tự ngộ ra, nền tảng thiện lành mạnh sẽ ko để tiền và quyền dẫn đi sai lối, chị Thảo nên buông bỏ để cảm nhận hạnh phúc, tiền cũng quá nhiều, mọi trải nghiệm tiền, quyền, hưởng thụ có thể đã quá nhiều, con cái cũng đề huề, việc bây giờ là sống cuộc đời có nghĩa, cho đi và buông bỏ những danh lợi, tiền tài thì tự nhiên thấy tâm an nhiên, hạnh phúc.
Thuy Nguyen
1. Có người tác động trực tiếp, ví dụ những người giác ngộ trong phật pháp khuyên giảng để giác ngộ buông bỏ.
2. Tự chị ấy nhìn lại hậu quả, thấy đau khổ trong chính tâm của chị ấy rồi tự ngộ ra, nền tảng thiện lành mạnh sẽ ko để tiền và quyền dẫn đi sai lối, chị Thảo nên buông bỏ để cảm nhận hạnh phúc, tiền cũng quá nhiều, mọi trải nghiệm tiền, quyền, hưởng thụ có thể đã quá nhiều, con cái cũng đề huề, việc bây giờ là sống cuộc đời có nghĩa, cho đi và buông bỏ những danh lợi, tiền tài thì tự nhiên thấy tâm an nhiên, hạnh phúc.
Hường Hoàng
Chị Thảo nếu vì đã có ước mơ riêng, con đường riêng của chị ấy (vì chị ấy đã lập nên thương hiệu King Coffee riêng) thì nếu là mình, mình sẽ lấy tiền rồi phát triển King Coffee theo hướng mình muốn.
Tóm lại mình sẽ quy hết mọi thứ ra tiền (chỗ cổ phần thì có thể vẫn đòi 50%, nhưng quy đổi 20% ra tiền, còn 30% vẫn để đó ở Trung Nguyên -> đảm bảo a Vũ vẫn lèo lái Trung Nguyên & chj có tiền & 1 phần quyền) . Sau đó mình lấy tiền đem sang đầu tư cho đứa con khác của mình :)
Linh Nguyễn
Em thì thấy thôi chia tài sản cho xong. Đường ai nấy đi, giấc mơ ai nấy giữ!! Vậy khoẻ hehehe.