Trong việc chọn nghề: nên có 1 kế hoạch thật tốt và tỉ mỉ, hay sẵn sàng ứng biến với các thay đổi?
Đúng là lí tưởng thì nên áp dụng cả 2 cách, nhưng thực tế cuộc sống đôi khi lại ko đc lí tưởng.
Cá nhân mình cảm thấy việc làm cho mọi thứ diễn ra y như kế hoạch ban đầu gần như bất khả thi. Hay do khả năng lên kế hoạch của mình còn kém?
chọn nghề
,kế hoạch
,nghề nghiệp
,sự nghiệp
,chọn ngành
,hướng nghiệp
Mình nghĩ bạn đang gặp vấn đề về việc lập kế hoạch nghề nghiệp, mình hiểu khi mới ra trường đứng trước nhiều lựa chọn ai cũng không tránh khỏi việc đi chệch hướng, kế hoạch ban đầu bị đổ bể, quan trọng sau những lần như vậy bạn rút ra được gì từ thất bại. Mình thường lên kế hoạch theo cách này:
1. Ghi lại những khám phá của bạn về bản thân và những nghề nghiệp mà bạn đang phân vân.
2. Xác định xem sở thích thật sự của bạn là gì?
Bạn thích môn gì nhất ở lớp? Điều gì khiến bạn vui vẻ nhất. Đây là những bước cơ bản giúp bạn hiểu rõ sở thích của chính bản thân mình hơn và giúp bạn nhận định mối liên quan giữa những sở thích với nhóm ngành nghề nào đó.
3. Bước quan trọng tiếp theo là tìm hiểu sở trường hay điểm mạnh của chính mình.
Để làm được điều này, bạn nên lập một danh sách những điểm nổi trội của mình, những môn bạn học giỏi nhất, bạn có năng khiếu đặc biệt hay có đam mê với ngành nghề nào không. Nó sẽ có vai trò quan trọng trong việc định hình cho bạn nghề nghiệp thích hợp trong tương lai. Sự kết hợp tốt nhất chính là làm việc mình giỏi và việc xã hội cần!
4. Nguyên tắc sống của bạn là gì?
Đây chính là bước bạn xác định xem ngành gì sẽ thỏa mạn nguyên tắc sống của bạn. Tự lập hay phụ thuộc vào số đông? Cố định hay lang thang mạo hiểm? Yêu cầu mức thu nhập của bạn ra sao, trong từng giai đoạn khác nhau, bạn ưu tiên công việc học được nhiều kinh nghiệm hay có thu nhập cao?... Bạn nên lập ra những nguyên tắc này một cách cụ thể và soi xét với từng ngành nghề.
5. Tìm hiểu ưu, khuyết điểm của từng ngành nghề. Những khả năng, cơ hội mở ra trong mỗi nghành, môi trường làm việc, yêu cầu trình độ hay lương bổng. Tất cả đều cần thiết cho việc lựa chọn của bạn. Sau đó so sánh giữa các ngành nghề xem nghề nào phù hợp với mình nhất, nghề nào bạn có thể lựa chọn để thỏa mãn những nguyên tắc, sở thích và phù hợp khả năng của chính bạn.
9. Tiếp theo hãy vạch một kế hoạch hoàn chỉnh và tham khảo ý kiến của gia đình, bạn bè. Có thể bạn sẽ nhận được những lời khuyên bổ ích cho kế hoạch tương lai của mình. MÌnh nghĩ bạn không nên chỉ chăm chăm chọn một ngành nghề cụ thể mà nên mở rộng ra vài ngành nghề, để nếu plan A có thất bại thì có plan B, C. Điều này sẽ giúp bạn giảm đi cảm giác thất bại và có động lực tiếp tục với ngành/nghề khác.
Cuối cùng đó là sự kiên trì và nỗ lực hằng ngày của bạn, chúc bạn thành công nha!
Hoàng Quốc Bảo
Mình nghĩ bạn đang gặp vấn đề về việc lập kế hoạch nghề nghiệp, mình hiểu khi mới ra trường đứng trước nhiều lựa chọn ai cũng không tránh khỏi việc đi chệch hướng, kế hoạch ban đầu bị đổ bể, quan trọng sau những lần như vậy bạn rút ra được gì từ thất bại. Mình thường lên kế hoạch theo cách này:
1. Ghi lại những khám phá của bạn về bản thân và những nghề nghiệp mà bạn đang phân vân.
2. Xác định xem sở thích thật sự của bạn là gì?
Bạn thích môn gì nhất ở lớp? Điều gì khiến bạn vui vẻ nhất. Đây là những bước cơ bản giúp bạn hiểu rõ sở thích của chính bản thân mình hơn và giúp bạn nhận định mối liên quan giữa những sở thích với nhóm ngành nghề nào đó.
3. Bước quan trọng tiếp theo là tìm hiểu sở trường hay điểm mạnh của chính mình.
Để làm được điều này, bạn nên lập một danh sách những điểm nổi trội của mình, những môn bạn học giỏi nhất, bạn có năng khiếu đặc biệt hay có đam mê với ngành nghề nào không. Nó sẽ có vai trò quan trọng trong việc định hình cho bạn nghề nghiệp thích hợp trong tương lai. Sự kết hợp tốt nhất chính là làm việc mình giỏi và việc xã hội cần!
4. Nguyên tắc sống của bạn là gì?
Đây chính là bước bạn xác định xem ngành gì sẽ thỏa mạn nguyên tắc sống của bạn. Tự lập hay phụ thuộc vào số đông? Cố định hay lang thang mạo hiểm? Yêu cầu mức thu nhập của bạn ra sao, trong từng giai đoạn khác nhau, bạn ưu tiên công việc học được nhiều kinh nghiệm hay có thu nhập cao?... Bạn nên lập ra những nguyên tắc này một cách cụ thể và soi xét với từng ngành nghề.
5. Tìm hiểu ưu, khuyết điểm của từng ngành nghề. Những khả năng, cơ hội mở ra trong mỗi nghành, môi trường làm việc, yêu cầu trình độ hay lương bổng. Tất cả đều cần thiết cho việc lựa chọn của bạn. Sau đó so sánh giữa các ngành nghề xem nghề nào phù hợp với mình nhất, nghề nào bạn có thể lựa chọn để thỏa mãn những nguyên tắc, sở thích và phù hợp khả năng của chính bạn.
9. Tiếp theo hãy vạch một kế hoạch hoàn chỉnh và tham khảo ý kiến của gia đình, bạn bè. Có thể bạn sẽ nhận được những lời khuyên bổ ích cho kế hoạch tương lai của mình. MÌnh nghĩ bạn không nên chỉ chăm chăm chọn một ngành nghề cụ thể mà nên mở rộng ra vài ngành nghề, để nếu plan A có thất bại thì có plan B, C. Điều này sẽ giúp bạn giảm đi cảm giác thất bại và có động lực tiếp tục với ngành/nghề khác.
Cuối cùng đó là sự kiên trì và nỗ lực hằng ngày của bạn, chúc bạn thành công nha!