Trong việc viết lách, ví dụ như viết truyện hay tiểu thuyết, thì đâu là những kỹ năng quan trọng nhất?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

viết lách

,

viết truyện

,

kỹ năng viết

,

tiểu thuyết

,

sáng tác

,

kỹ năng mềm

1) Cốt truyện hay - viết được một câu chuyện nơi mà nhân vật bạn lớn lên, học được điều mới, hay truyền cảm hứng cho những người xung quanh.

2) Quyết tâm - viết truyện nhìn tưởng chừng đơn giản, nhưng khó vô cùng, phải kiên quyết hoàn thành câu chuyện, dù nó có buồn ói, chán nản đến mức nào. Bạn nên tận dụng cảm hứng đến từng giọt cuối cùng nhưng bạn phải học cách viết mà không cần cảm hứng.

3) Nhận lời phê bình - đừng cho ba mẹ làm người phê bình, thay vì đó hãy dũng cảm lên và hỏi những người lạ trên mạng, những người sẵn sàng chỉ trích câu chuyện. Tất nhiên phải biết phân biệt lời phê bình nào nên nghe lời nào nên ngó lơ.

4) Ngôn ngữ - viết phải trôi chảy, viết như thế nào thì tuỳ vào bút pháp và thể loại câu chuyện, những cách diễn đạt lôi cuốn có thể là thứ làm nên cuốn chuyện. Cứ viết nhiều và đọc nhiều, mở rộng kho tàng vốn từ của bạn.

5) Không bắt buộc nhưng nên tìm hiểu về các thể loại cốt truyện cơ bản.

6) Sáng tạo thôi chưa đủ. Ai cũng nghĩ ra được câu chuyện nhưng bao nhiêu có thể viết lên một câu chuyện?

7) Viết làm sao cho nó thật - không có nghĩa là không hư cấu, nhưng viết làm sao cho người ta cảm giác như đây là thế giới thật. Hãy làm một người nói dối vì lý do văn học =)).

Trả lời

1) Cốt truyện hay - viết được một câu chuyện nơi mà nhân vật bạn lớn lên, học được điều mới, hay truyền cảm hứng cho những người xung quanh.

2) Quyết tâm - viết truyện nhìn tưởng chừng đơn giản, nhưng khó vô cùng, phải kiên quyết hoàn thành câu chuyện, dù nó có buồn ói, chán nản đến mức nào. Bạn nên tận dụng cảm hứng đến từng giọt cuối cùng nhưng bạn phải học cách viết mà không cần cảm hứng.

3) Nhận lời phê bình - đừng cho ba mẹ làm người phê bình, thay vì đó hãy dũng cảm lên và hỏi những người lạ trên mạng, những người sẵn sàng chỉ trích câu chuyện. Tất nhiên phải biết phân biệt lời phê bình nào nên nghe lời nào nên ngó lơ.

4) Ngôn ngữ - viết phải trôi chảy, viết như thế nào thì tuỳ vào bút pháp và thể loại câu chuyện, những cách diễn đạt lôi cuốn có thể là thứ làm nên cuốn chuyện. Cứ viết nhiều và đọc nhiều, mở rộng kho tàng vốn từ của bạn.

5) Không bắt buộc nhưng nên tìm hiểu về các thể loại cốt truyện cơ bản.

6) Sáng tạo thôi chưa đủ. Ai cũng nghĩ ra được câu chuyện nhưng bao nhiêu có thể viết lên một câu chuyện?

7) Viết làm sao cho nó thật - không có nghĩa là không hư cấu, nhưng viết làm sao cho người ta cảm giác như đây là thế giới thật. Hãy làm một người nói dối vì lý do văn học =)).

Cái quan trọng nhất là bạn phải có trí tưởng tượng phong phú, bạn phải vẽ ra được trong đầu ít nhất là ý tưởng về 1 phần kha khá của cốt truyện rồi từ đó triển khai dần ra. Thứ 2 là sáng tạo, vì bạn viết ra 1 tiểu thuyết mà nó chả khác gì những cái người ta đã viết, na ná như 1 vài truyện khác thì cũng chẳng có ý nghĩa gì mấy. Hai cái này thiên về khả năng thiên bẩm nhiều hơn, có thể rèn luyện được nhưng có giới hạn thôi. Tiếp theo là kỹ năng viết lách, viết phải trôi chảy, mạch lạc nói nôm na là đọc lên mượt ko bị trúc trắc, cái này thì luyện nhiều là ổn.

Bạn phải có trí tưởng tượng phong phú và những ý tưởng sáng tạo không rập khuôn theo những motip cũ, và hơn nữa bạn phải luôn trau dồi liên tục về khả năng viết văn của mình. Bạn nên đọc nhiều sách và nhiều tiểu thuyết khác để xem lối hành văn của các tác giả khác như thế nào từ đó học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân (học hỏi chứ không phải copy 100% văn phong của người ta). Và hơn nữa bạn nên viết thử vài chương rồi đăng lên mạng, người đọc sẽ góp ý cho bạn, để bạn biết được hạn chế của mình. Và nên bớt lòng tự tôn của mình lại, không vì thấy người ta chê bai mà tự ái, mà hãy lấy đó làm động lực cho mình để sửa chữa lỗi sai và hoàn thiện hơn. Chúc bạn thành công.
Muốn viết được tiểu thuyết hay truyện thì bạn phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt, trí tưởng tượng phong phú và biết cách diễn đạt ý tưởng thành câu chữ.
Nghe chừng dễ nhưng cũng cần phải có năng khiếu và sự rèn luyện.